- Hoạt động dạy học của thầy
a) Quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục Tiểu học trong thời kỳ đổi mớ
đổi mới
Trong chiến lược phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta xác đi ̣nh vị trí, vai trò của giáo dục Tiểu học:“Giáo dục – Đào tạo là quốc sách hàng đầu, bậc Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân”. Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân thuộc nền văn minh nhà trường của mỗi quốc gia. Đây là bậc học dành cho 100% trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi (một bộ phận nhỏ có thể đến 14 tuổi). Sự hình thành và phát triển của bậc Tiểu học là tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ em tiếp tục học lên bậc học trên, là tiền đề để phát triển các bậc kế tiếp.
Do vậy, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “ Đầu tư cho Giáo dục tiểu học là đầu tư cho phát triển, đầu tư cho tương lai”. “Giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước”; yêu cầu đặt ra là phải xây dựng một bậc học nề nếp, khoa học, đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục và đáp ứng được giai đoạn phát triển của đất nước; chuẩn bị ban đầu cho việc đào tạo nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, đưa giáo dục Việt Nam hội nhập với các nước bạn trong khu vực và trên thế giới.
Giáo dục Tiểu học là yêu cầu giáo dục bắt buộc đối với toàn dân trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Từ bậc giáo dục nền tảng sẽ tiến tới nền dân trí cao hơn (Phổ cập trung học cơ sở), tạo điều kiện thực hiện mục tiêu: “Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài ”.
Sự phát triển giáo dục tiểu học ở từng địa phương, từng vùng phải xuất phát từ đặc điểm kinh tế, xã hội của từng địa phương mới xây dựng được các mục tiêu – giải pháp phù hợp với các điều kiện đảm bảo và các yêu cầu của địa phương.
Những tiến bộ khoa học – công nghệ thông tin đựơc đưa vào nhà trường nhằm chuyển quá trình dạy – học thành quá trình điều khiển và kiểm soát để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng dành cho 100% trẻ em, những người chủ tương lai của đất nước. Để thực hiện được sứ mệnh tạo lập những cơ sở ban đầu cho thế hệ công dân mới của thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì bậc tiểu học phải thật sự là bậc học có chất lượng toàn diện, bậc học bền vững và phát triển lành mạnh đúng đắn.
Xây dựng nền tiểu học chuẩn mực là một trong những quan điểm phát triển giáo dục. Tính chuẩn mực của bậc học được thể hiện ở tất cả các lĩnh vực, các hoạt động giáo dục, các mặt của đời sống nhà trường như: Tiêu
chuẩn về giáo viên, trường lớp, trang thiết bị, chương trình, sách giáo khoa, tài liệu và tiêu chuẩn về chất lượng giáo dục.