Quan niệm nghệ thuật về con người của Doxtoiepxki trong Anh em nhà

Một phần của tài liệu Tính bi kịch trong tiểu thuyết anh em nhà caramazov (Trang 54 - 57)

2. Từ quan niệm nghệ thuật về con người đến nghệ thuật xây dựng nhân vật

2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người của Doxtoiepxki trong Anh em nhà

từ những kiểu nhân vật đến nghệ thuật xây dựng nhân vật.

2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người của Doxtoiepxki trong Anh emnhà Caramazov nhà Caramazov

Doxtoiepxki quan niệm rằng: trong con người, thiên thần và ác quỷ giao tranh với nhau và chiến trường là trái tim con người. Cho nên, giống như những tác phẩm khác của Doxotiepxki, trong Anh em nhà Caramazov xuất hiện kiểu

con người tự ý thức- tự đối thoại, và đang trên đà hồn kết. Mỗi nhân vật chính luơn tự soi chiếu vào bản thân để nhận thức chính mình đồng thời mở rộng nhãn quan và nhìn ra thế giới xung quanh. Đĩ cũng là quá trình lựa chọn căng thẳng của nhân vật để xác định mình là thiên thần hay ác quỷ.

Cĩ thể nĩi hầu hết các nhân vật trong Anh em nhà Caramazov luơn cĩ sự tự ý thức, tự nhìn nhận những việc làm và hành động của mình. Họ nghĩ thế nào, làm việc gì đều khơng phải chỉ đơn giản là nghĩ thế, làm thế mà sau mỗi hành vi như vậy, nhân vật luơn tự đánh giá lại nĩ như một quá trình tự nhận thức bản thân. Chẳng hạn như nhân vật Dmit’ri, đã nhiều lần anh ta tự nhận mình là lồi sâu bọ, là kẻ đểu cáng, đê tiện nhưng cũng luơn khẳng định danh dự và tâm hồn trong sạch của mình: “Mitia là kẻ ti tiện nhưng khơng bao giờ là kẻ ăn cắp…tơi tuy cĩ những ham muốn hèn hạ và tơi yêu sự hèn hạ nhưng tơi khơng phải là kẻ bất lương”[1;159]. “Tơi là kẻ làm vơ số điều đê mạt nhưng trước kia cũng như hiện nay tơi vẫn là người hết sức cao quý”. Là nhân vật bồng bột nnhất trong tác phẩm nhưng Dmit’ri là người cĩ ý thức trách nhiệm cao sau những giây phút xốc nổi đĩ. Trong lần đánh lão Grigri. Lương tâm anh bị quằn quại trong nỗi hối hận: “Ơi! Lúc này tơi sẵn sàng đánh đổi cả cuộc đời lấy một năm thơi, miễn là biết rõ về đám máu ấy” [1;629]. Lúc bị bắt, nhân vật cũng đã bày tỏ hết gan ruột của mình “Trong đời tơi, ngày nào tơi cũng đấm ngực hứa sửa chữa, vậy mà ngày nào tơi cũng làm những việc nhơ nhuốc. Bây giờ tơi hiểu rằng những kẻ như tơi phải chịu búa rìu của số phận, phải bị một lực lượng bên ngồi thít cổ vào thịng lọng. Chưa bao giờ tơi vươn dậy được! Chưa bao gời! Tơi chấp nhận nỗi đau khổ bị buộc tơi, chịu sự nhục nhã trước thiên hạ. Tơi muốn đau khổ và đau khổ để cho mình thanh sạch.” [1;717]. Giằng xé trong vịng xốy của bản năng dục vọng nhưng nhân vật luơn tin vào sự hiện diện và khả năng cứu rỗi của chúa sẽ kéo anh ra khỏi vũng bùn trụy lạc.

“Tơi ti tiện, nhưng tơi yêu chúa, chúa cĩ bắt tơi xuống địa ngục, tơi cũng sẽ yêu chúa và ở đấy tơi vẫn gào lên rằng tơi yêu chúa mãi mãi”. Nhân vật luơn sống trong những giới hạn với những khủng hoảng nội tâm sâu sắc, qua đĩ biểu hiện

một con người vừa bản năng vừa ý thức, luơn tự đặt mình trong trạng thái tự nhận thức và thấu hiểu bản thân. Dmit’ri thực sự là đại diện tiêu biểu nhất cho hình tượng về con người theo quan điểm của Doxtoiepxki: “Con người là sự giao hịa giữa lí tưởng Madona và lí tưởng Xodom. Ở đây hai giải bờ gặp nhau, mọi mâu thuẫn đều cùng chung sống”.

Đối lập với Dmit’ri trung thực với bản thân là nhà triết luận Ivan. Nhân vật này luơn cho rằng mọi việc mình là đúng, và anh ta khơng giờ muốn chịu trách nhiệm cho những việc làm của mình cũng như người khác. Tuy nhiên tồ án lương tâm với tiếng nĩi thứ hai luơn lên tiếng trong đầu anh ta, buộc anh ta phải đối mặt với chính mình. Tiếng nĩi thứ hai này cĩ hình thái độc lập trong cuộc đối thoại với tiếng nĩi thứ nhất, bắt anh ta phải soi xét kỹ lương tâm khiến nhân vật suy nghĩ đến mức “Mắt lồi ra và da vàng ệch, gầy đi rất nhiều sau chỉ một đêm” và lên cơn sốt thần kinh. Trí tuệ và lương tâm bắt Ivan phải dị tìm từng chân tơ kẽ tĩc những va đập cuộc sống và ngược lại, phải tự phân thân thành hai để đối thoại từ đĩ tìm ra phần quỷ và phần hồn trong bản thể của chính mình. Ivan nĩi: “Ta chửi người chính là ta chửi ta, ngươi là ta, chính ta, cĩ điều bộ mặt khác. Ngươi nĩi chính điều ta nghĩ và khơng thể nĩi với ta những điều gì mới mẻ ». Cuộc đối thoại với quỷ là một cuộc tự đối thoại tự ý thức của nhân vật, qua đĩ, nhân vật tự khai sáng tâm hồn bế tắc và đau khổ của mình : « Anh đi lập chiến cơng về đức hạnh thế mà lại khơng tin vào đức hạnh. Chính vì thế mà anh tức tối và đau khổ, chính vì thế mà anh hằn học ». Hành động ra tồ nhận tội về mình là một quyết định sáng suốt nhất thuộc về lương tâm của Ivan, nĩ chứng tỏ nhân vật đang bước dần đến với cái thiện, với sự thật.

Với Anh em nhà Caramazov, nhân vật khơng chỉ tự ý thức- tự đối thoại về bản thân mà cịn ý thức về những gì đang diễn ra trên thế giới này. Dmit’ri tự nhận thức sâu sắc về con người : « con người rộng lớn lắm, thậm chí quá rộng lớn, tơi muốn thu hẹp nĩ » và những nỗi thống khổ mà con người phải chịu đựng : « con người trên trái đất phải chịu đựng qua nhiều, qua nhiều tai hoạ »,

nhưng với niềm tin tơn giáo, Dmit’ri cho rằng mọi việc đều cĩ thể tốt hơn nếu con người tin vào chúa. Cịn Ivan thì nhìn thấy thế giới chỉ tồn là những điều phi lí và bất cơng, cái ác hồnh hành khắp nơi, mà chúa thì khơng tồn tại. Cĩ thể nĩi, các nhân vật chính trong tác phẩm đều là một triết gia luơn sơi sục với những tư tưởng riêng tuy nhiên đĩ là tư tưởng chưa hồn thiện, chưa được kiểm nghiệm. Muốn chứng mình tư tưởng của mình là đúng thì nhân vật phải trải qua qua trình kiểm nghiệm gắt gao, thậm chí khác nghiệt. Trong qua trình này, nhân vật phải trung thực với chính mình trong sự đối thoại với bản thân và người khác. Tự trung tthực với bản thân mình, điều đĩ tưởng dễ dàng nhưng lại gây ra nhiều bi kịch tinh thần cho con người. Cĩ thể thấy những nhân vật của Doxtoiepxki luơn rơi vào tình trạng bi kịch bởi chính những giằng xé, đấu tranh để tự nhận thức bản thân.Những nhân vật ấy khơng nằm trong khuơn mẫu đã định hình sẵn cĩ hay tồn vẹn hồn chính mà luơn luơn ở trên ngưỡng của cuộc khủng hoảng tâm lí.

Viết về Gogol, Doxtoiepxki tâm sự trong Nhật kí nhà văn (1876) :

« Những điều ơng khắc hoạ…đè nặng trí ĩc bằng những câu hỏi quá sâu sắc vượt sức con người, chúng khêu gợi trong tâm trí nhà văn Nga những suy nghĩ bất an nhất, day dứt nhất mà thiết tưởng khơng phải bao giờ mà cịn lâu mới cĩ thể giải đáp được ; thậm chí liệu cĩ bao giờ giải đáp được chúng ? ». Cĩ lẽ khi viết về Gogol, Doxtoiepxki cũng liên hệ đến tư tưởng của mình với những câu hỏi xưa kia khi ơng đặt ra trong tâm thức Nga bây giờ đã trở thành vấn nạn của cả lồi người. Những câu hỏi ấy, những điều khắc hoạ ấy là minh chứng sâu sắc nhất cho chủ nghĩa nhân đạo cao quý của Doxtoiepxki bởi vì tất cả những nhân vật của ơng đều tội lỗi, đều bất ngờ đến quái đản nhưng họ là những linh hồn sống, họ đi tìm ý nghĩa cuộc sống ngay trong thế giới bên trong tâm hồn mình chứ khơng hời hợt bên ngồi.

Một phần của tài liệu Tính bi kịch trong tiểu thuyết anh em nhà caramazov (Trang 54 - 57)