Chuỗi giá trị và năng lực lõi của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần du lịch đồng nai đến năm 2015 (Trang 26 - 29)

6. Kết cấu của đề tài

1.3.2.2 Chuỗi giá trị và năng lực lõi của doanh nghiệp

Chuỗi giá trị doanh nghiệp:

(Nguồn: Michael Porter, “ Competitive Advantage”,1985 )

Hình 1.2 Chuỗi giá trị doanh nghiệp theo Michael Porter Các hoạt động chính Các hoạt động hỗ trợ Hậu cần đầu vào Vận hành Hậu cần đầu ra Tiếp thị bán hàn g Dịch vụ Cung ứng Phát triển kỹ thuật Quản lý nguồn nhân lực Quản lý nguồn nhân lực

Cận biên

19

Theo Michael Porter, Chuỗi giá trị của doanh nghiệp là một chuỗi hoạt động chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành đầu ra. Do đó hoạt động của doanh nghiệp là các hoạt động chuyển hóa làm gia tăng giá trị sản phẩm. Gồm có:

Các hoạt động chính: là hoạt động liên quan trực tiếp đến quá trìnhsản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hậu cần đầu vào: là các hoạt động từ thu mua, tồn kho, phân phối các đầu vào của sản phẩm như: quản lý nguyên vật liệu, quản lý tồn kho, kiểm soát chi phí đầu vào thành sản phẩm cuối cùng gồm: sản xuất, đóng gói, kiểm tra chất lượng, lắp ráp, bảo trì thiết bị.

Hậu cần đầu ra: là quá trình phân phối trực tiếp sản phẩm đến tay khách hàng như: tồn kho thành phẩm, phương tiện phân phồi, quy trìnhđặt hàng, xây dựng lịch làm việc.

Marketing và bán hàng: các hoạt động giới thiệu cung cấp sản phẩm đến tay khách hàng như: quảng cáo, bán hàng, chính sách giá cả, khuyến mãi, kênh phân phối, quan hệ khách hàng… Đây là một yếu tố quan trọng, vì nếu quá trìnhnày làm không tốt sẽ làm ảnh hưởng cho các quá trìnhtrên.

Dịch vụ: là các hoạt động liên quan đến cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhằm tăng cường hoặc duy trì giá trị sản phẩm như: bảo hành, sửa chữa, giải quyết các khiếu nại thắc mắc của khách hàng. Đây là một hoạt động ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm nhằm mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng.

Các hoạt động hỗ trợ: Bên cạnh các yếu tố trực tiếp đó còn có các hoạt động hỗ trợ tác động gián tiếp đến sản phẩm như các họat động: quản trị nguồn nhân lực, phát triển công nghệ, kiểm soát chi phí, cấu tr úc hạ tầng của doanh nghiệp.

Quản trị nguồn nhân lực: là các họat động liên quan đến tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện, phát triển, chính sách lương thưởng cho người lao động. Con người được xem là 1 yếu tố nền tảng của doanh nghiệp, có được nguồn nhân lực tốt và

20

biết cách sử dụng hiệu quả nguồn lực đó doanh nghiệp sẽ giảm chi phí sản xuất. Quản trị nguồn nhân lực ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong mọi doanh nghiệp.

Cung ứng: là chức năng của công tác thu gom các đầu vào của chuỗi giá trị, nếu doanh nghiệp kiểm soát tốt hoạt động thu mua hòan thiện sẽ dẫn tới các yếu tố đầu vào có chất lượng tốt với mức chi phí thấp nhất.

Phát triển công nghệ: Công nghệ gắn liền với tất cả các hoạt động tạo ra giá trị doanh nghiệp. Việc ứng dụng và phát triển công nghệ gắn liền với việc đầu tư công nghệ kỹ thuật, khai thác và sử dụng các thiết bị hiện đại. Phát triển công nghệ rất quan trọng đối với lợi thế cạnh tranh trong mọi ngành.

Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp: gồm nhiều hoạt động như quản trị tổng quát, lập kế hoạch, tài chính, kế toán, pháp lý, quản trị chất lượng. Cơ sở hạ tầng hỗ trợ toàn bộ chuỗi giá trị.

Giá trị cận biên: là phần lợi ích được tạo ra từ chuỗi hoạt động của doanh nghiệp.

Nhận xét: Việc phân tích chuỗi giá trị là phân tích tương đối toàn diện khả năng của doanh nghiệp, tùy theo từng doanh nghiệp các hoạt động trên có mức độ quan trọng khác nhau, nhưng các hoạt động trong chuỗi giá trị liên quan mật thiết với nhau, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất lớn từ chuỗi giá trị này. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đi đôi với việc nâng cao hoạt động chuỗi giá trị.

Năng lực lõi

Theo Tôn Thất NguyễnThiêm: Năng lực lõi là tất cả các kiến thức, kỹ năng công nghệ, kinh nghiệm cơ bản cho hoạt động và mang đến cho doanh nghiệp những đặc thù đặc biệt.

Trên thực tế có rất nhiều cách hiểu về năng lực lõi, theo tác giả: trong các yếu tố cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh , doanh nghiệp có các yếu tố nào nổi trội và độc đáo hơn so với các dối thủ cạnh tranh thì có thể xem đó là năng lực lõi của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào cũng có năng lực lõi, nhờ vào năng lực lõi đó doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển trong ngành. Cái lõi và cái chuyên

21

môn của doanh nghiệp phải có khả năng làm khác biệt hóa doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác.

Tóm lại doanh nghiệp phải nhận ra được cái lõi và các chuyên môn của doanh nghiệp mình từ đó tạo ra được sự khác biệt so với đối thủ mang đến cho thị trường những sản phẩm dịch vụ tốt hơn, và mang đến cho khách hàng những giá trị gia tăng rõ rệt.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần du lịch đồng nai đến năm 2015 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)