Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, thu hút sự ủng hộ của các nguồn lực trong cộng đồng để hiện đại hoá cơ sở vật chất – kỹ thuật phục

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học hai buổi ngày ở các trường tiểu học trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 93 - 98)

- Tổ chức cho giáo viên học tập, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về công tác chuyên môn, quy chế chuyên môn, và văn bản hướng dẫn thanh tra,

a) Mục tiêu biện pháp

3.2.8. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, thu hút sự ủng hộ của các nguồn lực trong cộng đồng để hiện đại hoá cơ sở vật chất – kỹ thuật phục

nguồn lực trong cộng đồng để hiện đại hoá cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ hoạt động dạy học trong nhà trường

a) Mục tiêu của biện pháp

- Tận dụng mọi cơ hội và điều kiện thuận lợi trong việc “ toàn xã hội chăm lo cho giáo dục ” nhằm tạo điều kiện cho giáo viên dạy tốt, học sinh học tốt, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

- Xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học nhằm cải tiến công tác dạy và học trong nhà trường nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

b) Nội dung biện pháp

- Huy động mọi nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, nguồn thông tin…) từ ngân sách Nhà nước, các nguồn vốn xã hội hoá, nguồn dự án có vốn vay nhằm tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, môi trường giáo dục… phục vụ hoạt động dạy và học trong nhà trường.

- Khai thác, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

c)Tổ chức thực hiện biện pháp

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về xã hội hóa giáo dục.

- Phát huy nội lực của nhà trường. Xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết, sáng tạo nhiệt tình, cùng nhau giải quyết vấn đề và tìm kiếm cơ hội phát triển nhà trường.

- Tham mưu với chính quyền các cấp và cha mẹ học sinh thực hiện chính sách hỗ trợ nhà trường với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị cho nhà trường ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học hiện nạy và hoạt động dạy học hai buổi/ngày.

- Phối kết hợp với các đoàn thể chính trị ở địa phương làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng và giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Phát huy hiệu quả hoạt động của hội khuyến học các cấp, tăng cường tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các tổ chức, các cá nhân tích cực trong xã hội ủng hộ cho công tác giáo dục của nhà trường.

- Thông qua hội đồng giáo dục địa phương để thực hiện tốt các giải pháp xã hội hoá giáo dục, thúc đẩy công cuộc đổi mới của nhà trường.

3.3. Mối quan hê ̣ của các biê ̣n pháp

Các biện pháp trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất, mỗi biện pháp có những thế mạnh và vị trí cần thiết trong quá trình quản lý hoạt động dạy học, biện pháp này thúc đẩy biện pháp kia và ngược lại. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy của các hiệu trưởng trường tiểu học Quận I,TP.Hồ Chí Minh.

Biện pháp 1: Đây là một công tác quan trọng hàng đầu, nó là kim chỉ nam cho mọi hành động, nhận thức đúng thì hành động mới có thể đúng. Đây là biện pháp cơ bản.

Biện pháp 2: Nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của giáo viên trong việc thực hiện chương trình giáo dục. Giúp giáo viên lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh của mình, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức. Đây là biện pháp chủ đạo.

Biện pháp 3: Biện pháp này là xu thế tất yếu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay, muốn đổi mới nội dung chương trình giáo dục tiểu học cần phải có sự đổi mới về phương pháp dạy học và năng lực chuyên môn cũng như trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên. Đây là biện pháp then chốt.

Biện pháp 4: Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, yếu tố con người là vô cùng quan trọng. Vì vậy việc giáo dục cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ cần được quan tâm đúng mức. Vai trò của Đội thiếu niên trong nhà trường và cha mẹ học sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc kết hợp giáo dục học sinh. Đây là biện pháp tổng lực.

Biện pháp 5: Biện pháp này là một khâu trong chu trình quản lý của người Hiệu trưởng, là một trong những điều kiện đảm bảo để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Đây là biện pháp kích thích.

Biện pháp 6: Biện pháp này có tác dụng nâng cao hiê ̣u quả đào ta ̣o, giúp HS có thể tự ho ̣c ở nhà qua ma ̣ng Internet, ta ̣o mối liên kết giữa nhà trường, ho ̣c sinh và phu ̣ huynh ho ̣c sinh. Đây là biê ̣n pháp hỗ trợ.

Biện pháp 7: Biện pháp này có tác dụng nâng cao thể chất, sức khỏe để ho ̣c sinh ho ̣c hai buổi/ngày đa ̣t hiê ̣u quả cao, đồng thời giúp phu ̣ huynh yên tâm công tác. Đây là biện pháp hỗ trợ.

Biện pháp 8: Biện pháp này có tác dụng tạo điều kiện về vật chất nhằm tác động và hỗ trợ cho các hoạt động của nhà trường, đáp ứng yêu cầu tổ chức tốt các hoạt động dạy học hai buổi/ngày. Đây là biện pháp điều kiện.

Tóm lại: Các biện pháp được đề xuất trong chương 3 có quan hệ biện

chứng với nhau. Biện pháp này là tiền đề là điều kiện, là động lực để thực hiện tốt biện pháp kia và ngược lại. Do đó để quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày đạt hiệu quả mong muốn, thì bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các nội dung quản lý, Hiệu trưởng các trường tiểu học Quận I, TP.Hồ Chí Minh cần thực hiện đầy đủ, hài hoà, đồng bộ tất cả các biện pháp trên. Tuy nhiên, trong từng thời điểm, tuỳ điều kiện thực tế của nhà trường về cơ sở vật chất, trình độ đội ngũ… mà mỗi biện pháp giữ vai trò khác nhau. Vì vậy, người cán bộ quản lý giáo dục có thể tham khảo và tìm ra những biện pháp phù hợp cho công tác quản lý của mình.

3.4. Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các biê ̣n pháp

Để đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của 50 CBQL và 300 GV đối với 8 biện pháp được đề xuất ở phần trên, kết quả thu được (bảng 3.1).

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát ý kiến của CBQL và GV về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

TT Tên biê ̣n pháp

Tính cấp thiết (tỷ lê ̣ %)

Tính khả thi (tỷ lê ̣ %) Rất

cần thiết

Cần

thiết Khôngcần thiết

Khả thi Không khả thi

1

Nâng cao nhận thức chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho GV.

81,8% 18,2% 0% 100% 0%

2

Phát huy tính chủ động cho GV trong việc thực hiện chương trình giáo dục, khuyến khích sự sáng tạo của GV và HS trong hoạt động dạy và học.

72,7% 27,3% 0% 100% 0%

3

Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tạo điều kiện để GV học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn và nắm bắt các thành tựu sư phạm hiện đại.

68,2% 31,8% 0% 100% 0%

4

Tích cực quan tâm đến việc rèn luyện đạo đức và cải tiến phương pháp học tập cho học sinh, phát huy vai trò của đội TNTP và sự phối kết hợp giáo dục của phụ huynh học sinh.

72,7% 27,3% 0% 95,5% 4,5%

5

Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra chuyên môn của giáo viên chú trọng bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.

59,1% 40,9% 0% 100% 0%

6

Ứng du ̣ng công nghê ̣ thông tin vào quản lý giáo du ̣c, vào hoa ̣t đô ̣ng giảng da ̣y và ho ̣c tâ ̣p nhằm nâng cao chất lươ ̣ng ho ̣c hai buổi/ngày đa ̣t hiê ̣u quả cao hơn. Ngoài ra công nghê ̣ thông tin còn là cầu nối giữa nhà trường, ho ̣c sinh và phu ̣ huynh

TT Tên biê ̣n pháp

Tính cấp thiết (tỷ lê ̣ %)

Tính khả thi (tỷ lê ̣ %) Rất

cần thiết

Cần

thiết Khôngcần thiết

Khả thi Không khả thi

7

Tổ chức tốt bếp ăn bán trú đảm bảo chất lượng và an toàn vê ̣ sinh thực phẩm, giúp ho ̣c sinh có sức khỏe tốt góp phần nâng cao chất lươ ̣ng ho ̣c hai buổi/ngày

80% 20% 0% 100% 0%

8

Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, thu hút sự ủng hộ của các nguồn lực trong cộng đồng để hiện đại hóa cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ hoạt động dạy học trong nhà trường.

54,5% 45,5% 0% 95,5% 4,5%

Hầu hết các ý kiến đều cho rằng các biện pháp trên đều mang tính cấp thiết (100% ý kiến đánh giá “rất cần thiết” và “cần thiết”).

Đa số ý kiến cho rằng: Một số các biện pháp đề ra trong đề tài là có tính khả thi. Trong quá trình thực hiện các biện pháp này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các nhà trường và sự phối hợp của các cấp lãnh đạo. Qua phân tích trên, ta thấy một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng được đề xuất trong đề tài là rất cần thiết và phù hợp với việc quản lý của hiệu trưởng các trường Tiểu học Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học hai buổi ngày ở các trường tiểu học trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w