Kết cấu bên ngồi

Một phần của tài liệu Tính bi kịch trong tiểu thuyết anh em nhà caramazov (Trang 45 - 47)

1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và kết cấu

2.2.1. Kết cấu bên ngồi

Kết cấu bên ngồi hay cịn gọi là bố cục của tác phẩm, chính là sự sắp xếp, phân bố các đoạn, các bộ phận của tác phẩm theo một trình tự nhất định. Với

một dung lượng lớn, hơn 1000 trang, tác phẩm được phân bố cơng phu 12 quyển, mỗi quyển gồm nhiều chương, liên kết với nhau theo một logic chặt chẽ. Mỗi quyển và chương đều cĩ đầu đề do tác giả đặt tên theo nội dung bao hàm trong đĩ. Chẳng hạn, trong phần một, để giới thiệu tồn cảnh về gia đình Caramazov từ tiểu sử các thành viên trong gia đình, mối xung đột giữa họ…tác giả đã đặt tên cho ba quyển đĩ lần lượt như sau:

Quyển 1: Câu chuyện một gia đình, Quyển2: Cuộc họp mặt khơng đúng chỗ, Quyển 3: Những kẻ ham nhục dục.

Trong mỗi chương lại cĩ những lời đầu đề riêng. Ví dụ trong quyển hai, cuộc họp mặt khơng đúng chỗ, các chương lần lượt cĩ đầu đề như sau:

1. Đến tu viện. 2. Tên hề già.

3. Những người đàn bà sùng tín. 4. Một bà kém đức tin.

5. Xin được như nguyện, amen.

6. Tại sao trên đời lại cĩ một người như thế? 7. Gã chủng sinh hám danh lợi.

8. Vụ tai tiếng.

Với cách viết như vậy, người đọc cĩ thể nắm được những nội dung hoặc sự kiện chính trong mỗi phần, mỗi đoạn mà chương đĩ muốn nĩi đến, đồng thời dễ dàng cĩ cái nhìn tổng quan trong tồn bộ bố cục tác phẩm. Trong quyển 4, tác giả đã đưa ra đầu đề cĩ tính khái quát bi kịch tinh thần của các nhận vật trong đĩ: Nỗi vị xé trong phịng khách; Nỗi vị xé trong gian nhà lụp xụp.

Ngồi cách đặt đầu đề theo tên nhân vật và nội dung các sự kiện xảy ra trong phần đĩ, tác giả cịn cĩ cách đặt tên đầu đề theo tính cách nhân vật hoặc một lời nĩi, lời nhận xét của nhân vật cĩ ý nghĩa khái quát bản chất vấn đề được đề cập ở trong đĩ. Trong chương 2, quyển 2, với đầu đề: Tên hề già đã thể hiện được bản chất trâng tráo, trơ trẽn thích làm trị của lão Fiođor trong cuộc họp

mặt ở chốn thâm nghiêm. Hay ở chương 6, đầu đề: Tại sao trên đời lại cĩ một người như thế? Là do một nhân vật Đmit’ri nĩi về lão Fiođor, trong cuộc họp mặt đơng đủ, lão Fiodor đã làm loạn cuộc hồ giải bằng những lời thố mạ, vu khống trơ trẽn đối với con mình, lão cịn diễn một vai bi hài kịch rất đạt với tất cả sự đê tiện của bản chất Caramazov, khiến cho những người trong buổi gặp đĩ khơng thể nào chị được và phải xấu hổ thay cho lão. Lão già đã biến cuộc họp mặt ở chốn linh thiêng thành một cái chợ, một sân khấu carnaval hố và mặc sức tung hồnh. Chính vì thế, trong chương này, lão là nhân vật chính, đây là sân khấu dành cho lão diễn xướng tất cả bản chất dối trá, lật lộng, thơ thiển, và những trị hề giả dạng bi kịch khi đĩng vai một ơng bố bị con mình đối xử bất cơng. Tên chương như vậy đã khái quát được cảm nhận của người trong cuộc dành cho vai diễn của lão. Một con người tự mình chà đạp lên bản thân, lên những người thân ruột thịt để đạt được mục đích, tại sao lại cĩ một con người như thế trên đời?

Cũng giống như thế là tên chương “Nổi loạn”, được lấy từ câu nĩi của Aliosa trước những câu chuyện của Ivan: “Đĩ là sự nổi loạn”, hay câu nĩi mang tính thơng đồng của Xmerdiacov dành cho Ivan cũng được đưa lên làm đầu đề: “Nĩi chuyện với người thơng mình đến là thú vị”.

Với cách viết này, tác giả đã cụ thể hố Anh em nhà Caramazov trên từng chương đoạn, giúp người đọc dễ dàng tiếp cận và tra cứu tác phẩm. Đĩ cũng là cách nhà văn thể hiện ngay trên bề mặt ngơn từ những phức tạp, ngổn ngang, xung đột của xã hội và con người, cung cấp những cảm nhận ban đầu về thế giới nghệ thuật và con người mang đậm màu sắc bi kịch.

Tuy nhiên dạng kết cấu bên ngồi này chỉ mang tính gợi ý, thâu tĩm nội dung chính, cịn muốn tìm hiểu thấu đáo ý nghĩa tác phẩm, đặc biệt là chiều sâu bi kịch được thể như thế nào thì phải đi sâu vào tìm hiểu kết cấu bên trong của tác phẩm.

Một phần của tài liệu Tính bi kịch trong tiểu thuyết anh em nhà caramazov (Trang 45 - 47)