Xây dựng nhân vật trong các mối quan hệ phức tạp, những tình huống kịch

Một phần của tài liệu Tính bi kịch trong tiểu thuyết anh em nhà caramazov (Trang 58 - 60)

2. Từ quan niệm nghệ thuật về con người đến nghệ thuật xây dựng nhân vật

2.2.1. Xây dựng nhân vật trong các mối quan hệ phức tạp, những tình huống kịch

huống kịch tính và khắc nghiệt

Doxtoiepxki luơn đặt nhân vật của mình vào một thế giới phức tạp với nhiều mối quan hệ chồng chéo lên nhau nhàm qua đĩ thể hiện lập trường đối thoại giữa các tư tưởng của một tiểu thuyết đa thanh. Trong Anh em nhà Caramazov cũng vậy, bi kịch của nhân vật bắt nguồn từ những mối quan hệ xen lẫn, từ quan hệ huyết thống (Fiodor- Dmit’ri- Ivan- Aliosa- Xmerdicov) đến quan hệ tình yêu (Dmit’ri- Grusenka-Fiodor ; Caterina- Dmit’ri- Grusenka ; Ivan-Caterina-Dmit’ri ; Aliosa-Liza), quan hệ tơn giáo (Zoxima- Aliosa- những đứa trẻ)…

Trong mạng lưới dày đặc đĩ, một nhân vật được đặt đồng thời trong nhiều mối quan hệ, nĩ bao quanh nhân vật. Chính trong mối quan hệ đa dạng, phức tạp đĩ, nhân vật cĩ cơ hội thể hiện mình với những băn khoăn, trăn trở, những suy nghĩ và tình cảm phong phú, nhiều cung bậc. Chẳng hạn, Dmit’ri đặt trong mối quan hệ gia đình là con của Fiodor và anh của Ivan, nhưng xét trên quan hệ tình yêu thì họ lại là tình địch, là kẻ thù của nhau, tương tự như thế với hai nhân vật kia. Xmerdiacov vừa là thằng hầu nhưng cũng chính là một thành viên trong gia đình này, và cũng là kẻ song trùng với Ivan, kẻ giết người. Những nhân vật này đang đĩ ng nhiều vai trị khác nhau, ở mỗi khơng gian cụ thể, nhân vật thực hiện một vị trí xã hội cụ thể, tuy nhiên những vị trí này thường bị đảo ngược, chúng khơng theo những quy chuẩn thơng thường của xã hội mà mang tính nghịch dị. Tất cả những điều đĩ tạo nên tấm thảm kịch của gia đình Caramazov, cha trở thành kẻ cướp đoạt tài sản của con, tranh giành người yêu với con, con thì xem cha như kẻ thù, rồi trở thành kẻ giết hại cha, anh em vừa là kẻ thù vừa là những kẻ đồng lõa. Bên cạnh đĩ cịn cĩ quan hệ đối lập của những người cĩ

đức tin tơn giáo và những kẻ vơ thần, các nhân vật khơng chỉ đối lập nhau về quan hệ mà cịn đối lập về tính cách và tư tưởng. Đây cĩ thể xem là quan hệ đối lập đối lập của những cá nhân riêng lẻ với nhau trong xã hội, tạo thành mối quan hệ nhiều chiều, trộn lẫn vào nhau. Những quan hệ này giúp nhân vật thể hiện đầy đủ mọi khía cạnh trong tâm hồn và làm phơng nền cho bi kich xảy ra. Đây là một cách hữu hiệu để nhà văn đặt nhân vật trong trường đối thoại với bản thân và người khác.

Ngồi ra, nhà văn cịn đặt nhân vật trong những tình huống kịch tính và khắc nghiệt để lột tả hết những suy nghĩ nội tâm của nhân vật cũng như mối xung đột của các nhân vật. Những tình huống kịch tính ở đây cĩ thể kể đến tình huống « gặp mặt khơng đúng chỗ » trong phịng trưởng lão, cuộc gặp mặt này gây ra tình huống dở khĩc dở cười cho những người ngồi cuộc và khiến cho xung đột giữa những người trong cuộc là Fiodor và Dmit’ri thêm căng thẳng hơn. Rồi tình huống xảy ra trong phịng khác nhà Caramazov, khi Dmit’ri xơng vào tìm Grusenka và đánh bố, tình huống này thể hiện rõ bi kịch gia đình đang xảy ra trong gia đình này, chứng kiến sự khủng khiếp của nĩ, Alisa thì lo lắng về một thảm hoạ sẽ xảy ra, cịn Ivan thì cho đĩ là điều bình thường bởi quy luật của cuộc sống này là « rắn nuốt rắn ». Cũng cĩ thể xét đến tình huống ngã cầu thang và lên cơn động kinh giả đã được sắp đặt từ trước của Xmerdiacov, trong tình huống này, bộ mặt độc ác, nham hiểm, lạnh lùng của tên hầu bộc lộ rõ ràng, thêm vào đĩ cho thấy sự nhẫn tâm trong cách đồng lõa của Ivan. Tác phẩm cịn chứa đựng nhiều tình huống bất ngờ khác như tình huống từ chối nhận tiền của viên trung uý già, tình huống giễu cợt Caterina của Grusenka, tình huống Caterina phản cung…Đây đều là những tình huống gây bất ngờ khi nhân vật cĩ sự lựa chọn hành động mà khơng ai cĩ thể lường trước.

Thơng qua những tình huống này, cá tính và đời sống nội tâm của nhân được dịp mổ xẻ, phân tích một cách khách quan và chính xác hơn. Những tình huống này cũng là nơi khởi nguồn và phát sinh bi kịch của nhân vật.

Một phần của tài liệu Tính bi kịch trong tiểu thuyết anh em nhà caramazov (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w