Thời điểm cĩ tính chất khủng hoảng

Một phần của tài liệu Tính bi kịch trong tiểu thuyết anh em nhà caramazov (Trang 83 - 86)

1. Nghệ thuật xây dựng khơng thời gian nghệ thuật

1.2.2.Thời điểm cĩ tính chất khủng hoảng

Doxtoiepxki từng phát biểu và nhận định về chủ nghĩa hiện thực của ơng như sau: “với một chủ nghĩa hiện thực tồn vẹn, tìm ra con người trong con người. Người ta gọi tơi là nhà tâm lí học. Khơng phải. Tơi chỉ là nhà văn hiện thực theo chủ nghĩa cao nhất, tức là tơi chỉ miêu tả tồn bộ chiều sâu tâm hồn con người” [6;143]. Với quan niệm như vậy nên bao giờ ơng cũng miêu tả con người ở trước “ngưỡng” của những quyết định cuối cùng, vào những thời điểm khủng hoảng và đột biến. Một sự đột biến chưa kết thúc và khơng định trước. Điều đĩ đồng nghĩa với việc tác giả khơng phải là người chỉ dẫn đường lối cho nhân vật mà đồng hành cùng nhân vật trên con đường đi tìm chân lí. Thời gian cĩ tính chất khủng hoảng được xét trên cơ sở nhân vật phải lựa chọn hành động trong ranh giới tận cùng của sự vượt “ngưỡng”, cĩ cái này thì khơng cĩ cái kia và ngược lại. Thời gian này chứa đựng trong nĩ những vận động tư tưởng bão táp, bộc lộ những xung đột của nhân vật.

Thời gian trần thuật của tác phẩm chỉ vỏn vẹn 11 ngày, trong đĩ sự kiện chính tập trung vào 6 ngày trước khi xảy ra vụ án. Tất cả các nhân vật chính đều diễn ra quá trình đấu tranh với chính mình để lựa chọn hành động. Sự căng thẳng về thời gian như một động lực thúc đẩy bắt buộc họ phải quyết định lập

tức nếu khơng sẽ khơng cĩ cơ hội khác.

Tác giả chọn thời điểm năm ngày trước cái chết của Fiodor chứ khơng phải cả một qua trình mâu thuẫn dài lâu từ năm này sang năm kia để miêu tả. Nĩ như mơt nút thắt của các sự kiện để tất cả mâu thuẫn giằng xé va đập mạnh vào nhau chỉ chờ thời điểm bùng nổ, để tất cả dồn nén cực đại của nững ngày tháng trước khơng thể bao trong bọc được nữa phải bung ra. Trong khoảng thời gian khủng hoảng này, nhân vật hoạt động ở cường độ mạnh nhất, dữ dội nhất. Ở thiên tiểu thuyết, nhân vật hầu như khơng ngủ, nghỉ theo nếp sinh hoạt thơng thường mà luơn quằn quại khổ đau tinh thần. Đây là thời gian cho những tư tưởng triền miên vơ tận được dịp lên tiếng, những quan niệm sống của từng cá nhân được bộc lộ, cũng là thời gian kiểm nghiệm của tình yêu và đam mê, lịng căm thù và tội ác…tất cả bề bộn của cuộc sống tập trung, dồn nén trong những ngày này. Đĩ là thời gian diễn ra sự đấu tranh quyết liệt giữa những tư tưởng thâm thuý, huyền diệu nhất, giữa ác và thiện, giữa ý thức và vơ thức. Đĩ là thời gian tâm sự của một tâm hồn sa ngã luơn khao khát hồn thiện, vươn tới tình yêu và cái đẹp của nhân vật Dmit’ri. Đĩ cịn là thời gian cố gắng cứu rỗi người khác của Aliosa, đồng thời là thời gian nhân vật vượt qua sự nghi ngờ mà đến với niềm tin tuyệt đối với Chúa. Thời gian điên loạn của Liza, thời gian lí trí đầy đau khổ của Caterina. Qua đĩ ta thấy được những dằn vặt đau khổ khủng khiếp của con người. Thời gian này mang tính chất dự báo cho những tơi ác sắp diễn ra, khơng những thế, chỉ trong một thời gian vật lí ngắn ngủi sáu ngày, ta tưởng như phải trải qua thời gian tâm tưởng dài dằng dặc của một đời người. Trong sự vận hành ngồn ngộn của những tâm tưởng đĩ, khơng cịn đủ chỗ cho quá khứ hay hiện tại, nhân vật chỉ đủ thời gian để suy nghĩ và hành động trong hiện tại, tuy nhiên sự vận hành đĩ đã đưa tới những điềm báo cho những bi kịch sẽ xảy ra trong tương lai.

Nhân vật của Doxtoiepxki là nhân vật tư tưởng, khơng phải là tơi mà là anh với đầy đủ giá trị, đầy quyền uy, nghiêm túc đến cùng, là một lặp trường mang tính độc lập, tự do nội tại chưa tận quyết, luơn hăm hở đi tìm chân lí và

luơn bước trên ngưỡng cửa của chân lí. Vì thế, gắn với khơng gian con đường là thời gian ban đêm, thời điểm mà nhân vật cĩ đủ thời gian yên tĩnh để nhận thức cuộc sống một cách sâu sắc. Đã bao lần Dmit’ri chạy đi tìm ý thức danh dự trong màn đêm, phải suy nghĩ đấu tranh để sống hay chết. Ivan cũng bao lần tự đối chất với phần xấu xa của mình trong đêm tối, Aliosa nhiều lần nhiều lần cảm thấy nỗi buồn xâm chiếm tâm hồn trong sự lạnh lẽo khi đường phố vào đêm. Nhưng cũng chính thời gian ban đêm, con người dễ dàng nhận ra chính bản thân mình hơn, trung thực với mình hơn khi cịn lại một mình đối diện với chính tâm hồn mình. Bởi vậy, vào thời gian này, Aliosa nhận ra ý nghĩa cuộc sống và niềm tin tơn giáo của mình chính là luơn gắn liền bản thân với những xum quanh để truyền lại niềm tin của cho họ, Dmit’ri thì tìm ra tình yêu đích thực cuộc đời và cĩ những ước mơ mới mẻ với cuộc sống, và Ivan đã tự ý thức được sự phi nhân trong tư tưởng của mình. Trong khoảng thời gian cĩ những thời điểm đột biến tâm lí của nhân vật. Chẳng hạn như ý nghĩ tự trừng phạt mình bằng một phát súng vào đầu của Dmit’ri trên đường tìm Grusenka khi tưởng rằng mình đã giết chết Grigori. Thời điểm Aliosa nhận ra được chân lí của cuộc sống và chúa trời sau giấc ngủ mơ về “Thành Cana xứ Galilei”, lúc này, nhân vật cĩ hành động bất ngờ: “Aliosa đứng nhìn và bỗng nhiên đổ vật xuống đất…vừa hơn vừa khĩc nức nở”, đĩ là trạng thái xuất thần trong tâm hồn nhân vật, thể hiện một sự đốn ngộ tận cùng, “giờ ấy cĩ một người nào đã viếng thăm tâm hồn tơi”.

Thời điểm khủng hoảng đối với nhân vật Ivan gắn với ba lần nĩi chuyện với Xmerdiacov và một lần đối thoại với qủy trong thời gian 2 tháng từ sau cái chết của người cha. Tuy nhiên tất cả những thời điểm khủng hoảng cĩ tính chất tăng tiến này được gĩi gọn, dồn nén lại thời gian trần thuật một ngày trứơc khi xét xử Dmit’ri. Trong ngày hơm đĩ, nhân vật vừa sống với hiện tại vừa phải đối mặt với những việc làm của mình trong quá khứ. Đỉnh điểm của sự đột biến tâm lí là khi nhân vật đối diện với con quỷ trong tâm hồn mình, những lời buộc tội

cĩ tính giễu nhại của quỷ đã khiến nhân vật phát điên, đĩ là khi nhân vật khơng thể chấp nhận được những gi mình đã từng nghĩ, từng làm. Bi kịch của nhân vật từ đây chính thức bắt đầu.

Một phần của tài liệu Tính bi kịch trong tiểu thuyết anh em nhà caramazov (Trang 83 - 86)