Quan tâm đến việc rèn luyên đạo đức và cải tiến phương pháp học tập cho học sinh, phát huy vai trò của Đội thiếu niên Tiền phong và sự

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học hai buổi ngày ở các trường tiểu học trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 88)

- Tổ chức cho giáo viên tham quan thực tế, tham dự các bài giảng của các giáo viên khác ở các trường trong và ngoài quận, trong thành phố giúp giáo

3.2.4. Quan tâm đến việc rèn luyên đạo đức và cải tiến phương pháp học tập cho học sinh, phát huy vai trò của Đội thiếu niên Tiền phong và sự

tập cho học sinh, phát huy vai trò của Đội thiếu niên Tiền phong và sự kết hợp giáo dục của phụ huynh học sinh

a) Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Xây dựng nề nếp học tập, nhất là tự học cho học sinh nhằm giúp cho hoạt động học tập của học sinh có nền nếp. Đảm bảo mục tiêu phát triển toàn diện đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ… cho học sinh. Phát huy vai trò của Đội thiếu niên Tiền Phong trong nhà trường, phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc quản lý giờ học của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

b) Nội dung biện pháp

- Xây dựng và quản lý nề nếp học tập cho học sinh. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp cho học sinh lớp mình học tập các quy định, nhiệm vụ học sinh tiểu học, nội quy nhà trường đề ra trong giờ sinh hoạt lớp đầu năm. Qua đó, học sinh hiểu và thấy rõ được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nề nếp học tập nhằm đạt kết quả học tập cao hơn.

- Giáo viên chủ nhiệm xây dựng và quản lý lớp mình thành một tập thể đoàn kết để thực hiện nội dung giáo dục toàn diện đối với học sinh; phối hợp

với phụ huynh học sinh trong việc tạo điều kiện cho học sinh tự học ở nhà, phụ huynh kiểm tra giờ giấc học tập, thông báo với giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập ở nhà của học sinh

- Xây dựng môi trường thân thiện trong nhà trường, tạo ra môi trường giáo dục tốt để học sinh có điều kiện nâng cao chất lượng học tập và hoàn thiện nhân cách của mình.

- Chỉ đạo cải tiến việc học tập trên lớp của học sinh, xây dựng cho học sinh phương pháp học tập tích cực, phát huy tính chủ động, biết tương tác trong quá trình học tập. Hướng dẫn học sinh biết tự học ở nhà, khuyến khích khả năng tự tìm tòi sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.

- Phối hợp với phụ huynh trong việc quản lý hoạt động học tập của học sinh, thống nhất các nội dung nhằm tạo điều kiện về thời gian và vật chất cho học sinh.

- Phụ huynh kiểm tra thời gian học, lịch học đã được ghi trong thời gian biểu, tạo góc học tập cho học sinh ở nhà; trang bị sách giáo khoa, sách tham khảo, đồ dùng học tập đầy đủ; thường xuyên trao đổi, thông tin với giáo viên về tình hình học tập của con em mình.

- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, yêu cầu có sự phối hợp chặt chẽ của mọi tổ chức trong nhà trường: ban giám hiệu, giáo viên, học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, xem hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hình thức tổ chức dạy học có tính tự nguyện, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động theo hứng thú, sở thích của mình. Từ đó bồi dưỡng năng lực riêng cho từng học sinh, giúp học sinh mở rộng tri thức về một số lĩnh vực nhất định, gắn lý luận với thực tiễn để học sinh có thể vận dụng trong đời sống hàng ngày.

c) Tổ chức thực hiện biện pháp

- Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân ái giữa giáo viên và học sinh, yêu thương và tôn trọng học sinh.

- Thực hiện dân chủ hoá trong nhà trường, phát huy vai trò tích cực của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học, giáo dục quyền trẻ em cho học sinh, lắng nghe ý kiến của học sinh và phụ huynh học sinh, xây dựng hòm thư

Điều em muốn nói” để hiểu được tâm tư nguyện vọng của các em. Dạy cho

học sinh biết ứng sử văn hoá, biết thông cảm quan tâm và tôn trọng lẫn nhau. - Tăng cường giáo dục ý thức “tự quản” cho học sinh. Tạo điều kiện cho học sinh được tham gia và hợp tác tích cực thông qua tổ nhóm học tập. Khuyến khích sự sáng tạo và năng lực của học sinh, giúp học sinh phát triển toàn diện.

- Tạo sân chơi vui vẻ cho học sinh, quan tâm đến việc vui chơi giải trí cho học sinh, giúp các em có được tâm lý thoải mái trong quá trình học tập, yêu thích giờ học.

- Động viên khen thưởng gương người tốt việc tốt thông qua các hoạt động theo chủ điểm trong nhà trường.

- Tập huấn cho giáo viên biết thiết kế bài dạy theo hướng tích cực, đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, dẫn dắt học sinh tham gia giải quyết vấn đề tạo hứng thú cho học sinh. Tổ chức tốt các hoạt động trên lớp giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản của bài học, những kỹ năng cần thiết, trên cơ sở đó các em có thể vận dụng vào thực tế, rèn kỹ năng sống tuỳ theo yêu cầu của từng bài giảng, từng môn học.

- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thường xuyên và định kỳ để kịp thời động viên khuyến khích và giúp đỡ các em, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả, thực chất.

- Hướng dẫn học sinh phương pháp học tập ở nhà, xây dựng mạng lưới thông tin kịp thời với phụ huynh học sinh, đảm bảo sự trao đổi thường xuyên với cha mẹ học sinh để kết hợp giáo dục học sinh có hiệu quả.

- Phối hợp tốt với các đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức cho học sinh theo chủ đề, chủ điểm. Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh để kịp thời giúp đỡ động viên các em.

- Tổ chức tốt việc dạy học cá thể nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu sở trường đặc biệt, tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển tài năng. Quan tâm đến đối tượng học sinh yếu, phân công giáo viên phụ đạo để củng cố kiến thức giúp học sinh tiếp thu được nội dung kiến thức cần đạt được.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp trên cơ sở chủ đề năm học và chủ điểm tháng học phù hợp với kế hoạch hoạt động chung của nhà trường.

- Chỉ đạo, tuyên truyền để các thành viên trong nhà trường nhận thức sâu sắc và đúng đắn về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, phát động thi đua trong giáo viên và học sinh.

- Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh, nhằm tranh thủ sự hỗ trợ để tổ chức các hoạt động; tập huấn tổng phụ trách Đội về kỹ năng tổ chức phong trào, tăng cường nhiều hình thức sinh hoạt như tham quan dã ngoại, hội chợ từ thiện, giúp bạn nghèo vui tết, hội trăng rằm, tổ chức các cuộc thi, ngày hội truyền thống trường… phát huy tinh thần tập thể và ý thức cộng đồng cho các em.

- Tổ chức tốt đại hội Ban đại diện cha mẹ học sinh đầu năm, hội nghị ở cuối mỗi học kỳ và cuối năm, triển khai đến phụ huynh nội dung giáo dục của nhà trương, đồng thời giúp phụ huynh nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc kết hợp giáo dục học sinh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học hai buổi ngày ở các trường tiểu học trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w