Đối thoại và đối thoại nội tâm thủ pháp chính để xây dựng thế giới nộ

Một phần của tài liệu Tính bi kịch trong tiểu thuyết anh em nhà caramazov (Trang 60 - 62)

2. Từ quan niệm nghệ thuật về con người đến nghệ thuật xây dựng nhân vật

2.2.2. Đối thoại và đối thoại nội tâm thủ pháp chính để xây dựng thế giới nộ

giới nội tâm nhân vật

Tiểu thuyết phức điệu được xây dựng trên cơ sở của những cuộc đối thoại, đối thoại ở đây cĩ thể được thực hiện trực tiếp thơng qua các cuộc trao đổi của nhân vật với nhau cũng cĩ thể được thực hiện gián tiếp thơng qua những suy nghĩ, hành động tốt lên tư tưởng của nhân vật mà những cái đĩ được đặt trong một mạng lưới quan hệ đồng đẳng. Những cuộc đối thoại đĩ tạo nên các tiếng nĩi khác nhau, cùng lên tiếng và thể hiện quan điểm của mình. Anh em nhà Caramazov là một tiểu thuyết phức điệu nên cũng được xây dựng trên hầu hết các cuộc đối thoại lớn nhỏ, trực tiếp, gián tiếp.

Mỗi nhân vật trong Anh em nhà Caramazov đều cĩ khả năng thể hiện quan điểm của mình bằng các bài diễn văn dài, trong đĩ, nhân vật đưa ra nhiều vấn đề và luận giải nĩ một cách đồng đẳng. Chẳng hạn, Ivan đối thoại sơi nổi với trưởng lão Zoxima về hiện thực xã hội, về tơn giáo, Dmit’ri đối thoại với Aliosa về bản thân mình, Xmerdiacov đối thoại với Grigori và Fiodor về con lừa Balaam, Ivan đối thoại với Xmerdiacov về cái chết của bố, Dmit’ri đối thoại với những kẻ điều tra, cuối cũng là cuộc đối thoại lớn giữa viên cơng tố và vị luật sư. Đây là những cuộc đối thoại trực tiếp giữa các nhân vật, trong đĩ mỗi nhân vật trực tiếp nĩi lên quan điểm của mình, bảo vệ nĩ, phản bác quan điểm đối lập. Khi Ivan đưa ra quan điểm duy lí về thế giới và tơn giáo cũng là lúc anh ta đập lại quan điểm tơn giáo của trưởng lão Zoxima, cũng như vậy, Xmerdiacov đã phủ nhận hồn tồn suy nghĩ của Ivan. Tuy nhiên đối với những cuộc đối thoại trực tiếp này, nhân vật chưa thể hiện hết những suy nghĩ sâu xa trong lịng mình, bởi con người thật của họ cịn bị vẻ bề ngồi che giấu đi, phải đến những cuộc đối thoại với chính thì nhân vật mới tự nhìn nhận bản thân một cách trung thực và sâu sắc. Đến đây xuất hiện kiểu vi đối thoại, tức là sự kết hợp của nhiều giọng khác nhau trong cùng một lời độc thoại nội tâm. Hình thức đối thoại này được thể hiện rõ trong nội tâm nhân vật Ivan, khi anh ta lên đường đi Moxcva, đặc biệt là trong cuộc đối thoại với quỷ mà thực chất là sự

phân thân thành hai nửa của nhân vật để biến độc thoại thành đối thoại. Trên đường đi Moxcva, đầu tiên Ivan nghĩ rằng mình ra đi chỉ đơn thuần là tránh xa mọi thứ, nhưng một giọng khác vang lên trong đầu chàng, buộc nhân vật phải suy nghĩ lại lời nĩi của Xmerdiacov trước lúc lên đường, câu nĩi đĩ khiến Ivan hết sức băn khoăn và tự hỏi lại minhg : «Tại sao lại nĩi chuyện với người thơng mình quả là thú vị, ý hắn muốn nĩi gì ? –chàng bỗng nghẹn thở- mà tại sao ta lại bảo cho hắn biết ta đia Trermasnia ? » [1 ; 431]. Như vậy lúc này tiếng nĩi của lương tâm bắt đầu lên tiếng tra vấn Ivan về hành vi đồng lõa của mình. Tiếp đĩ tiếng nĩi của lí trí lên tiếng bào chữa, giúp nhân vật chạy trốn tiếng nĩi của lương tâm : « Vứt hết mọi chuyện trước đây, đoạn tuyệt vĩnh viễn với thế giới trước đây, sao cho khơng bao giờ cịn nhận được tin tức hay hồi âm của nĩ nữa : đi vào thế giới mới, đến những chốn mới, khơng ngối nhìn lại » [1; 432]. Thế nhưng ngay sau đĩ lương tâm đã bắt đầu vị xé tâm hồn Ivan, « trong tim nhức nhối một nỗi đau mà cả đời chưa bao giờ chàng cảm thấy như thế »

[1; 432], buộc nhân vật phải trung thực với mình, tự lện tiếng cáo buộc tội lỗi của mình : « Ta là thằng đê tiện ». Trong một đoạn văn, nhân vật độc thoại với chính mình, cuộc độc thoại nội tâm biến thành cuộc đối thoại giữa tiếng nĩi lương tâm và lí trí. Lí trí thì ru ngủ, lương tâm thì nhắc nhở, vị xé khiến nhân vật khơng thể tự dối lịng, phải đối diện với những suy nghĩ và hành vi đen tối của mình. Hình thức vi đối thoại này cịn dễn ra trong cuộc đối thoại giữa Ivan vơi quỷ. Lúc này nhân vật đang lên cơn sốt thần kinh, tâm thần hoảng loạn khi biết được sự thật, và tưởng tượng thấy mình đang nĩi chuyện với quỷ. Thực chất đây là sự phân thần thành hai mảnh của nhân vật, nĩ đại diện cho hai tiếng nĩi như trên trong tâm hồn nhân vật. Lúc này, lương tâm lên tiếng phán xét Ivan theo một cách thức đặc biệt và lạ lùng, đĩ là lấy độc trị độc, lấy những lời nĩi trước đây cỉa nhân vật để đánh vào bức tường lí trí bao bộc đang nhân vật. Quỷ là kẻ đồng dạng, là bản ngã thú hai của Ivan, quỷ bắt chước những lời nĩi khi xưa Ivan nĩi, quỷ nhại lại tất cả với sự châm chọc, khiêu khích. Quỷ- kẻ song trùng đã xé toạc lớp vỏ bề ngồi của Ivan và đưa anh ta trở lại với những

gì bản chất của mình : « Giá như cậu tin về đức hạnh thì đi một nhẽ ; người ta khơng tin tơi cũng mặc, tơi hành động vì nguyên tắc. Nhưng cậu là con lợn như Fiodor Pavlovitr. Đức hạnh là cái quái gì với cậu », « Cậu ra tồ vì kiêu hãnh nhưng cậu vẫn hi vọng Xmerdiacov sẽ bị vạch mặt và đi đày. Mitia sẽ được gỡ tội, cịn cậu chỉ bị chê trách về tinh thần thơi. Những người khác lại khen ngợi cậu ». Trước những lời giễu cợt của quỷ, bản ngã thứ nhất của Ivan chỉ cĩ thể nổi khùng lên mà khơng thể nào bào chữa hay trả đũa lại : « để ta yên, ngươi gõ vào cân não ta như cơn ác mộng ám ảnh…- Ivan rên rỉ đau đớn, bất lực trước ảo ảnh của mình. – Ta ngán ngươi lắm rồi, khơng thể chịu nổi và đau khổ ! Ta sẵn lịng trả giá đắt nếu cĩ thể đuổi được ngươi đi » [1; 979]. Trong suốt cuộc đối thoại với quỷ, Ivan thực sự lâm vào khủng hoảng trầm trọng, anh ta phát điên với quỷ, tức là với chính mình. Bi kịch tinh thần của nhân vật này thức sự đã lên đến tận cùng giới hạn chịu đựng của con người.

Như vậy, thơng qua những cuộc đối thoại, tác giả đã đi sâu phân tích thế giới nội tâm nhiều mâu thuẫn, xung đột của nhân vật. Đặt nhân vào những trường đối thoại đĩ, tâm lí nhân vật được soi sáng với những bi kịch đau đớn tột cùng.

Một phần của tài liệu Tính bi kịch trong tiểu thuyết anh em nhà caramazov (Trang 60 - 62)