Khơng gian tâm trạng

Một phần của tài liệu Tính bi kịch trong tiểu thuyết anh em nhà caramazov (Trang 78 - 81)

1. Nghệ thuật xây dựng khơng thời gian nghệ thuật

1.1.3.Khơng gian tâm trạng

Khơng gian tâm trạng là khơng gian xuất hiện bên trong nhân vật. Đĩ là những vui buồn, ước mơ, ám ảnh mà nhân vật khơng thể thốt ra được. Phần lớn những nhân vật chính trong tác phẩm đều cĩ khơng gian tâm trạng riêng, nhân vật như tự sống với chính bản thân mình trong những trường tư tưởng cụ thể. Chẳng hạn khơng gian tâm trạng của nhân vật Dmit’ri là sự suy nghĩ giày vị bản thân với ý thức danh dự cao, nhân vật luơn tự đặt mình trong sự đấu tranh nội tâm gay gắt nhằm vươn tới cái cao đẹp. Cịn Ivan lại cĩ khơng gian tâm trạng nặng nề, u ám và giằng xé giữa vực sâu địa ngục và trái tim, là chiến trường của những tư tưởng giá lạnh và lương tâm con người. Trái với hai người anh, Aliosa lại khơi dậy một cảm giác thanh bình, yên ả, như một dịng suối nhỏ tắm mát cho những tâm hồn khơ cháy trên. Tuy nhiên như đã nĩi, nhân vật của Doxtoiepxki là những nhân vật tự ý thức, nhân vật chưa hồn kết, và đang trên con đường tìm kiếm chân lí cho cuộc đời mình. Do vậy, khơng gian tâm trạng của những nhân vật luơn gắn với hình ảnh những con đường. Nhân vật thường xuất hiện những suy nghĩ, những quyết định trên đường đi. Suốt con đường là những trăn trở, dằn vặt, đấu tranh, nghĩ ngợi và đến ngưỡng cửa kết thúc, giao nhau với khơng gian khác thì nĩ mới tìm ra chân lí. Vì vậy, khơng gian con đường là một dạng khơng gian đặc biệt trong Anh em nhà Caramazov. Hầu hết các nhân vật chính trong tác phẩm như Ivan, Aliosa, Dmit’ri đều cĩ những bước ngoặc của quá trình tự ý thức ở đây. Khơng gian này gắn liền với những con đường dẫn Aliosa đi đến nhà bố, đến tư viện, đến nhà Caterina, nhà Grusenka.

Trên chặng đường đi đĩ, nhân vật luơn suy nghĩ về những việc đã xảy ra, những điều bất ngờ, bất hạnh của gia đình, những suy tưởng về tơn giáo…và tìm kiếm cách giải quyết sao cho vẹn tồn. Khơng gian này khơng được nhà văn miêu tả kĩ nhưng nĩ cĩ tác dụng quan trọng, hàm ẩn những ẩn dụ về con đường tìm kiếm chân lí, giải quyết tư tưởng của nhân vật. Đối với nhân vật Dmit’ri, con đường gắn với những xung đột tâm lí. Đĩ là con đường đi đến Tresmasnia, với cố gắng kiếm được số tiền 3000 rúp để trả cho Caterina nhưng thất bại. Con đường này tượng trưng cho con đường cố gắng bảo vệ danh dự của chàng sĩ quan. Phải biết rằng nhân vật là người đề cao danh dự như thế nào để thấu hiểu được sự thất vọng như thế nào của nhân vật khi ra về tay khơng “chàng bước đi trên con đường rừng nhỏ hẹp, chẳng cĩ chủ định gì, lịng dạ rối bời, “đầu ĩc trống rỗng”, chẳng hề biết mình đi đâu. Bất cứ đứa trẻ nào cũng cĩ thể bắt nạt chàng, chàng đã quá suy kiệt cả về thể xác lẫn tâm hồn. “Thất vọng biết bao, xung quanh tồn là cảnh chết” chàng vừa nhắc lại vừa tiếp tục bước tới”[1; 581]. Trong chuyến đi từ nhà bố sau khi đánh lão Grigori, đến Mocroe, Dmit’ri rối bời với “nhiều điều vị xé cõi lịng”, với ý nghĩ đến gặp Grusenka lần cuối và sẽ tự mình trừng phạt mình bằng một viên đạn bắn vào đầu. Ý nghĩ này làm cho tâm hồn nhân vật rối loạn đến đau khổ. Và rồi cũng chính con đường đĩ, càng đến đích, tâm trạng nhân vật càng biến đổi với những tình cảm đẹp đẽ “vả chăng cỗ xe tam mã phĩng như bay, “ngốn nốt khơng gian”, và càng gần đến đích thì ý nghĩ về nàng, chỉ về nàng thơi, lại chốn lấy tâm trí chàng mỗi lúc một mạnh mẽ hơn và xua đuổi mọi bĩng ma ghê rợn khác khỏi tim chàng”. Để rồi trong “lồng ngực chàng dậy lên tình yêu” với Grusenka, “một tình cảm mới mẻ, bất ngờ” đến với Dmit’ri, khiến chàng hoan hỉ đến cuồng loạn. Cĩ thể nĩi đây là lần đầu tiên Dmit’ri hiểu được thế nào là tình yêu, tình yêu này khác hẳn với nỗi đam mê thuần tuý trước đây, nĩ thuộc về tinh thần trong sáng chứ khơng phải dục vọng đê hèn.

Khơng gian con đường cịn gắn liền với quá trình tự ý thức với những đấu tranh, vị xé của nhân vật Ivan. Điều đặc biệt là con đường tự nhận thức của

nhân vật này rất phức tạp, nhiều mâu thuẫn thể hiện sự giằng co, tranh chấp giữa những ý nghĩ, những tư tưởng, giữa lương tâm, cái thiện của nhân cách và lí trí lạnh lùng, nơi cái ác điều khiển. Điều này thể hiện rõ trong lần cuối cùng Ivan về nhà bố trước khi quyết định ra đi. Sau bài thuyết giảng tràn lan về chúa trời, Ivan chia tay Aliosa, Ivan đi đường mình, khơng hề ngối lại, Aliơsa đứng nhìn theo dáng đi của anh mình và rút ra một nhận xét lạ lùng “chẳng rõ vì sao anh bỗng nhận thấy anh Ivan đi hơi lắc lư và nhìn từ phía sau thì vai bên phải thấp hơn vai bên trái”. Điều này cho thấy trong tâm hồn Ivan đang mang những gánh nặng quá lớn, đĩ là gánh nặng của tư tưởng, của những giày vị, những tính tốn mà nhân vật đang đứng trước ngưỡng của sự lựa chọn. Trên đường về nhà, tâm lí Ivan trải qua một quá trình phân tích, lục vấn hết sức phức tạp. Nhân vật “cảm thấy một nỗi phiền muộn khơng thể chịu nổi, và cái chính là càng về đến nhà thì nỗi phiền muơn đĩ càng tăng thêm theo mỗi bước chân”. Và cuối cùng khi về đến nhà, nhìn thấy Xmerdiacov, “Ivan đã hiểu rằng thằng hầu Xmerdiacov vẫn ngồi chồm hỗm trong tâm tư chàng và kẻ mà tâm hồn chàng khơng chịu đựng nỗi chính là thằng này”. Quá trình tự nhận thức gắn liền với hình ảnh con đường của nhân vật Ivan con được thể hiện trong quãng đường đi Moxcva. Trước khi lên đường đi, nhân vật đã nhận được câu nĩi ý nhị của Xmerdiacov: “Nĩi chuyện với người thơng minh quả là thú vị”, tuy cịn mơ hồ với ý nghĩa của lời khen đĩ thì cũng khơng thể phủ nhận rằng Ivan đã thơng đồng với thằng hầu về chuyến đi gấp gáp này. Trên đường đi, nhân vật tự ru ngủ mình với suy nghĩ rằng mình ra đi lần này là “đi vào thế giới mới, đến những chốn mới, khơng ngối nhìn lại”, nhưng dù lí trí cĩ cố gắng kìm nén thì lời nĩi thứ hai, tiếng nĩi của lương tâm vẫn cĩ đủ sức mạnh để lên tiếng tố cáo bản thân: “thay cho niềm hân hoan, bống tối bỗng trùm lên tâm hồn chàng. Cịn trong tâm nhức nhối một nỗi đau xĩt mà cả cuộc đời chưa bao giờ chàng cảm thấy như thế. Chàng nghĩ ngợi suốt đêm: xe lửa phĩng như bay, mãi đến rạng sáng khi xe vào Moxcva, chàng dương như mớichợt tỉnh. Ta là thằng đê tiện!-chàng tự nhủ.”. Như vậy, quá trình mà nhân vật tìm đến sự thật, đi sâu

vào soi sáng thế giới nội tâm trong bản thể tối đen của mình luơn gắn liền với hình ảnh những con đường, đĩ là những con đường của ý tưởng, của tìm kiếm, của đấu tranh, nĩ quanh co và vấp phải những vật cản là những tư tưởng đối kháng trên hành trình về đích và cái đích mà con đường đĩ hướng tới luơn là những bi kịch tinh thần khi nhân vật tự vạch trần bản chất của mình, tự phanh phui, phơi bày những ung nhọt ttrong nhân cách của mình. Khơng gian con đường vì thế rất quan trọng đối với nhân vật. Nĩ thể hiện tâm trạng của nhân vật một cách rõ nhất với những diễn biến tư tưởng, những xung đột tâm lí, những giằng xé giữa thiện- ác, bản năng dục vọng- khao khát hướng thiện.

Quả thực với Anh em nhà Caramazov, Doxtoiepxki đã dựng nên những lớp khơng gian sinh động, cĩ sức mạnh nghệ thuật trong việc làm nổi bật những bi kịch của con người trong xã hội bất ổn. Sự kết hợp giữa khơng gian thực tại, khơng gian carnaval hố và khơng gian tâm trạng đã tạo nên sự liên kết nhiều chiều, từ đĩ bộc lộ rõ tâm trạng, tính cách và tư tưởng của nhân vật. Cái đặc biệt là qua đĩ, nhà văn đã làm nổi bật sự đối lập trong chiều sâu tư tưởng của nhân vật, dẫn dắt chúng trải qua quá trình thử thách bằng việc đặt nhân vật vào những loại khơng gian khác nhau, tạo nên tính nghịch dị cho tổng thể khơng gian của tác phẩm. Tính nghịch dị thể hiện ở khơng gian chứa đựng cả ánh sáng và bĩng tối, cái xấu xa và cái cao thượng. Nếu khơng gian của tơn giáo cao cả, thanh sạch bao nhiêu thì khơng gian cuộc sống trần tục lại vẩn đục, nhơ bẩn, tầm thường bấy nhiêu. Bên cạnh sự giàu sang của giới thượng lưu là cuộc sống khốn khĩ nghèo đĩi của nhân dân lao động. Những khơng gian này gĩp nhặt sự đối lập của xã hội lại tạo thành một bức tranh thống nhất về thế giới hiện thực với bao bi kịch đang tồn tại cả bên ngồi và bên trong con người.

Một phần của tài liệu Tính bi kịch trong tiểu thuyết anh em nhà caramazov (Trang 78 - 81)