Cốt truyện đa tuyến

Một phần của tài liệu Tính bi kịch trong tiểu thuyết anh em nhà caramazov (Trang 39 - 42)

1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và kết cấu

1.1.1. Cốt truyện đa tuyến

Nhìn bề ngồi, Anh em nhà Caramazov cĩ cốt truyện của một tiểu thuyết hình sự với những tình tiết hồi hộp, căng thẳng với quá trình phạm tội, điều tra, phá án, xét xử, luận tội…được bố trí một cách khéo léo. Nhưng bao trùm tất cả nĩ là cuốn tiểu thuyết “triết lí”, tuyến triết lí chiếm vị trí thống trị. Những vấn đề tư tưởng trọng đại, sự xung đột giữa các luồng tư tưởng đĩ được thể hiện dưới hình thức những nghị luận của các nhân vật về các đề tài triết học, bản thân các nhân vật bị ám ảnh bởi những tư tưởng nhất định, các nhân vật gắn liền tư tưởng của mình đến mức trở thành bản tính thứ hai của nhân vật. Muốn làm được điều này địi hỏi tác phẩm phải cĩ tầm vĩc đồ sộ. Trong đĩ Doxtoiepxki đã xây dựng một hệ thống gồm một số lượng khá đơng nhân vật, ngồi những nhân vật chính cịn cĩ nhiều nhân vật phụ mở ra những tuyến cốt truyện thứ yếu nhằm triển khai bức tranh xã hội, từ đĩ soi chiếu cốt truyện trung tâm, làm sáng tỏ chủ đề trung tâm của tác phẩm. Trong số những nhân vật tham gia vào các tuyến hành động trung tâm, cĩ khá nhiều dị bản của những loại tính cách quen thuộc trước đây trong sáng tác của Doxtoiepxki. Cốt truyện về gia đình Caramzov là tuyến cốt truyện dẫn dắt người đọc khám phá tác phẩm, mở rộng với nĩ là tuyến về những câu chuyện tình yêu của những nhân vật chính. Từ những cốt truyện này mà các bi kịch nhân sinh và xã hội được bĩc tách, phân tích, mổ xẻ kĩ càng, sâu sắc.

Cĩ thể thấy cốt truyện chính của tác phẩm là câu chuyện bi kịch về gia đình ngẫu hợp Caramazov với một ơng bố và bốn người con. Cốt truyện này thực ra khá đơn giản và là cốt truyện được tác giả ghi lại từ thực tế. Đĩ là câu chuyện về thượng uý Ilinxki, một người bạn tù của Doxtoiepxki ở Ơmxcơ, ơng này phạm tội giết cha và bị kết án hai mươi năm tù khổ sai. Kẻ sát nhân thực sự là em trai ơng ta, gã muốn một mình thừa kế gia tài của bố. Ơng ta chịu hình phạt được 12 năm thì người em hối hận, ra tự thú và tự nguyện xin đi đày. Doxtoiepxki đã từng kể chuyện này trong cuốn Bút kí nhà chết, trong đĩ tác giả đưa thêm vào tình tiết tình yêu tay ba, khi người em ngồi việc muốn cướp gia

tài cịn muốn cướp luơn vợ chưa cưới của anh... Dựa trên nguồn tư liệu và lần viết trước đĩ, tác giả đã biến đổi thêm với nhiều chi tiết mới, làm nổi bật những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình dẫn đến bi kịch chung của một gia đình ngẫu hợp. Cốt truyện về gia đình Caramazov cĩ ba phần lớn:

1. Sự tranh giành tình ái giữa người cha và nguời con cả Dmit’ri dẫn họ đến sự thù địch chí tử.

2. Vụ thảm sát bí mật ơng già Caramazov của người con khơng được thừa nhận với sự chỉ đồng mưu của Ivan, đứa con thứ hai.

3. Tồ xử án lầm, kết tội Dmit’ri phải đi tù khổ sai nhiều năm vì tội giết cha. Cuối cùng là kết thúc bất hạnh của các nhân vật khác.

Để tăng thêm tính kịch tính, phức tạp của cốt truyện Doxtoiepxki đã sử dụng nhiều mơtip quen thuộc đan xen nhau, lồng vào nhau như: mơtíp mâu thuẫn thế hệ kết hợp với tình yêu tay ba, mơtip án mạng và điều tra kết hợp với tội ác và hình phạt…Từ đĩ làm nổi bật bi kịch của một gia đình ngẫu hợp, loại gia đình vẫn tồn tại trên đất nước Nga với những xung đột ngấm ngầm hoặc nổi rõ, gây nên những bi kịch đau lịng trong đời sống xã hội. Từ cốt truyện hình sự, tác giả đi sâu khai thác mâu thuẫn giữa các thế hệ trong một gia đình. Những sự kiện đầy bão tố trong tuyến cốt truyện gia đình đã cuốn hút vào cơn lốc của nĩ tất cả các thành viên trong gia đình Caramazov và hai người phụ nữ trẻ tuổi gần gũi với gia đình này là Grusenka, một thứ trà hoa nữ tỉnh lẻ hấp dẫn với vẻ đẹp khêu gợi đã gây nên mối thù hằn khơng thể nào dung hồ được giữa ơng già ham nhục dục với đứa con trai đầu của mình và cơ tiểu thư kiêu hãnh Caterina, mới đầu cịn là một nữ sinh, con gái một viên đại tá, tri ân sâu sắc đối với Dmit’ri về hành động cao thượng kiểu hiệp sĩ của anh, cơ mơ ước cứu anh ra khỏi sự suy sụp về đạo đức, cải tạo anh và đem đến cho anh một cuộc đời mới, cũng chính cơ gái thượng lưu này đã từ chối tình yêu của Ivan, gây nên bi kịch tình yêu cho hai người. Cốt truyện tình yêu được lồng ghép vào cốt truyện gia đình, nĩ như một phần nguyên nhân gây nên nhưng bi kịch gia đình, nhưng khơng phải vì thế mà nĩ mất đi vị trí của mình trong tồn bộ chủ đề tư tưởng tác

phẩm, ở đây cốt truyện tình yêu cĩ thể gây nên những bi kịch cho nhân vật chính song đồng thời cũng là liều thuốc đắng thức tỉnh những khao khát mới mẻ, tốt đẹp trong tâm hồn con người, đưa họ vượt qua thử thách và dám đối mặt với hiện thực, giải thốt cho họ, hướng họ tới cuộc sống mới. Sự xuất hiện của mơtip tội ác và hình phạt một lần nữa đưa bi kịch gia đình này lên đến đỉnh điểm. Tội ác giết cha được thực hiện bởi chính những đứa con, và hình phạt dành cho kẻ giết người khơng phải được thực thi bởi pháp luật mà từ chính tồ án lương tâm kẻ giết người. Những đứa con trong gia đình dù phạm tội hay khơng phạm tội đều phải gánh chịu những bi kịch tinh thần đau đớn.

Tuy nhiên, nếu chỉ cĩ vậy thì Anh em nhà Caramazov đã khơng cĩ tầm ảnh hưởng sâu rộng đến thế trên thế giới. Ngồi những cốt truyện cĩ tính chất xã hội trên, tác giả cịn đi vào một tuyến cốt truyện đầy ý tưởng khác. Đĩ chính là cốt truyện tơn giáo. Thơng qua những vấn đề liên quan đến tính cách, con người và cuộc đời của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là nhân vật Aliơsa. Tác giả đã đưa vấn đề tơn giáo vào tác phẩm như một tuyến cốt truyện vừa cĩ liên quan chặt chẽ đến các tuyến khác vừa là một tuyến đọc lập, qua đĩ thể hiện quan điểm thiên về tơn giáo của tác giả. Cốt truyện tơn giáo được thể hiện qua các chương kể về các thầy tu trong nhà thờ mà nổi bật là trưởng lão Zoxima và Aliosa với sứ mệnh thiêng liêng cứu con người ra khỏi vịng xốy tội lỗi và đau khổ. Trong đĩ cĩ câu chuyện kể lại quá khứ và con đường dẫn cha Zoxima đến với chúa, và đặc biệt là câu chuyện của những đứa trẻ được Aliosa dẫn dắt. Mặt khác, tuyến này cũng được thể hiện một cách sinh động trong các câu chuyện kể phản tơn giáo của chàng trai vơ thần Ivan, đĩ là câu chuyện về thế giới của chúa, bản trường ca viên đại pháp quan…chính trong cốt truyện tơn giáo này, những tư tưởng đạo đức mới của Doxtoiepxki được thể hiện rõ ràng với đức tin vào đạo Kitơ chính thống của nước Nga thì người Nga sẽ giải quyết được những mâu thuẫn như lúc này, tránh được những bi kịch như đã xảy ra trong tác phẩm. Tất nhiên, tư tưởng mới mày của nhà tư tưởng Doxtoiepxki cũng đã bị chính nhà nghệ sĩ hiện thực Doxtoiepxki phủ nhận trong suốt chiều dài tác phẩm.

Việc xây dựng kiểu cốt truyện đa tuyến, với sự đan xen của nhiều cốt truyện như trên đã khiến cho tính bi kịch của tác phẩm được thể hiện rõ hơn qua những xung đột phức tạp, rối rắm, những mâu thuẫn tư tưởng khơng thể giải quyết như ý muốn. Tất cả các tuyến cốt truyện trên hồ vào nhau như một bản bi ca về con người trên quá trình tìm đến với một cuộc sống hài hồ tốt đẹp.

Một phần của tài liệu Tính bi kịch trong tiểu thuyết anh em nhà caramazov (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w