Kết cấu bên trong

Một phần của tài liệu Tính bi kịch trong tiểu thuyết anh em nhà caramazov (Trang 47 - 52)

1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và kết cấu

2.2.2. Kết cấu bên trong

Kết cấu bên trong là phương diện quan trọng nhất trong kết cấu của một tác phẩm văn học. Đĩ là kiến trúc nghệ thuật bên trong của tác phẩm, được thể

hiện thơng qua hệ thống cốt truyện, nhân vật, cách sắp xếp khơng- thời gian của tác giả.

Theo đĩ, Anh em nhà Caramazov là một thế giới nghệ thuật rộng lớn và đặc sắc với kết cấu hết sức đa dạng.

* Kết cấu tuyến tính theo quá trình vụ án

Kết cấu tuyến tính là kiểu kết cấu tác phẩm theo trật tự thời gian tuyến tính. Tức là câu chuyện được kể liền mạch, liên tiếp nhau, vận động một chiều từ quá khứ đến hiện tại và tương lai chứ khơng cĩ sự cắt ngang, đứt nối.

Kiểu kết cấu này tồn tại trong suốt các phần lớn của tác phẩm, nĩ thể hiện theo quá trình một vụ án hình sự. Đầu tiên là giới thiệu hồn cảnh, nguyên nhân gây ra những mâu thuẫn, xung đột của những nhân vật cĩ liên quan đến vụ án. Từ giới thiệu các thành viên trong gia đình ngẫu hợp Cararamazov, mâu thuẫn về tiền bạc và tình yêu giũa bố con, anh em, tạo ra nguyên nhân dẫn đến vụ án mạng. Tiếp đĩ là vụ án mạng xảy ra, kẻ tình nghi Dmit’ri bị bắt, quá trình điều tra diễn ra, và cuối cùng là phần xét xử, luận tội của tồ án. Đây là dạng kết cấu tuyến tính dựa trên thời gian biên niên. Tồn bộ tác phẩm được triển khai trên trục chính của kết cấu vụ án này. Lối kết cấu này cũng được sử dụng trong những câu chuyện nhỏ của cha Zosima, cuộc đời nhân vật này được kể lại từ nhỏ đến lớn với những sự kiện quan trọng đánh dấu bước ngoặc đến với thiên chúa của cha. Ta cũng bắt gặp dạng kết cấu tuyến tính này trong ba lần Ivan đến Xmerdiacov được sắp xếp theo trình tự thời gian, tiếp đĩ là cuộc gặp gỡ với quỷ. Đây là quá trình tự thẩm vấn, tự phản xét bản thân của nhân vật Ivan với sự tuần tự về thời gian trong những cuộc gặp gỡ mang tính điều tra, tìm hiểu chân tướng sự việc, tuy nhiên khơng giống như quá trình điều tra mang tính xã hội như đối với Dmit’ri, quá trình của Ivan là quá trình mang tính chất tinh thần và quá trình này thể hiện rõ những xung đột, khủng hoảng của nhân vật, qua đĩ bi kịch tinh thần của Ivan càng được thể hiện rõ với sự tăng cấp ngày càng dữ dội, sâu sắc hơn.

giản nhất, tuy nhiên chính nhờ sự căng thẳng của cốt truyện và sự hồ trộn với các kiểu kết cấu khác nên câu chuyện diễn ra khơng gây nhàm chán mà vẫn hấp dẫn. Hơn nữa, vụ án này khơng đơn giản chỉ là một vụ án hình sự mà tính chất của nĩ ghê gớm hơn nhiều, các nhân vật liên quan ai cũng cĩ khả năng gây ra, và số phận nhân vật lại được miêu tả ở những thời điểm cĩ tính chất khủng hoảng nên với anh em, người đọc luơn hồi hộp theo dõi những bước đi của nhân vật, những chuyển biến về tinh thần những tình tiết bất ngờ trong vụ án. Do đĩ, lối kết cấu tuyến tính cĩ một vị trí tạo khung hợp lí, đặc biệt trong tác phẩm.

*Kết cấu vịng trịn

Kết cấu vịng trịn là lối kết cấu cĩ sự lặp đi lặp lại theo kiểu quay vịng các sự kiện và nhân vật ở đầu và cuối tác phẩm. Trong Anh em nhà Caramazov, kiểu kết cấu này thể hiện ở sự lặp lại cĩ tính quy luật của những nhân vật chính. Sự lặp lại này thể hiện ở những di truyền từ hai thế hệ trong gia đình Caramazov, những hành động cĩ tính lặp lại của các nhân vật và quan trọng nhất là việc truyền thụ đức tin tơn giáo cho những thế hệ kế tiếp.

Kết cấu vịng trịn được nhận thấy rõ nhất trong tính di truyền bản chất Caramazov từ ơng bố sang những đứa con nhà Caramazov. Bản chất đam mê dục vọng đến cuồng loạn của lão Fiodor đã được di truyền sang những đứa con với những biểu hiện khác nhau. Dmit’ri giống lão nhất ở sự say mê, bồng bột gắn với những ham muốn nhục dục vật chất khơng thể kìm chế được. Ivan thì di truyền ở lão sự lạnh lùng, ích kỉ theo chủ nghĩa cá nhân phương Tây, đặc biệt là quan điểm mọi việc điều được phép làm, và mỗi người khơng phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình cũng như người khác mà Ivan đưa ra chính là xuất phát từ cuộc sống vơ trách nhiệm, làm mọi thứ theo ý mình bất chấp người khác của ơng bố. Cịn thằng con hoang Xmerdiacov thì chỉ kế thừa ở lão già này sự độc ác, thơ lậu và nỗi căm thù thế giới mà y sống. Đối với Aliosa, tưởng chừng như chàng trai trong sáng như thiên thần này khơng thể dính một chút nhơ bẩn nào từ dịng họ Caramazov nhưng thực chất, nhân vật này cũng cĩ những đam mê với cuộc sống mãnh liệt giống như những người khác trong gia đình, bằng

chứng là anh vẫn biết yêu, và đã cĩ những giây phút muốn nổi loạn. Qua việc xây dựng những yếu tố mang tính di truyền này, tác giả đã cho thấy bản chất con người luơn cĩ sự kết nối từ đời này sang đời khác, và sự di truyền đĩ tuy âm thầm nhưng rất mạnh mẽ, khơng dễ gì thay đổi được nếu khơng cĩ một thứ gì đĩ cĩ khả năng thanh tẩy thật mạnh mẽ. Và để giải quyết vấn đề khĩ khăn này, Doxtoiepxki tìm đến tơn giáo. Tơn giáo cũng cĩ sự kế thừa của nĩ. Điều này được thể hiện ở việc kế thừa tình yêu thương và đức tin tơn giáo từ các nhân vật trong tác phẩm. Đầu tiên là trưởng lão Zoxima được người anh của mình truyền cho tình yêu thương con người một cách vơ điều kiện và khả năng bao dung, khơng phán xử bất kì ai với bất cứ việc làm nào, đến lượt trưởng lão lại truyền lại cho Aliosa niềm tin vào con người và chúa, và cuối cùng là Aliosa đi truyền giảng cho những đức trẻ trong vùng, với tư cách là thế hệ nối tiếp, kế thừa cho đức tin tơn giáo mà tác giả muốn gửi gắm. Mỗi một lần kế thừa dù là bản năng di truyền hay cảm nhận đức tin thì đĩ cũng là một vịng trịn, tuy nhiên đây khơng phải là vịng trịn khép kín mà được xây dựng và phát triển trên cơ sở vịng trịn trơn ốc. Cĩ thể nhận thấy điều này rất rõ ở đoạn kết của tác phẩm, khi đám trẻ tung hơ Aliosa: “Hoan hơ caramazov”, tức là lúc này, bản chất gia đình đã được khẳng định nhưng khơng phải là Caramazov của lão Fiodor, của Ivan, Xmediacov hay cả Dmit’ri mà là Caramaov của Aliosa, Caramazov với niềm say mê làm điều thiện, Caramazov với tấm lịng lịng thiết tha muốn xây dựng một thế giới hài hồ tốt đẹp.

Kết cấu vịng trịn này cũng được thể hiện rõ trong những hành động được lặp lại của các nhân vật theo hướng quan hệ nhân quả. Chẳng hạn, việc lão Fiodor hãm hiếp người đàn bà dở điện dở dại và sinh ra Xmerdiacov, là một hành động đê tiện mang tính chất tội ác. Và sau này, việc Xmerdiacov giết lão cũng là sự trả thù cĩ tính quy luật của quan niệm ác giả ác báo, gieo nhân nào gặp quả nấy. Cũng như thế là hành động cắn tay Aliosa của cậu bé Iliusa là hành động để trả thù cho việc Dmit’ri đã đánh viên trung uý, bố cậu bé. Rồi hành động từ chối tình yêu của Caterina với Ivan cũng là sự trả thù cho lịng

kiêu hãnh bị tổn thương của nàng khi bị Dmit’ri từ hơn, giống như thế là việc Grusenka giễu cợt đàn ơng là bởi sự căm hận kẻ đã phản bội nàng… tính quy luật nhân quả theo kết cấu vịng trịn này xuất hiện rất nhiều trong Anh em nhà Caramazov, thơng qua dạng kết cấu này, tính bi kịch trong tác phẩm được thể hiện rõ nhất bởi quy luật vịng trịn với quan điểm cái các phải được trả lại bằng cái ác như suy nghĩ của nhân vật Ivan đã gây nên bao nhiêu bi kịch mới. Bi kịch nảy sinh bi kịch, đĩ là một vịng trịn luẩn quẩn mà con người khơng sao thốt khỏi, đĩ là điều nhà văn báo động trong tác phẩm này.

*Kết cấu lồng khung xâu chuỗi

Kết cấu lồng khung xâu chuỗi là hình thức câu chuyện được kể lại theo lối truyện lồng trong truyện, các câu chuyện nhỏ lại đan xen, xâu chuỗi với nhau để cùng hướng đến cốt truyện chung của tồn tác phẩm.

Trong tác phẩm này, tính bi kịch của cá nhận và xã hội là vấn đề chính. Để thể hiện những bi kịch mang tính xã hội đĩ, Doxtoiepxki đã xây dựng nên một hệ thống nhân vật với rất nhiều sự kiện, rất nhiều biến cố. Trong đĩ, các nhân vật là thành viên của gia đình Caramazov là những nhân vật trung tâm. Vì thế bên cạnh việc kể lại những sự việc cĩ liên quan các mối quan hệ của nhân vật đĩ với nhau, thì mỗi nhân vật lại cĩ những mối quan hệ và sự việc riêng. Chẳng hạn, từ việc giới thiệu ơng bố, lần lượt những đứa con cũng được giới thiệu tỉ mỉ với từ nhỏ đến lớn rồi những nhân vật cĩ liên quan đến quá trình lớn lên trưởng thành của nĩ. Hay trong quan hệ với nhân vật Dmit’ri và Fiodor cĩ thêm nhân vật Grusenka và câu chuyện về cuộc đời thăng trầm của nàng, trong câu chuyện giữa Dmit’ri với Caterina thì cĩ thêm câu chuyện về gia đình Caterina. Hay với nhân vật Aliosa thì cĩ câu chuyện về những đứa trẻ, đặc biệt câu chuyện bi kịch của gia đình viên đại uý với cái chất của Iliusa, trong câu chuyện của trưởng lão Zoxima cĩ câu chuyện về người khách bí ẩn…những câu chuyện nhỏ về các nhân vật phụ cĩ liên quan đến các nhân vật chính được nhà văn kể lại một cách khá tỉ mỉ và cụ thể thơng qua cách lồng khung, cĩ thể là từ lời kể của chính nhân vật trong tác phẩm như câu chuyện về gia đình Caterina do

Dmit’ri kể lại, câu chuyện về người khách bí ẩn do Zoxima kể nhưng chủ yếu là do nhân vật người kể chuyện xưng “tơi” thuật lại, nên câu chuyện cĩ tính liên kết được dẫn dắt, kết nối lại với nhau liên tục chứ khơng rời rặc. Việc lồng các câu chuyện lại với nhau nhằm tạo sự liên kết cho việc thể hiện những ý tưởng mang tính xã hội rộng lớn mà nếu thiếu nĩ thì hiệu quả phổ quát của nĩ khĩ lịng đạt được. Cách lồng khung này cộng với sự xen kẽ các cốt truyện hình sự, tơn giáo, tình yêu đã tạo nên kết cấu lồng khung xâu chuỗi cho tác phẩm này. Và với kiểu kết cấu này, người đọc phải xác định từng câu chuyện, tách chúng ra để hiểu thật sâu giá trị cũng như ý nghĩa của chúng rồi sau đĩ đặt nĩ vào trong chỉnh thể tác phẩm để cĩ được cái nhìn sâu sắc nhất và hiểu hơn về thế giới nghệ thuật của tác phẩm.

Sự kết hợp giữa các dạng kết cấu trên đã làm cho kết cấu tác phẩm rất phức tạp. Sự căng thẳng cao độ của kết cấu và minh hoạ đã đạt tới giới hạn, tới cực đỉnh, tới những biểu hiện sắc sảo nhất. Nhà văn ít chú ý tới tính thống nhất, của kết cấu và tiết kiệm các phương tiện biểu hiện, mà lại chú ý đến tự thân hình thức của tác phẩm nhằm diễn tả ảo ảnh dữ dội về sự suy sụp, sự tàn lụi. Sự đổ vỡ- tất cả những gì vĩ đại, những gì tốt lành mà ơng hằng tơn trọng. Chính sự biến dạng phức tạp, sự tan rã và phân hố của vẻ đẹp truyền thống, sự cắt ngang vơ lối của những mặt phẳng, sự tương phản chệch hướng là những yếu tố rất cần thiết cho người nghệ sĩ, để ơng đạt đối lập sự hỗn loạn đương thời và những ước mơ về thời đại hồng kim và về niềm hạnh phúc của tất cả mọi người. Từ đĩ xuất hiện tính phức tạp trong kết cấu cuốn tiểu thuyết này. Sự dồi dào về tư liệu đã phân chia kí sự gia đình thành từng quyển sách, mỗi quyển sách cĩ ý nghĩa độc lập, trong đĩ cĩ những chi tiết rất phong phú. Những khuynh hướng, tư tưởng đạo đức, tơn giáo của tác giả đã làm cho cuộc đời đầy say mê của Dmit’ri, tấn bi kịch tri thức của Ivan, những tìm kiếm ban đầu của Aliosa trở nên vơ cùng phức tạp. Lý thuyết và bi kịch khơng phải lúc nào cũng gắn bĩ với nhau một cách hữu cơ mà đơi chỗ cĩ sự xen kẽ.

Một phần của tài liệu Tính bi kịch trong tiểu thuyết anh em nhà caramazov (Trang 47 - 52)