6. Kết cấu của đề tài
2.2.2 Cơ cấu tổ chức Công Ty Cổ phần Du Lịch Đồng Nai
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN ĐẦU TƯ - KỸ THUẬT BỘ PHẬN HÀNH CHÁNH - QUẢN TRỊ BỘ PHẬN TỔ CHỨC - NHÂN SỰ BỘ PHẬN CHIẾN LƯỢC - PHÁT TRIỂN BỘ PHẬN TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP KHÁCH SẠN HOÀ BÌNH KHÁCH SẠN ĐỒNG NAI NHÀ HÀNG ĐỒNG NAI TRUNG TÂM DỊCH VỤ LỮ HÀNH TRUNG TÂM DU LỊCH BỬU LONG TRUNG TÂM DU LỊCH ĐÀO Ó - ĐỒNG TRƯỜNG
( Nguồn: Bộ phận tổ chức nhân sự Donatours)
28
Hội đồng quản trịlà cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ Đại hội đồng cổ đông giao, Hội Đồng Quản Trị luôn tuân thủ theo Điều lệ & Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông.
Tổng Giám đốc điều hành do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông về điều hành và quản lý mọi hoạt động phát triển của công ty.
Phó tổng giám đốc ngoài điều hành chung còn điều hành trực tiếp các bộ phận: Tài chính Kế toán, Đầu tư Kỹ thuật, Tổ chức Nhân sự, Chiến lược & Phát triển, Trung tâm Dịch vụ Lữ hành, Trung tâm du lịch Đảo Ó Đồng Trường;
Phó tổng giám đốc phụ trách điều hành hệ thống Ăn uống Nhà hàng, Khách sạn, Hành chính-quản trị, Trung tâm Thương mại Tổng hợp.
Ban giám đốc công ty luôn tuân thủ theo Điều lệ và Nghị quyết Hội Đồng Quản Trị và điều hành mọi hoạt động trên cơ sở: phân công, phân nhiệm cụ thể, quản lý dựa trên hệ thống quy chế, quy định đã được ban hành, dựa trên những mục tiêu được Hội Đồng Quản Trị đặt ra thích hợp cho từng giai đoạn, từng nhiệm vụ đã được phân công.
Ban kiểm soát: do Đại Hội Cổ Đông bầu ra, là người thay mặt cổ đông, chịu trách nhiệm trước cổ đông và pháp luật việc kiểm tra giám sát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Giám Đốc và bộ máy điều hành Công ty. Tham gia đóng góp xây dựng cho Hội đồng quản trị ban hành các qui chế hoạt động, các định mức kinh tế kỹ thuật, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, Điều lệ Công ty và các quyết định của Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông.
Cơ cấu tổ chức của Donatours gọn nhẹ, xây dựng cơ cấu tổ chức theo chức năng công việc để hình thành nên các bộ phận như: bộ phận tổ chức nhân sự, bộ phận kế toán tài chính, bộ phận Đầu tư Kỹ thuật. bộ phận Chiến lược Phát triển, bộ phận Hành chính – Quản trị. Các cán bộ quản lý của từng bộ phận chức năng sẽ có
29
nhiệm vụ báo cáo lại với tổng giám đốc- người chịu trách nhiệm phối hợp các hoạt động trong công ty và cũng là người chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả hoạt động của công ty. Điều này giúp các bộ phận xác định rõ và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ chuyên môn được phân công và tạo thuận lợi cho tuyển dụng, bố trí nhân lực đúng chuyên môn được đào tạo; nhờ vậy các bộ phận thực hiện được chức năng nhiệm vụ của mình, phục vụ tốt cho việc kinh doanh của công ty.
Công ty có các trung tâm, khách sạn kinh doanh như: trung tâm thương mại tổng hợp, khách sạn Hòa Bình, khách sạn Đồng Nai, nhà hàng Đồng Nai, trung tâm du lịch lữ hành, trung tâm du lịch Bửu Long, trung tâm du lịch Đồng Trường, tất cả đều hoạt động độc lập và báo cáo trực tiếp về cho phó Tổng giám đốc phụ trách chuyên môn.
2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của DONATOURStừ năm 2006 – 2010.
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2006- 2010 –phòng Kế toán)
Hình 2.4: Tình hình doanh thu và lợi nhuận từ năm 2006-2010
Hoạt động của Công Ty CP Du Lịch Đồng Nai kể từ khi cổ phần hóa cho đến nay đã đi qua chặng đường 5 năm (2006-2010) với nhiều thuận lợi và khó khăn đan
0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh thu
30
xen nhau. Công ty đã tiến hành cổ phần với điểm xuất phát rất thấp trong kinh doanh nên dù công ty có nhiều cố gắng nhưng kết quả kinh doanh và cổ tức trong các năm qua chưa đạt cao như kì vọng của các nhà đầu tư.
Từ năm 2006-2008, tốc độ phát triển tương đối tốt, doanh thu tăng trưởng hàng năm bình quân là 38%, lợi nhuận năm 2008 gấp 2 lần 2006. Đây là thời kì công ty chuyển đổi mô hình quản lý từ phân tán sang tập trung có phân quyền, cùng với hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ mang lại hiệu quả rõ rệt trong kinh doanh. Bên cạnh đó, đời sống của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện, thu nhập trung bình trên 3.800.000 đồng/người/tháng. Đây chính là động lực giúp công nhân viên làm việc tốt hơn, yên tâm làm việc để phục vụ cho việc phát triển công ty. Tuy nhiên diễn biến suy thoái nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng của năm 2008 và năm 2009 đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, và hậu quả của cuộc khủng hoảng đó đã làm mức tăng trưởng năm 2009 và 2010 có phần chậm lại, lợi nhuận thấp hơn so với năm 2009.
Tổng doanh thu năm 2010 là 113.200.000.000 đồng, đạt 98% so với kế hoạch, Nếu so sánh đồng nhất thì doanh thu toàn công ty năm 2010 tăng 15% so với năm 2009 nhưng vì trong năm 2010 công ty phải giảm bớt 1 đơn vị kinh doanh ( Khu Du lịch Bửu Long chuyển giao), đây cũng là một trong những đơn vị có doanh thu khá cao trong tổng số doanh thu, nên doanh thu năm 2010 chỉ đạt xấp xỉ năm 2009.
2.3 Phân tích các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Donatours 2.3.1Phân tích môi trường bên ngoài 2.3.1Phân tích môi trường bên ngoài
2.3.1.1 Môi trường vĩ mô
Các yếu tố về chính trị,pháp luật
Việt Nam hiện nay với điều kiện chính trị ổn định, ngoại giao mở rộng, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với phát triển du lịch cùng với thành tựu phát triển du lịch giai đoạn vừa qua tạo đà quan trọng cho du lịch phát triển lên tầm cao mới. Các Nghị quyết của Đảng qua các kỳ Đại hội đã xác định du lịch là ngành kinh tế dịch vụ quan trọng cần thúc đẩy phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn. Luật
31
Du lịch 2005 đã đi vào cuộc sống; chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001- 2010, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch 1995-2010, Chương trình hành động quốc gia về du lịch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia, chương trình hỗ trợ phát triển hạ tầng du lịch và các đề án phát triển du lịch đã mang lại kết quả tăng trưởng đáng khích lệ. Năm 2010, Việt Nam đón trên 5 triệu lượt khách quốc tế, 28 triệu lượt khách nội địa, thu nhập du lịch đạt trên 96 ngàn tỷ đồng và tạo ra trên 1,4 triệu việc làm trong đó có 480 ngàn lao động trực tiếp, đóng góp 5,8% GDP. Đầu tư du lịch được đẩy mạnh, kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch được cải thiện, nâng cấp từng bước hiện đại; sản phẩm du lịch mở rộng loại hình và chất lượng được nâng dần; xúc tiến quảng bá du lịch được quan tâm; quản lý nhà nước về du lịch được đổi mới; nhận thức du lịch ngày càng cải thiện.
Tuy nhiên, kết quả tăng trưởng trên chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của đất nước. Khung pháp lý, chính sách phát triển du lịch và nhận thức du lịch thiếu đồng bộ; nhân lực du lịch thiếu tính chuyên nghiệp và chưa đáp ứng cả về cơ cấu và chất lượng; đầu tư vào kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch và phát triển sản phẩm còn manh mún; nghiên cứu thị trường chưa thực sự đi trước một bước; xúc tiến quảng bá du lịch chưa chủ động đúng mục tiêu; quản lý còn lỏng lẻo; quy hoạch, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch còn nhiều bất cập. Những hạn chế, yếu kém đó dẫn tới sản phẩm, dịch vụ du lịch còn đơn điệu, trùng lắp và chất lượng chưa chuẩn hóa, chưa thực sự hấp dẫn, thị phần khách cao cấp còn khiêm tốn; chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh thấp, chưa có thương hiệu du lịch nổi bật và sức cạnh tranh yếu.
Tại địa bàn Tỉnh đồng Nai, sở ban ngành luôn tổ chức các cuộc hội thảo về du lịch, quảng bá các địa điểm du lịch, có những chỉ đạo kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào ngành du lịch tỉnh. Điều đáng ghi nhận nhất là sự ra đời của Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh Đồng Nai vào cuối năm 2009, cho thấy du lịch cũng đã nhận được sự quan tâm sâu sắc từ cấp tỉnh.
Nhận xét, nhờ thuận lợi về chính trị ổn định, sự quan tâm của nhà nước cũng như địa phương Đồng Nai nên Donatours đã đầu tư xây dựng phát triển khu du lịch
32
sinh thái Đảo Ó Đồng Trường từ năm 2009; về khó khăn như cơ sở vật chất chưa tốt, chính sách phát triển du lịch và nhận thức du lịch thiếu đồng bộ quy hoạch, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch còn nhiều bất cập, đang là những trở ngại không nhỏ đối với phát triển du lịch chất lượng cao, vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ, yếu tố thiếu bền vững.
Cơ hội: Hệ thống chính trị và pháp luật của Việt Nam ngày càng ổn định và thông thoáng tạo ra sự thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh và khách sạn du lịch khi đi du lịch. Việt Nam được coi là một điểm đến an toàn thân thiện cho du khách quốc tế.
Thách thức: Tình hình bất ổn về chính trị và kinh tế trên thế giới như thiên tai và bệnh dịch sẽ làm cho ngành du lịch Thế giới nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng gặp nhiều khó khăn.
Yếu tố kinh tế.
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang gặp những khó khăn như:
- Tình hình kinh tế, tài chính toàn cầu đang trên đà suy thoái cùng với sự sụp đổ của các tập đoàn tài chính nước ngoài đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cả nước;
- Giá cả các loại nguyên phụ liệu đầu vào liên tục gia tăng đột biến làm ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
- Mức lãi suất vay vốn ngân hàng rất cao (14% - 18%) và chính sách thắt chặt tín dụng của ngân hàng là một áp lực lớn đối với các doanh nghiệp.
- Nền kinh tế lạm phát, thu nhập người tiêu dùng tăng không cùng tốc độ tăng của giá cả các mặt hàng tăng làm cho chi tiêu của người tiêu dùng giảm, và người tiêu dùng chỉ chi tiêu cho du lịch khi họ có thu nhập dư dả.
Trong bối cảnh khó khăn của kinh tế toàn cầu, dù nội lực nền kinh tế còn chưa mạnh, Chính phủ Việt Nam đã cố gắng ổn định nền kinh tế vĩ mô, đạt tốc độ tăng trưởng 6,78%, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra (6,5%), lạm phát giữ ở mức một con số, Thu nhập bình quân của người Việt Nam, tính đến cuối năm 2010 đạt khoảng 1.220 USD tăng gấp 190% so với năm 2005, việc gia nhập WTO, APEC sẽ làm cho
33
Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận với nền kinh tế thế giới, thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây là những điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và Công ty Donatours nói riêng sẽ phát triển nhanh chóng.
Nhận xét: Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Chính Phủ luôn có những bước đổi mới đáng kể nhằm xây dựng một nền kinh tế vĩ mô phát triển ổn định và bền vững. Đối với ngành dịch vụ du lịch thủ tục hành chính rườm rà, tính quan liêu tham nhũng sẽ làm ảnh hưởng lớn đến việc thu hút khách hàng. Bên cạnh những khó khăn chung của nền kinh tế như lạm phát, gia tăng thiên tai, dịch bệnh, pháp luật chưa nghiêm, tệ nạn xã hội, an toàn giao thông ,Donatours cũng có lợi thế là phát triển Thương mại - Dịch vụ - Du lịch là một trong mười hai chương trình kinh tế xã hội trọng điểm của tỉnh Đồng Nai năm năm vừa qua và cũng là định hướng trong các năm tiếp theo. Ở một tỉnh công nghiệp trọng điểm như Đồng Nai, hiện tại tỷ trọng dịch vụ chỉ mới chiếm 28.9% trong cơ cấu GDP của tỉnh. Định hướng đến năm 2011, dự báo tỷ trọng này sẽ tăng lên 36%, với tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành dịch vụ du lịch bình quân trong tỉnh là 17%, cho thấy thị trường kinh doanh về dịch vụ có tiềm năng phát triển rất lớn.
Cơ hội: Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã có sự phát triển một cách đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng, mức sống của người dân Việt Nam ngày càng tăng lên, nhu cầu đi du lịch của mỗi người dân đặc biệt là ở thành thị đang trở thành một nhu cầu thiết yếu và ngày càng nhiều người Việt Nam đi du lịch.
- Việc tham gia các tổ chức kinh tế thế giới giúp cho việc thu hút đầu tư từ nước ngoàivào ngành du lịch, sẽ tạo nên những khu du lịch hiện đại mang tầm quốc tế, những khu vui chơi hấp dẫn thu hút nhiều du khách.
Thách thức: Nền kinh tế lạm phát cao làm cho giá cả các mặt hàng tăng cao, ảnh hưởng lớn đến nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp, dẫn đến việc buộc phải tăng giá tours.
34
- Các thủ tục hành chính, thủ tục xuất nhập cảnh tuy đã có nhiều cải thiện nhưng còn chưa triệt để gây khó khăn cho khách du lịch quốc tế vào Việt Nam và khách du lịch Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
Các yếu tố về văn hoá - tự nhiên- xã hội
Văn hóa: Với hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam có trên bảy nghìn di tích (trong đó khoảng 2.500 di tích được nhà nước xếp hạng bảo vệ), lịch sử, văn hoá, dấu ấn của quá trìnhdựng nước và giữ nước, như đền Hùng, Cổ Loa, Văn Miếu... Đặc biệt quần thể di tích cố đô Huế, phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Hàng nghìn đền, chùa, nhà thờ, các công trìnhxây dựng, các tác phẩm nghệ thuật - văn hoá khác nằm rải rác ở khắp các địa phương trong cả nước là những điểm tham quan du lịch đầy hấp dẫn.
Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, độc đáo như thế, mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc khai thác, những năm gần đây ngành Du lịch Việt Nam cũng đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Hơn thế, bằng tiềm năng và sản phẩm du lịch của mình, ngành Du lịch đang tạo điều kiện tốt cho bè bạn khắp năm châu ngày càng hiểu biết và yêu mến đất nước Việt Nam.
Đồng Nai, vùng đất cổ có nhiều di chỉ của nền văn hóa Phù Nam cách đây hơn 1.300 năm.Lịch sử Nam tiến của ông cha ta đã để lại nhiều dấu ấn trên vùng đất này.Đồng Nai có nhiều dân tộc sinh sống, phần lớn là người Việt. Ngoài ra còn có người Hoa, Xiêng, Chơ Ro, Chăm, Mạ… Tỉnh Đồng Nai có một truyền thống văn hóa dân gian khá phong phú, đặc biệt là văn hóa dân dộc của đồng bào ít người. Điểm đặc sắc của văn hoá dân tộc ít người là các lễ hội truyền thống như: lễ hội