6. Kết cấu của đề tài
2.3 Phân tích các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Donatours
2.3.1Phân tích môi trường bên ngoài
2.3.1.1 Môi trường vĩ mô
Các yếu tố về chính trị,pháp luật
Việt Nam hiện nay với điều kiện chính trị ổn định, ngoại giao mở rộng, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với phát triển du lịch cùng với thành tựu phát triển du lịch giai đoạn vừa qua tạo đà quan trọng cho du lịch phát triển lên tầm cao mới. Các Nghị quyết của Đảng qua các kỳ Đại hội đã xác định du lịch là ngành kinh tế dịch vụ quan trọng cần thúc đẩy phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn. Luật
31
Du lịch 2005 đã đi vào cuộc sống; chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001- 2010, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch 1995-2010, Chương trình hành động quốc gia về du lịch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia, chương trình hỗ trợ phát triển hạ tầng du lịch và các đề án phát triển du lịch đã mang lại kết quả tăng trưởng đáng khích lệ. Năm 2010, Việt Nam đón trên 5 triệu lượt khách quốc tế, 28 triệu lượt khách nội địa, thu nhập du lịch đạt trên 96 ngàn tỷ đồng và tạo ra trên 1,4 triệu việc làm trong đó có 480 ngàn lao động trực tiếp, đóng góp 5,8% GDP. Đầu tư du lịch được đẩy mạnh, kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch được cải thiện, nâng cấp từng bước hiện đại; sản phẩm du lịch mở rộng loại hình và chất lượng được nâng dần; xúc tiến quảng bá du lịch được quan tâm; quản lý nhà nước về du lịch được đổi mới; nhận thức du lịch ngày càng cải thiện.
Tuy nhiên, kết quả tăng trưởng trên chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của đất nước. Khung pháp lý, chính sách phát triển du lịch và nhận thức du lịch thiếu đồng bộ; nhân lực du lịch thiếu tính chuyên nghiệp và chưa đáp ứng cả về cơ cấu và chất lượng; đầu tư vào kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch và phát triển sản phẩm còn manh mún; nghiên cứu thị trường chưa thực sự đi trước một bước; xúc tiến quảng bá du lịch chưa chủ động đúng mục tiêu; quản lý còn lỏng lẻo; quy hoạch, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch còn nhiều bất cập. Những hạn chế, yếu kém đó dẫn tới sản phẩm, dịch vụ du lịch còn đơn điệu, trùng lắp và chất lượng chưa chuẩn hóa, chưa thực sự hấp dẫn, thị phần khách cao cấp còn khiêm tốn; chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh thấp, chưa có thương hiệu du lịch nổi bật và sức cạnh tranh yếu.
Tại địa bàn Tỉnh đồng Nai, sở ban ngành luôn tổ chức các cuộc hội thảo về du lịch, quảng bá các địa điểm du lịch, có những chỉ đạo kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào ngành du lịch tỉnh. Điều đáng ghi nhận nhất là sự ra đời của Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh Đồng Nai vào cuối năm 2009, cho thấy du lịch cũng đã nhận được sự quan tâm sâu sắc từ cấp tỉnh.
Nhận xét, nhờ thuận lợi về chính trị ổn định, sự quan tâm của nhà nước cũng như địa phương Đồng Nai nên Donatours đã đầu tư xây dựng phát triển khu du lịch
32
sinh thái Đảo Ó Đồng Trường từ năm 2009; về khó khăn như cơ sở vật chất chưa tốt, chính sách phát triển du lịch và nhận thức du lịch thiếu đồng bộ quy hoạch, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch còn nhiều bất cập, đang là những trở ngại không nhỏ đối với phát triển du lịch chất lượng cao, vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ, yếu tố thiếu bền vững.
Cơ hội: Hệ thống chính trị và pháp luật của Việt Nam ngày càng ổn định và thông thoáng tạo ra sự thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh và khách sạn du lịch khi đi du lịch. Việt Nam được coi là một điểm đến an toàn thân thiện cho du khách quốc tế.
Thách thức: Tình hình bất ổn về chính trị và kinh tế trên thế giới như thiên tai và bệnh dịch sẽ làm cho ngành du lịch Thế giới nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng gặp nhiều khó khăn.
Yếu tố kinh tế.
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang gặp những khó khăn như:
- Tình hình kinh tế, tài chính toàn cầu đang trên đà suy thoái cùng với sự sụp đổ của các tập đoàn tài chính nước ngoài đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cả nước;
- Giá cả các loại nguyên phụ liệu đầu vào liên tục gia tăng đột biến làm ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
- Mức lãi suất vay vốn ngân hàng rất cao (14% - 18%) và chính sách thắt chặt tín dụng của ngân hàng là một áp lực lớn đối với các doanh nghiệp.
- Nền kinh tế lạm phát, thu nhập người tiêu dùng tăng không cùng tốc độ tăng của giá cả các mặt hàng tăng làm cho chi tiêu của người tiêu dùng giảm, và người tiêu dùng chỉ chi tiêu cho du lịch khi họ có thu nhập dư dả.
Trong bối cảnh khó khăn của kinh tế toàn cầu, dù nội lực nền kinh tế còn chưa mạnh, Chính phủ Việt Nam đã cố gắng ổn định nền kinh tế vĩ mô, đạt tốc độ tăng trưởng 6,78%, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra (6,5%), lạm phát giữ ở mức một con số, Thu nhập bình quân của người Việt Nam, tính đến cuối năm 2010 đạt khoảng 1.220 USD tăng gấp 190% so với năm 2005, việc gia nhập WTO, APEC sẽ làm cho
33
Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận với nền kinh tế thế giới, thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây là những điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và Công ty Donatours nói riêng sẽ phát triển nhanh chóng.
Nhận xét: Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Chính Phủ luôn có những bước đổi mới đáng kể nhằm xây dựng một nền kinh tế vĩ mô phát triển ổn định và bền vững. Đối với ngành dịch vụ du lịch thủ tục hành chính rườm rà, tính quan liêu tham nhũng sẽ làm ảnh hưởng lớn đến việc thu hút khách hàng. Bên cạnh những khó khăn chung của nền kinh tế như lạm phát, gia tăng thiên tai, dịch bệnh, pháp luật chưa nghiêm, tệ nạn xã hội, an toàn giao thông ,Donatours cũng có lợi thế là phát triển Thương mại - Dịch vụ - Du lịch là một trong mười hai chương trình kinh tế xã hội trọng điểm của tỉnh Đồng Nai năm năm vừa qua và cũng là định hướng trong các năm tiếp theo. Ở một tỉnh công nghiệp trọng điểm như Đồng Nai, hiện tại tỷ trọng dịch vụ chỉ mới chiếm 28.9% trong cơ cấu GDP của tỉnh. Định hướng đến năm 2011, dự báo tỷ trọng này sẽ tăng lên 36%, với tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành dịch vụ du lịch bình quân trong tỉnh là 17%, cho thấy thị trường kinh doanh về dịch vụ có tiềm năng phát triển rất lớn.
Cơ hội: Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã có sự phát triển một cách đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng, mức sống của người dân Việt Nam ngày càng tăng lên, nhu cầu đi du lịch của mỗi người dân đặc biệt là ở thành thị đang trở thành một nhu cầu thiết yếu và ngày càng nhiều người Việt Nam đi du lịch.
- Việc tham gia các tổ chức kinh tế thế giới giúp cho việc thu hút đầu tư từ nước ngoàivào ngành du lịch, sẽ tạo nên những khu du lịch hiện đại mang tầm quốc tế, những khu vui chơi hấp dẫn thu hút nhiều du khách.
Thách thức: Nền kinh tế lạm phát cao làm cho giá cả các mặt hàng tăng cao, ảnh hưởng lớn đến nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp, dẫn đến việc buộc phải tăng giá tours.
34
- Các thủ tục hành chính, thủ tục xuất nhập cảnh tuy đã có nhiều cải thiện nhưng còn chưa triệt để gây khó khăn cho khách du lịch quốc tế vào Việt Nam và khách du lịch Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
Các yếu tố về văn hoá - tự nhiên- xã hội
Văn hóa: Với hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam có trên bảy nghìn di tích (trong đó khoảng 2.500 di tích được nhà nước xếp hạng bảo vệ), lịch sử, văn hoá, dấu ấn của quá trìnhdựng nước và giữ nước, như đền Hùng, Cổ Loa, Văn Miếu... Đặc biệt quần thể di tích cố đô Huế, phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Hàng nghìn đền, chùa, nhà thờ, các công trìnhxây dựng, các tác phẩm nghệ thuật - văn hoá khác nằm rải rác ở khắp các địa phương trong cả nước là những điểm tham quan du lịch đầy hấp dẫn.
Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, độc đáo như thế, mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc khai thác, những năm gần đây ngành Du lịch Việt Nam cũng đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Hơn thế, bằng tiềm năng và sản phẩm du lịch của mình, ngành Du lịch đang tạo điều kiện tốt cho bè bạn khắp năm châu ngày càng hiểu biết và yêu mến đất nước Việt Nam.
Đồng Nai, vùng đất cổ có nhiều di chỉ của nền văn hóa Phù Nam cách đây hơn 1.300 năm.Lịch sử Nam tiến của ông cha ta đã để lại nhiều dấu ấn trên vùng đất này.Đồng Nai có nhiều dân tộc sinh sống, phần lớn là người Việt. Ngoài ra còn có người Hoa, Xiêng, Chơ Ro, Chăm, Mạ… Tỉnh Đồng Nai có một truyền thống văn hóa dân gian khá phong phú, đặc biệt là văn hóa dân dộc của đồng bào ít người. Điểm đặc sắc của văn hoá dân tộc ít người là các lễ hội truyền thống như: lễ hội đâm trâu (dân tộc Châu Mạ, Tân Phú); lễ hội cúng lúa mới (Dân tộc Châu Ro – Xuân Lộc).
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 17 di tích lịch sử cách mạng, 7 di tích thắng cảnh kiến trúc nghệ thuật khảo cổ như: Chùa Ông, Đình Tân Lân, Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, Nhà lao Tân Hiệp, Chiến khu Đ, khu căn cứ rừng Sác…
35
Yếu tố tự nhiên tại Đồng Nai cũng có nhiều thuận lợi như: kiến trúc địa hình thuộc dạng trung du chuyển tiếp đến đồng bằng làm cho địa bàn Đồng Nai phân bố khá nhiều đồi núi, thác đảo… mang giá trị lớn về mặt kinh tế du lịch. Khí hậu tại Đồng Nai ôn hòa, đất đai màu mỡ, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ cũng là một thuận lợi giúp Đồng Nai phát triển ngành du lịch tốt hơn một số địa phương khác. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh đang ngày càng bùng phát như dịch cúm A ở người, dịch cúm gia cầm, sốt xuất huyết, tay chân miệng ở trẻ em.., thiên tai xảy ra liên tục tại miền Trung, đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý e ngại của du khách khi đi du lịch.
- Dân số: Theo niên giám thống kê 2010 của Cục Thống kê Đồng Nai, Dân số toàn tỉnh tính đến năm 2010 là 2.559.673 người. Trong đó:
+ Phân theo khu vực thành thị - nông thôn là: Thành thị là: 855.703 người; Nông thôn là 1.703.970 người.
+ Phân theo giới tính: Nam: 1.270.120 người, chiếm 49,62%; Nữ:1.289.554 người, chiếm 50,38%.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 1,12%
Giai đoạn 2005 - 2010, dân số toàn tỉnh tăng bình quân 1,62%/năm. Năm 2005, dân số trung bình toàn tỉnh có 2.218.900 người; trong đó, thành thị là 683.643 người, chiếm 30,81% dân số cả tỉnh. Đến năm 2010, tỷ lệ thành thị chiếm 33,43%. Trên địa bàn Đồng Nai, các huyện, thị xã Long Khánh, dân số thành thị thấp hơn nông thôn trên 2,6 lần. Riêng thành phố Biên Hòa, dân số thành thị cao hơn ở nông thôn gấp 15,7 lần. Vì Biên Hòa là đô thị trung tâm của Đồng Nai, là khu vực phát triển cao hơn rất nhiều so với các địa phương khác của tỉnh.
Đồng Nai là một trong những tỉnh công nghiệp có tốc độ tăng trưởng đứng đầu cả nước, là cửa ngõ giao lưu giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Đông Nam bộ, nên nguồn nhân lực của Đồng Nai không chỉ bao gồm nguồn lao động tại chỗ mà còn cả lực lượng từ các tỉnh, thành lân cận khác. Năm 2010, có khoảng 1.124.678 người, tăng 16,79% so với năm 2005.
36
Nhận xét: từ việc phân tích yếu tố văn hóa xã hội, tác giả nhận thấy Donatours sẽ có những cơ hội và thách thức.
Cơ hội: Việt Nam nói chung và các tỉnh Đồng Nai nói riêng có hệ thống các tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng và phong phú là điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước.
- Đồng Nai có số dân đông, và lực lượng lao động tại các khu công nghiệp rất lớn sẽ là một tiềm năng rất lớn cho các công ty du lịch.
Thách thức: Vì có nhiều tiềm năng du lịch nên tại Tỉnh Đồng Naingày càng nhiều công ty lữ hành mới đi vào hoạt động kinh doanh lữ hành. Điều này tạo ra tính cạnh tranh rất gay gắt giữa Donatours và các đối thủ cạnh tranh
Yếu tố công nghệ:
Hiện nay, cùng với sự phát triển rất nhanh của hệ thống công nghệ thông tin trên thế giới, việc ứng dụng công nghệ trong ngành du lịch cũng đã được các nước thực hiện trong nhiều thập niên qua, sự phát triển của Internet cùng với sự phát triển của các thiết bị viễn thông di động đã tạo điều kiện cho các công ty du lịch có thể tiếp cận được một lượng lớn khách hàng và có thêm nhiều cơ hội để phát triển mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Internet cũng giúp cho khách hàng có thể giao tiếp với công ty bất kì lúc nào ở mọi địa điểm.
Nhận xét, việc ứng dụng Internet, xây dựng một website riêng cho công ty nhằm giới thiệu sản phẩm và quảng bá thông tin hình ảnh của công ty là một việc rất quan trọng, trên website này công ty cung cấp đầy đủ thông tin và giới thiệu các sản phẩm của mình đến khách hàng. Khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm và thanh toán ngay bằng các hình thức thanh toán thông qua thẻ tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho khách hàng.
Cơ hội: Việc phát triển, ứng dụng internet tạo thuận lợi cho việc quảng bá và phát triển thương hiệu sản phẩm, giúp cho doanh nghiệp tiến cận khách hàng dễ dàng hơn.
37
Thách thức: trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nếu ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh không tốt chắc chắn sẽ kéo lùi doanh nghiệp lại so với đối thủ.
2.3.1.2 Phân tích môi trường vi mô (các yếu tố trong ngành)
Nhà cung ứng
Một doanh nghiệp thuộc ngành du lịch có rất nhiều nhà cung cấp khác nhau tạo nên một chuỗi liên kết cho tất cả các dịch vụ của các nhà cung cấp đó, hình thành nên một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh bán cho khách du lịch.Donatours có rất nhiều nhà cung cấp và được phân loại theo nhiều cách. Tuy nhiên, theo cách phân loại các nhà cung cấp theo thành phần kết cấu chuyến du lịch thì nhà cung cấp của Công ty bao gồm các loại sau:
Các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển đáp ứng nhu cầu vận chuyển, đi lại của khách du lịch gồm: Các hãng vận chuyển hàng không dân dụng Việt Nam, ngành đường sắt Việt Nam, các nhà cung cấp vận chuyển đường bộ, vận chuyển đường thủy. Đối với các hãng hàng không, Công ty kí kết làm đại lý bán vé máy bay cho các hãng hàng không trong nước như Việt Nam Airline, Jetstar Pacific là các hãng hàng không lớn của Việt Nam, ngoài ra còn có các hãng hàng không ngoài nước có trụ sở tại Việt Nam như Cathay Pacific, một hãng hàng không châu Á , nhằm tạo thế chủ động trong việc đặt mua vé và ưu tiên về đặt chỗ cho khách hàng. Bên cạnh đó, khi làm đại lý cho các hãng hàng không này Donatours tận dụng được các