Nguyên nhân chủ quan:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học hai buổi ngày ở các trường tiểu học trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 72 - 75)

- 100 Phụ huynh học sinh.

b) Nguyên nhân chủ quan:

Nhận thức của GV và HS chưa được nâng cao; Đội ngũ GV không ổn định, trình đô ̣ chuyên môn chưa cao; Trình độ học sinh không đồng đều trong cùng một lớp; HS thường chỉ thích các hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, vẽ tranh, ca hát… ở buổi ho ̣c thứ hai. Trong khi GV soạn giáo án cho các môn ho ̣c buổi thứ hai chủ yếu ôn luyện kiến thức của tiết chính khóa, không có thời gian tập trung đầu tư cho giáo án buổi thứ hai; BGH không nắm bắt được tình hình cụ thể từng lớp để đánh giá chính xác hoạt động của buổi thứ hai.

2.5. Kết luận chương 2:

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền

giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 cả nước có 99% HS tiểu học được học tập hai buổi/ngày ở trường”.

Trên cơ sở này, TP.Hồ Chí Minh cũng xem việc học hai buổi/ngày là chủ trương lớn, đặt mục tiêu đến 2025 có 100% HS tiểu học và 50% HS THCS được học hai buổi/ngày. Do có những khó khăn nhất định, tỷ lệ da ̣y hai buổi/ngày chưa đạt được như mục tiêu đề ra. Song, mô ̣t số trường tổ chức tốt dạy hai buổi/ngày đã mang lại hiệu quả rõ rê ̣t: HS được giáo dục toàn diện, nhà trường có thêm thời gian để củng cố kiến thức cho HS yếu kém và bồi dưỡng cho HS khá giỏi. Tuy nhiên, vẫn còn mô ̣t số trường thực hiê ̣n chưa thâ ̣t tốt HĐDH hai buổi/ngày. Ban giám hiệu các trường còn lúng túng trong cách sắp xếp, tìm mô hình, hình thức và môn để giảng dạy ở buổi thứ hai. Cơ sở vật chất khó khăn cũng dẫn đến tình trạng học hai buổi/ngày chưa đạt hiệu quả. Nếu nhà trường tổ chức không khoa học thì mô hình này vừa không đạt mục đích đề ra, vừa tạo tâm lý không thuận lợi khiến phụ huynh thấy nặng nề và lo lắng. Các trường cần có nhận thức đúng về mục đích của tổ chức dạy và học hai buổi/ngày; tuyên truyền để phụ huynh hiểu để ủng hộ chủ trương này.

Chương 3.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HAI BUỔI/NGÀY Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở QUẬN I, TP.HCM HAI BUỔI/NGÀY Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở QUẬN I, TP.HCM

3.1. Nguyên tắc đề xuất biê ̣n pháp

3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp

Yêu cầu các biện pháp phải đồng bộ và thống nhất từ lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện dưới quyền điều hành của Hiệu trưởng nhà trường; trong đó tập trung vào việc lập kế hoạch, chỉ đạo hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động dạy trong nhà trường. Các hoạt động này nhằm tạo ra kỷ cương, nền nếp; phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp còn đảm bảo vận dụng đồng thời, đồng loạt các biện pháp với nhau. Có đảm bảo tính đồng bộ mới có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp, sức mạnh tương tác mà từng biện pháp riêng lẻ không thể có được.

Đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học... là những yếu tố đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp. Hiệu trưởng nhà trường chỉ huy việc thực hiện đồng loạt các biện pháp cùng một lúc, là người quan sát, giám sát xem các biện pháp có được thực hiện tốt không, như thế mới phát huy hết thế mạnh của từng biện pháp trong việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường Tiểu học.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp

Đường lối, phương châm giáo dục của Đảng và Nhà nước được thể hiện và cụ thể hoá trong từng biện pháp. Các biện pháp phải tuân thủ các

chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương của Ngành và định hướng phát triển của địa phương.

Tuỳ hoàn cảnh thực tế tại trường, Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện các biện pháp phù hợp, đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp.

Các biện pháp đề xuất nhằm phát huy được những điểm mạnh, khắc phục hoặc hạn chế các điểm yếu, tận dụng được các cơ hội để vượt qua được các thách thức, yêu cầu của xã hội về giáo dục và thực tiễn giáo dục; đồng thời kích thích nội lực của tập thể nhà trường nâng cao chất lượng dạy học, một trong những yếu tố cấp bách cần được tập trung giải quyết trong điều kiện phát triển giáo dục Tiểu học hiện nay.

3.1.3. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp

Để các biện pháp đề ra đa ̣t đươ ̣c tính khả thi, đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của người Hiệu trưởng trường Tiểu học một cách thuận lợi, có khả năng trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng của người Hiệu trưởng (xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra...), đồng thời phải xuất phát từ điều kiện thực tế của địa phương.

Mă ̣t khác, các biện pháp này phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình với các bước tiến hành cụ thể, chính xác để có thể tiến hành, thực thi được.

3.2. Mô ̣t số biê ̣n pháp quản lý hoa ̣t đô ̣ng da ̣y ho ̣c hai buổi/ngày

3.2.1. Nâng cao nhận thức chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độchuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học hai buổi ngày ở các trường tiểu học trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w