Phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực của Hiệu trưởng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học hai buổi ngày ở các trường tiểu học trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 41)

- Hoạt động dạy học của thầy

a)Phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực của Hiệu trưởng

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về chất lượng và hiệu quả mọi hoạt động của trường mình. Do đó, người Hiệu trưởng cần có nhận thức đúng đắn, có trình độ tổ chức và năng lực để triển khai ứng dụng những lý luận dạy học mới trong thực tiễn trường mình, có thể hướng dẫn người dưới quyền thực hiện. Uy tín của Hiệu trưởng trong tập thể sư phạm có tác dụng như chất xúc tác, thúc đẩy sự phát triển của nhà trường.

Từ năm học 2009-2010, Hiệu trưởng các trường ở tất cả các cấp học phổ thông sẽ được đánh giá, xếp loại theo 23 tiêu chí. Đó là nội dung qui định trong Dự thảo Chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông vừa được Bộ GD&ĐT ban hành theo Thông tư 29/2009/HT- BGD-ĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Bộ GD&ĐT cho biết quy định chuẩn hiệu trưởng được ban hành với mục đích để Hiệu trưởng tự đánh giá, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện và nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường. Bộ chuẩn này còn làm căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục đánh giá, xếp loại hiệu trưởng phục vụ công tác sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và đề xuất, thực hiện chế độ, chính sách đối với hiệu trưởng.

Ba tiêu chí được đă ̣t lên hàng đầu trong 23 tiêu chí đánh giá Chuẩn hiệu trưởng, là tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, tiếp đó là tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và tiêu chuẩn thứ ba là năng lực quản lý nhà trường.

Trong đó, Bộ GD&ĐT đặt ra yêu cầu Hiệu trưởng phải là người có khả năng tổ chức, thực hiện hiệu quả phương pháp dạy học và giáo dục tích cực, sử dụng được một ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc đối với Hiệu trưởng công tác

tại trường dân tộc nội trú, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số và sử dụng được công nghệ thông tin trong công việc…

Hiệu trưởng cũng được đòi hỏi phải là người “quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới, có khả năng ra quyết định đúng đắn, kịp thời và dám chịu trách nhiệm về các quyết định nhằm đảm bảo cơ hội học tập cho mọi học sinh, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường ”.

Tham gia đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng gồm: Hiệu trưởng (tự đánh giá), các Phó hiê ̣u trưởng, cấp ủy Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn và Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường; cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng. Bộ GD&ĐT qui định việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng được thực hiện hằng năm vào cuối năm học. Đối với Hiệu trưởng trường công lập, ngoài việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn còn phải thực hiện đánh giá, xếp loại công chức theo quy định hiện hành.

Bảng 1.1: Bộ tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá Hiệu trưởng

Tiêu chuẩn Nô ̣i dung tiêu chuẩn Tiêu chí

Tiêu chuẩn 1 Phẩm chất chính tri ̣ và đa ̣o đức nghề nghiê ̣p 1. Phẩm chất chính trị 2. Đạo đức nghề nghiệp 3. Lối sống 4. Tác phong 5. Giao tiếp, ứng xử

Tiêu chuẩn 2 Năng lực chuyên môn, nghiê ̣pvu ̣ sư pha ̣m

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học hai buổi ngày ở các trường tiểu học trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 41)