Tổ chức thực hiện biện pháp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học hai buổi ngày ở các trường tiểu học trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 80)

- Đổi mới các hình thức học tập quán triệt các chủ trương của Đảng về

c) Tổ chức thực hiện biện pháp

- Đầu năm học nhà trường tổ chức các lớp tập huấn, học tập chính trị, chính sách của Đảng, Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo, về giáo dục tiểu học, về đổi mới sự nghiệp giáo dục... cho đội ngũ cán bộ-giáo viên một cách phong phú, sinh đô ̣ng, có chất lượng.

Sau các đợt tập huấn, giáo viên phải viết bài thu hoạch, nêu được nhận thức của mình về những nội dung đã được phổ biến, ứng dụng vào công tác giảng dạy. Dựa vào các bài thu hoạch, CBQL phân loại trình độ năng lực của đội ngũ GV để đặt ra những yêu cầu, mục tiêu phấn đấu phù hợp với từng đối tượng trong từng giai đoạn nhất định, giúp GV vượt qua khó khăn cũng như kích thích sự sáng tạo đổi mới tư duy.

- Trang bị sách, tài liệu cung cấp kiến thức về khoa học giáo dục, tâm lý học đối với học sinh tiểu học, tài liệu về đổi mới giáo dục, tạo điều kiện về phương tiện thời gian để giáo viên cập nhật thông tin.

- Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với hiện đại hoá phương tiện dạy học, hướng dẫn, tập huấn giáo viên sử dụng thành thạo đồ dùng dạy học. Khuyến khích giáo viên và học sinh tự làm đồ dùng dạy học và đồ dùng học tập.

- Quan tâm công tác dự báo và quy hoạch nguồn bổ sung lực lươ ̣ng cho đội ngũ GV, kịp thời thông báo những chương trình bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ để giáo viên lựa chọn đăng ký đi học. Tạo điều kiện cho giáo viên đi học phù hợp với nguyện vọng, đồng thời đảm bảo yêu cầu phát triển của nhà trường.

- Tổ chức các hội thi giáo viên giỏi với các thành viên trong ban giám khảo gồm: chuyên gia về giáo du ̣c, ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên giỏi để nhận xét về nội dung bài giảng, phương thức giảng bài từ nhiều góc độ khác nhau, với mục đích giúp giáo viên nhận thấy những phần

tốt và hạn chế trong bài giảng của mình rút kinh nghiệm để làm tốt hơn, khuyến khích giáo viên phát huy năng lực bản thân.

- Quán triệt Chuẩn nghề nghiệp đối với GV tiểu học, xác định hướng phấn đấu nâng cao trình độ nghiệp vụ, động viên các giáo viên giỏi học nâng chuẩn để làm động lực phấn đấu cho tập thể.

- Mời các cán bộ tuyên giáo cấp Quận, Thành phố... đến để triển khai các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước, truyền đạt nội dung học tập chính trị, báo cáo thời sự, nhằm nâng cao nhận thức chính trị và xã hội về mọi mặt cho giáo viên.

- Đưa nội dung thi đua vào các hoa ̣t đô ̣ng của trường, từng tổ khối, phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Kỷ cương – tình thương – trách nhiệm”. Khen thưởng kịp thời những gương điển hình, đạt thành tích cao trong các đợt thi đua tạo uy tín cho nhà trường và niềm tự hào cho mỗi giáo viên. Việc khen thưởng cần thực hiện kịp thời và có tác dụng giáo dục trong tập thể sư phạm.

3.2.2. Phát huy tính chủ động của giáo viên trong việc thực hiện chươngtrình giáo dục, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và học sinh trong trình giáo dục, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và học sinh trong hoạt động dạy và học

a) Mục tiêu của biện pháp

Chất lươ ̣ng, số lươ ̣ng và sự đa da ̣ng về các loa ̣i hình đào ta ̣o của đô ̣i ngũ giáo viên là yếu tố rất quan tro ̣ng để tổ chức mô hình da ̣y ho ̣c hai buổi/ngày.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quy định về phân phối chương trình đối với từng môn học và chuẩn kiến thức kỹ năng các khối lớp để đảm bảo mục tiêu giáo dục. Nhưng trong thực tế, do điều kiện cơ sở vật chất ở mỗi vùng miền khác nhau, trình độ học sinh cũng không đồng đều nên đôi khi giáo viên còn gă ̣p nhiều khó khăn khi thực hiện chương trình. Từ đó giáo viên dễ nản chí, không tích cực trong hoa ̣t đô ̣ng giảng da ̣y.

Vì vậy cần có những chế đô ̣ đãi ngô ̣ giúp giáo viên phân chấn, tăng cường tính chủ động và trách nhiệm thực hiện chương trình. Điều này sẽ tạo điều kiện cho giáo viên:

- Chủ động soạn bài giảng phù hợp với trình độ học sinh tại địa phương; - Mạnh dạn phát huy sáng kiến, vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức linh hoạt;

- Kích thích tư duy sáng ta ̣o của HS, giúp học sinh tích cực tham gia các chương trình do nhà trường tổ chức;

- Giúp cấp trên thẩm định kết quả thực hiện nội dung giáo dục, nhằm điều chỉnh nội dung chương trình phù hợp, góp phần hoàn thiện kế hoạch giáo dục và cách đánh giá kết quả học tập của học sinh, tạo động lực cho người dạy.

b)Nội dung biện pháp

- Quán triệt ý nghĩa, mục tiêu của việc tăng cường sự chủ động và trách nhiệm thực hiện nội dung chương trình cho giáo viên đối với hội đồng giáo dục nhà trường và cha mẹ học sinh.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chuyên môn, thảo luận tìm các biện pháp phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật và tình hình đặc điểm của học sinh trong nhà trường.

- Yêu cầu giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học cho từng môn học, từng tuần học và cả năm học (công văn 896/BGD&ĐT ngày 13/2/2006 về Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cho học sinh tiểu học) sao cho phù hợp với đối tượng học sinh trong mỗi lớp.

- Dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy của giáo viên, điều chỉnh nội dung dạy học đảm bảo mục tiêu kiến thức và tăng cường rèn luyện kỹ năng thực hành, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Trao đổi với giáo viên về việc lựa chọn phương pháp và tổ chức các hoạt động giúp học sinh tích cực học tập, cải tiến cách đánh giá giáo viên, tránh tâm lý đối phó khi có người dự giờ.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, so sánh đối chiếu những kết quả đạt được, kiến nghị, bổ sung, điều chỉnh nội dung giảng dạy cho phù hợp với thực tế.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học hai buổi ngày ở các trường tiểu học trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w