Những cử chỉ mang ý nghĩa triết lý sâu sắc

Một phần của tài liệu Tính bi kịch trong tiểu thuyết anh em nhà caramazov (Trang 66 - 69)

2. Từ quan niệm nghệ thuật về con người đến nghệ thuật xây dựng nhân vật

3.3.2. Những cử chỉ mang ý nghĩa triết lý sâu sắc

Khơng chỉ thể hiện tư tưởng triết học thơng qua biểu tượng là nhân vật, Doxtoiepxki cịn sử dụng thêm những cử chỉ mang ý nghĩa triết lí sâu sắc để hiện thực hố những ý tưởng của mình. Trong Anh em nhà Caramazov cĩ rất nhiều cử chỉ như thế, nĩ khơng những gây tị mị cho các nhân vật chứng kiến nĩ mà cịn tạo nên một dấu chấm hỏi lớn cho người đọc khi tiếp nhận tác phẩm. Cử chỉ đầu tiên là cái quỳ lạy Dmit’ri của trưởng lão Zoima sau khi chững kiến cuộc cãi lộn giữa hai cha con, cử chỉ này khiến cho những người chứng kiến hết

sức sửng sốt, khơng ai hiểu ý nghĩa của hành động bí ẩn này. Sau này trưởng lão mới giải thích cho Aliosa rõ: “ta cảm thấy cĩ một cái gì khủng khiếp …cái nhìn của anh ta dường như bộc lộ tồn bộ số phận của anh ta…anh ta đang sửa soạn cho mình một cảnh ngộ ghê gớm” [1; 438]. Hành động của trưởng lão như một sự báo trước cho tấm thảm kịch sau này, đồng thời cảm thơng trước số phận đau khổ và bi kịch sắp xảy đến với nhân vật. Hành động này mở đầu cho những hành động kì lạ tiếp theo, đĩ là nụ hơn của chúa dành cho viên đại pháp quan, sau này là nụ hơn mà Aliosa dành cho Ivan. Những nụ hơn này do những thiên thần cĩ trái tim yêu thương vơ lượng dành cho những người lầm lạc. Từ cha Zoxima đến Aliosa và cao nhất là chúa đều đại diện cho tơn giáo, cho thượng đế. Do đĩ, nụ hơn là một cách xoa dịu những tâm hồn sơi sục, là sự thấu hiểu, cảm thơng và thể hiện sự bao dung của chúa dành cho con người. Những cử chỉ trên là biểu tượng cho sự cứu rỗi của đấng tồn năng. Hầu hết những cử chỉ này đều mang dấu ấn tơn giáo bởi tư tưởng tơn giáo gắn liền với tư tưởng của Doxtoiepxki, nhà văn tin tưởng rằng với tình yêu thương của chúa, nếu con người cĩ đức tin thì sẽ được hạnh phúc, Chúa sẽ cứu rỗi những tâm hồn lầm lạc, đưa họ tới cuộc sống tốt đẹp. Tuy nhiên trong quá trình thể hiện niềm tin tơn giáo đĩ, Doxtoiepxki đã khơng ít lần gặp phải mâu thuẫn giữa niềm tin và hiện thực, điều này thể hiện trong hình ảnh thi thể bốc mùi của trưởng lão, đây là biểu tượng cho sự đổ vỡ niềm tin của nhân vật, tất cả mọi người đều tin rằng với thánh hạnh của mình, sau khi chết trưởng lão sẽ hố thân, tạo ra những phép lạ kì diệu, thế nhưng niềm tin đĩ đã bị đổ vỡ, gây nên sự nghi ngờ trong lịng những người sùng đạo. Để cứu vãn niềm tin tơn giáo, Doxtoiepxki đề xuất biện pháp: đưa chúa từ thế giới của Người hạ cánh xuống trần gian, địa hạt của con người. Cách tốt nhất để chúa đến được với con người chính là sự hồ nhập tư tưởng của chúa vào cuộc sống hiện thực. Điều này thể hiện ở sự ngộ đạo xuất thần của Aliosa với hành động ơm hơn mặt đất. Cử chỉ đầy tính chất tơn giáo này là biểu tượng cho sự tiếp nối của Aliosa với sự nghiệp của Zoxima, Aliosa đã bước chân vào đơi giày của trưởng lão và tiếp tục cuộc hành trình cịn dang

dở của đức cha. Đây là bước ngoặc quan trọng trong đời nhân vật, bởi ngay sau đĩ, Aliosa đã quyết định rời khỏi tu viện, đến với cuộc đời rộng lớn đầy rẫy đau khổ của con người, cứu giúp họ ta khỏi nỗi thống khổ vơ hạn.

Tất cả những nhân vật biểu tượng và những cử chỉ cĩ ý nghĩa sâu sắc đĩ đã tạo cho tác phẩm nhiều tầng ý nghĩa, tạo chiều sâu nhận thức cho người đọc. Mỗi một biểu tượng đều thể hiện một tư tưởng, một chân lí đối nghịch nhau. Chúng cùng nằm trong trường đối thoại chung của tác phẩm, đối thoại đồng đẳng với nhau và luơn cĩ ý bác bỏ nhau. Từ sự đối thoại của những biểu tượng trên đã tạo nên tính phức điệu với sự hồ thanh của nhiều giọng bè trong tác phẩm. Những biểu tượng đĩ đồng thời cũng gĩp phần thể hiện bi kịch của con người bởi trong cuộc đối thoại khắc nghiệt giữa các tư tưởng, số phận này, khơng ai là người chiến thắng, mọi tư tưởng cái thì sụp đổ, cái thì bất lực, khơng đủ sức cứu con người ra khỏi tấn bi kịch của nĩ.

Trên đây là những phương diện quan trọng trong thi pháp tiểu thuyết Anh em nhà Caramazov. Cốt truyện, kết cấu, nhân vật và các biểu tượng trong tác phẩm cĩ mối quan hệ biện chứng khơng thể tách rời. Cốt truyện phong phú, kịch tính, địi hỏi kết cấu đa dạng phức tạp với sự kết hợp chặt chẽ kết cấu bên trong và bên ngồi. Thêm vào đĩ, việc xây dựng nhân vật bằng nhiều thủ pháp cụ thể hố tác phẩm giúp ta hiểu hơn về cốt truyện và kết cấu. Tất cả những điều đĩ kết hợp cùng hệ thống biểu tượng làm cho tác phẩm trở thành một chỉnh thể đa chiều, phức tạp, và lơi cuốn. Nhờ đĩ tính bi kịch trong tác phẩm hiện lên sâu sắc và cụ thể hơn.

CHƯƠNG 3

SỰ THỂ HIỆN TÍNH BI KỊCH QUA NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG KHƠNG GIAN THỜI GIAN VÀ NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT

Một phần của tài liệu Tính bi kịch trong tiểu thuyết anh em nhà caramazov (Trang 66 - 69)