Khơng thời gian trong trường đối thoại

Một phần của tài liệu Tính bi kịch trong tiểu thuyết anh em nhà caramazov (Trang 86 - 89)

1. Nghệ thuật xây dựng khơng thời gian nghệ thuật

1.3. Khơng thời gian trong trường đối thoại

Lập trường đối thoại là một phương thức cao nhất để thể hiện tính phức điệu trong tiểu thuyết của Doxtoiepxki. Vì vậy sự đối thoại này phải mang tính chủ động tích cực ở cường độ cao và phải đặt trong một khoảng khơng gian phù hợp. Điều này dẫn đến sự hình thành khơng thời gian trong trường đối thoại của các nhân vật. Cĩ thể nĩi, khơng gian tác phẩm là một đấu trường rộng lớn của các tư tưởng, và cấu trúc văn bản là tập hợp của những cuộc đối thoại lớn giữa các ý thức, các chân lí khác biệt nhau. Nĩ tạo nên khơng gian đối thoại rộng lớn cho nhân vật thả sức bộc lộ ý tưởng của mình.

Trường đối thoại đầu tiên là đối thoại của ở cấp độ các nhân vật. Dạng đối thoại ngày Bakhtin gọi là cuộc đối thoại lớn để phân biệt với tiểu đối thoại (độc thoại mang tính đối thoại trong bản thân nhân vật). Cĩ thể thấy rõ trường đối

thoại này trong sự đối lập trong tính cách và tư tưởng của các nhân vật. Đối thoại giữa Dmit’ri và Ivan là đối thoại giữa bản năng dục vọng và lí trí vơ thần. Mặc dù Doxtoiepxki khơng để cho hai nhân vật này đối thoại trực diện với nhau nhưng ý thức về nhau rất rõ. Dmit’ri nĩi về Ivan: “Về Ivan tơi hiểu rằng chú nhìn thiên nhiên bằng con mắt chất chứa sự nguyền rủa. Mà chú ấy trí lự như thế”. Dmit’ri biết rõ em mình là một người cĩ ý tưởng cao siêu phức tạp đến mức “khơng thể yêu cuộc sống trước mắt mà là yêu nhân loại xa viễn”. Đồng thời chàng cũng cảm thấy khâm phục người em của mình. “Ivan như một nấm mồ. Chú ấy kín như nấm mồ”. Đặt mình trong trường đối thoại với người em, Dmit’ri lại càng hiểu rõ bản thân mình, một người cĩ hành động bản năng đểu cáng. Ngược lại, Ivan cũng hiểu rõ bản thân và tư tưởng của mình cũng như hiểu một phần nào về Dmit’ri, tuy nhiên với tu tưởng duy lí giá lanh, “rắn nuốt rắn”, Ivan vẫn khơng thể hiểu hết bề sâu con người của anh mình bởi nhân vật này khơng cĩ lịng tin vào tơn giáo với sức mạnh cải hố kì diệu của nĩ như Dmit’ri. Ngồi ra, trường đối thoại ở cấp độ nhân vật cịn thể hiện ở sự đối lập tư tưởng vơ thần và đức tin thánh thiện của các nhân vật: Ivan, Fiodor, Xmerdiacov với Aliosa, Zosima. Ba hình tượng nhân vật đầu tiên biểu trưng cho sự vị kỉ đến mức tàn nhẫn, họ chỉ nhằm thỗ mãn dục vọng ở mức cao nhất bằng mọi phương thức khác nhau. Nếu Fiodor trơ trẽn, trâng tráo trong nhục dục thì Ivan biểu hiện tinh thần vị kỷ bằng sự lạnh lùng vơ trách nhiệm cịn Xmerdiacov thỗ mãn nĩ bằng sự sát hại đồng loại mà lại chính là cha mình. Họ cĩ chung một tư tưởng: vơ thần, chối bỏ thượng đế, mọi việc đều được phép làm. Tư tưởng này hồn tồn trái ngược với đức tin vào chúa của Zoxima và Aliosa: “Cĩ chúa trời và cĩ sự bất diệt. Sự bất diệt nằm trong chúa trời”.

Mỗi nhân vật của Doxtoiepxki khơng chỉ dừng lại ở sự đối lập đơn thuần mà họ hiểu rõ về nhau. Aliosa nhân từ hiểu rõ về sự dâm cuồng của cha, về tư tưởng lạnh lùng của Ivan, về khát khao hướng thiện của Dmit’ri cũng như trưởng lão Zoxima hiểu rõ về bản chất và tư tưởng cũng như số phận của những người mà ơng từng gặp mặt. Tuy nhiên, hiểu nhưng họ cũng khơng thể làm gì để

hạn chế hay giúp đỡ người khác, bởi dường như đức tin vào chúa cũng khơng đủ sức thay đổi con người. Đây là bi kịch của các nhân vật thể hiện trong trường đối thoại này, cũng là hạn chế, bộc lộ điểm yếu về mặt tư tưởng của nhà văn.

Một trường đối thoại nữa cũng cĩ tác dụng trong việc thể hiện bi kịch tinh thần của con người đĩ là hình thức vi đối thoại (cĩ nghĩa là sự kết hợp của nhiều giọng khác nhau trong cùng một lời độc thoại nội tâm). Ở đây cĩ sự kịch hố mang đậm chất carnival của khơng- thời gian. Nhân vật trị chuyện với kẻ đồng dạng của mình là quỷ. Quỷ là hình ảnh vượt quá giới hạn, là bản ngã thứ hai về ý thức lỗi lầm và tiềm năng của mình. Trong cuộc đối thoại với quỷ, Ivan như lạc vào thế giới hỗn mang của mình với những tư tưởng vị kỉ, lạnh lùng, độc ác. Quỷ đã nhại lại lời của Ivan, những điều mà trước đây Ivan tự tin thuyết giảng hùng hồn: “Với chúa trời thì khơng cĩ luật lệ nào cả. Chúa trời ở đâu thì đĩ là chỗ của ngài. Tơi ở đâu thì đấy là vị trí thứ nhất. được phép làm tất xả, cĩ thế thơi. Tất cả những điều đĩ như hay lắm. cĩ điều muốn bịp bợm thì cần gì đến sự phê chuẩn của chân lí nữa nhỉ.” [1; 899]. Trong cuộc đối đầu này, Ivan hồn tồn bị đánh bại. Những lời nĩi như xoắn vào cân não anh ta, làm cho nhân vật đau đớn nhận ra chính mình trong đĩ. Tiếng nĩi thứ hai vang lên từ sự thật bỏng rát khiến nhân vật khơng thể chối cãi, Ivan hồn tồn gục gã trứơc những lời mỉa mai bơng đùa mà thâm thuý của quỷ, điều đĩ khiến anh ta phát điên, rơi vào tình trạng hoảng loạn tinh thần. Đặt trong trường đối thoại của khơng gian tâm tưởng và thời điểm khủng hoảng, bản chất nhân vật được thể hiện rõ nhất, khơng ai hiểu rõ Ivan bằng quỷ bởi quỷ là con người thứ hai của nhân vật này. Đối thoại với chính mình vì thế là bi kịch lớn nhất mà mỗi con người phải trải qua trong quá trình tìm đến sự thật, tìm thấy con người trong mỗi con người.

Thơng qua việc xây dựng thế giới nghệ thuật với những nhân vật mang trong mình tư tưởng độc lập thậm chí đối thoại với nhau trong sự đối lập, Doxtoiepxki cũng khơng quên thể hiện lập trường đối thoại của mình về thế giới và xã hội. Tác phẩm là sự thể hiện chính muồi nhất về tư tưởng của nhà

văn về đạo đức, xã hội, tơn giáo nhưng đồng thời qua đĩ cũng thể hiện sự ngả nghiêng, mâu thuẫn của nhà văn trước những vấn đề khơng sao giải quyết triệt để được theo mong muốn của ơng. Những tư tưởng cĩ phần ngây thơ về tơn giáo của tác giả trong việc giải quyết những rạn nứt của xã hội và nhân cách con người bằng biện pháp tin vào chúa đã làm cho giá trị tư tưởng của tác phẩm cĩ phần nhạt đi, tuy nhiên những tình tiết hiện thực chân thực hết cỡ, những pha phân tích tâm lí nhân vật thơng qua đối thoại sắc sảo đã đem lại cho tác phẩm cĩ sức tác động mạnh mẽ đến người đọc bởi giá trị hiện thực của nĩ.

Như vậy, khơng phân biệt nhân vật hay tác giả, nhân vật chính hay phụ, mỗi một người đều thể hiện lập trường quan điểm của mình trong tác phẩm. Từ đĩ biến tác phẩm thành đấu trường tự do của các tư tưởng, chân lí khác biệt, đối lập nhau, chúng tranh chấp nhau, bác bỏ nhau để dành phần thắng. Tuy nhiên trong đấu trường mang tên Anh em nhà Caramazov, khơng cĩ tư tưởng nào thắng lợi hồn tồn. Mọi tư tưởng đều tỏ ra bất lực với cuộc thử thách khắc nghiệt của hiện thực khách quan. Chân lí hình như cịn ở xa phía trước và buộc con người phải tận tâm hơn trên con đường tìm về với nĩ.

Một phần của tài liệu Tính bi kịch trong tiểu thuyết anh em nhà caramazov (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w