Quản lý việc việc thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học hai buổi ngày ở các trường tiểu học trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 32)

- Hoạt động dạy học của thầy

b) Quản lý việc việc thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy học

soa ̣n giáo trình và da ̣y ho ̣c. Đồng thời khuyến khích giáo viên làm, sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học và các thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

5) Chỉ đạo quản lý và sử dụng cơ sở vật chất – thiết bi ̣ dạy học: đây là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học. Cần phải bổ sung, mua sắm các thiết bị dạy học, các vâ ̣t du ̣ng phu ̣c vu ̣ hoa ̣t đô ̣ng bán trú đảm bảo sức khỏe cho HS ho ̣c hai buổi/ngày.

6) Tổ chức kiểm tra đánh giá HĐDH hai buổi/ngày: việc kiểm tra, đánh giá phải thực hiện theo kế hoạch của nhà trường. Kiểm tra, đánh giá theo quy định của Ngành Giáo dục – Đào ta ̣o và của trường về các mặt hoạt động, đảm bảo tính khách quan, chính xác.

1.3.4. Nội dung quản lý hoa ̣t đô ̣ng da ̣y ho ̣c hai buổi/ngày

a)Quản lý việc việc thực hiện công tác giáo dục chính tri ̣ - tư tưởng

Viê ̣c nâng cao nhâ ̣n thức về chính tri ̣ - tư tưởng cho GV là rất quan tro ̣ng. Giúp GV nhận thức đúng và tốt về mục tiêu, vai trò, hiê ̣u quả và tầm quan trọng của các hoạt động dạy học hai buổi/ngày, giúp HS phát triển toàn diện nhân cách, kỹ năng, kỹ xảo. Tăng cường tính pháp chế trong công tác quản lý là điều cần thiết, đưa các hoạt động dạy học ở buổi thứ hai đi vào khuôn khổ và có tính pháp lý.

b) Quản lý việc việc thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạyhọc học

Chương trình dạy học là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ GD&ĐT ban hành, là căn cứ pháp lý để ngành giáo dục chỉ đạo, giám sát và hướng dẫn thực hiện. Trong đó quy định về mục tiêu dạy học của từng môn học theo

khối lớp. Điều 28 Luật giáo dục năm 2005 của nước ta nêu rõ yêu cầu nội dung chương trình tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên xã hội và con người, có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật. Chương trình dạy học là cơ sở để thực hiện quản lý giáo dục ở phạm vi lãnh thổ, đặc biệt trong các trường học; đồng thời cũng là cơ sở để giáo viên thiết kế kế hoạch dạy học của bản than [24]. Hiệu trưởng chỉ đạo, tổ chức giáo viên thực hiện đúng và đủ các yêu cầu, nội dung tiến độ của chương trình dạy ho ̣c theo quy định của Bộ GD&ĐT. Hiệu trưởng muốn quản lý tốt phải nghiên cứu kỹ mục tiêu chương trình dạy học, kế hoạch dạy học, phương pháp dạy học của từng môn học, từng khối lớp và cả cấp học. Đây là cơ sở để Hiệu trưởng lập kế hoạch trang bị phương tiện dạy học cho nhà trường trong năm học. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng kiểm tra giáo viên thực hiện chương trình dạy học qua việc kiểm tra sổ báo giảng, sổ ghi điểm của các lớp, thông qua việc dự giờ giáo viên lên lớp. Hiệu trưởng sử dụng thời khoá biểu để điều khiển, kiểm soát việc thực hiện chương trình của giáo viên. Ngoài ra, Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức ho ̣p định kỳ để rút kinh nghiệm, đánh giá tiến độ, tình hình thực hiện chương trình, thảo luận những vấn đề khó khăn của chương trình để nhanh chóng tháo gỡ và tổ chức tiến hành phân tích tình hình thực hiện chương trình để rút kinh nghiệm và đánh giá chung trong toàn trường.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học hai buổi ngày ở các trường tiểu học trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w