Từ người kể chuyện ngơi thứ nhất đến người kể chuyện ngơi thứ ba “biết

Một phần của tài liệu Tính bi kịch trong tiểu thuyết anh em nhà caramazov (Trang 90 - 92)

2. Nghệ thuật trần thuật

2.1.1. Từ người kể chuyện ngơi thứ nhất đến người kể chuyện ngơi thứ ba “biết

ba “biết tuốt”

Với Anh em nhà Caramazov, Doxtoiepxki đã xây dựng một kiểu trần thuật độc đáo, thể hiện tính phức điệu của tác phẩm. Cĩ thể khẳng định tác phẩm được trần thuật theo ngơi thứ ba, biết tuốt. Tuy nhiên trong quá trình trần thuật lại xuất hiện nhân vật người trần thuật xựng “tơi, chúng tơi”, và kể lại câu chuyện đã xảy ra trong vùng “ chúng tơi”, về những người mà tơi cĩ quan biết. Như vậy, ở đây cĩ sự chuyển hố giữa người trần thuật ngơi thứ nhất đến người trần thuật ngơi thứ ba và ngược lại. Mở đầu tác phẩm, người trân thuật xưng “tơi” xuất hiện và nhận lĩnh nhiệm vụ trần thuật về phía mình: “Alecxei Fiodorovitr Caramazov là con thứ ba một địa chủ hạt chúng tơi tên là Fiodor Pavlovitr Caramazov, người đã cĩ thời làm xơn xao dư luận ( mà đến tận bây giờ cũng cịn được nhắc đến ở vung chúng tơi) do cái chết bi thảm và mờ ám của ơng ta xảy ra đúng mười ba năm trước, rồi đến một lúc nào đĩ tơi sẽ kể chuyện này.”[1; 9] . Người trần thuật xưng tơi đảm nhận cơng việc kể lại tiểu sử của các nhân vật trong gia đình Caramazov, với những gì mình biết và được nghe kể lại. Ở đây, người trần thuật xưng tơi chính là người thay mặt cho tác giả kể lại câu chuyện này, người kể chuyện khơng chỉ cĩ nhiệm vụ kể lại mà cịn tự mình đưa ra những nhận định, đánh giá về các nhân vật sẽ xuất hiện trong phần chính câu chuyện: “tơi xin nhắc lại lần nữa, đây khơng phải là ngu xuẩn, phần lớn những kẻ ngơng cuồng ấy khá tinh khơn và ranh mãnh…thiên tiểu thuyết đầu của tơi thuật lại chuyện ấy hay đúng hơn, câu chuyện ấy là cái khung bên ngồi tác phẩm”.[1; 7]. Việc cho người trần thuật mang bĩng dáng tác giả xuất hiện ở đầu tác phẩm cĩ tác dụng khẳng định tính chân thực của câu

chuyện, bởi đây là câu chuyện do tơi chứng kiến, nổi tiếng đến nỗi mọi người trong vùng đều biết và cịn nhớ rõ, từ đĩ, độ tin cậy mà người trần thuật tạo ra cho câu chuyện sáp xảy ra là rất lớn. Và trong suốt tác phẩm, bĩng dáng người trần thuật xưng tơi cũng khơng hồn tồn mất đi, mà trong những lúc quan trọng, “tơi” lại xuất hiện để chứng mình câu chuyện hồn tồn là cĩ thật chứ khơng phải bịa đặt: chẳng hạn ở phần miêu tả phiên tồ, người trần thuật xưng tơi xuất hiện nhiều và nêu lên những cảm nhận, suy nghĩ của mình về phiên tồ:

“xin nĩi trước, và nhấn mạnh, tơi tuyệt nhiên khơng cho rằng mình đủ sức truyền đạt tất cả những xảy ra tại tồ, chẳng những với sự đầy đủ cần thiết, mà theo đúng trình tự cần thiết. Tơi cĩ cảm giác rằng nếu nhớ lại hết và giải thích cặn kẽ mọi việc thì phải viết cả một pho sách cực lớn. Vì thế xin đừng trách cứ tơi chỉ kể lại những gì làm tơi sửng sốt và ghi đặc biệt ghi nhớ” [1; 993]. Sự xuất hiện của người trần thuật xưng tơi với tư cách là người chứng kiến câu chuyện cịn cĩ một tác dụng nữa là tạo nên tiếng nĩi riêng cho tác giả, nĩ làm thành một giọng đối thoại để tác giả cĩ điều kiện bộc lộ chính kiến của mình vào các giọng của những nhân vật khác. Tuy nhiên, người trần thuật xưng tơi chỉ đĩng vai trị nhỏ trong tồn bộ cấu trúc chính của tác phẩm. Phần lớn tác phẩm được kể lại bằng ngơi thứ ba, với hình ảnh người kể chuyện Thượng Đế, người kể chuyện biết tuốt. Trong qua trình trần thuật lại câu chuyện về gia đình Caramazov, người kể chuyện xưng “tơi” ẩn đi, đứng ngồi các sự kiện những lại hiện diện như là một nhân vật chứng kiến câu chuyện. Đĩ là người kể chuyện ẩn tàng mang hình bĩng tác giả. Việc đặt tồn bộ sự việc chính trong mạch kể chuyện của ngơi thứ ba tạo cho tác phẩm cĩ độ khách quan như những gì nĩ diễn ra, đồng thời vì là người trần thuật biết tuốt nên cĩ thể đi sâu vào phân tích thế giới nội tâm nhân vật với những xưung đột trong tâm trạng nhân vật, những diễn biến tâm lí được thể hiện rõ hơn trong tính tự thân phát triển của nĩ, ngồi ra cách kể này cũng để cho nhân vật cĩ mơi trường tự do đưa ra những tư tưởng của mình một cách độc lập trong trường đối thoại chung mà khơng phải lệ thuộc bởi ý thích chủ quan của tác giả.

Sự kết hợp và chuyển hố linh hoạt từ người trần thuật ngơi thứ nhất đến người trần thuật ngơi thứ ba như thế đã tạo ra mối quan hệ biện chứng giữa hai ngơi trần thuật. Cái tơi của người trần thuật như vừa gần vừa xa, vừa lộ diện vừa ẩn tàng, vừa đứng bên ngồi quan sát miêu tả các sự kiện vừa đứng bên trong câu chuyện. Sự kết hợp và chuyển hố giữa hai ngơi này tạo cho tác phẩm tiếng nĩi vừa khách quan vừa chủ quan, vừa phức tạp vừa tinh tế. Tác giả vừa cĩ điều kiện thể hiện tư tưởng của mình vừa giãn ra để nhân vật tự do hoạt động. Cách kể chuyện này cũng tạo cảm giác gần gũi, chân thực và tin cậy cho tác phẩm. Sự kết hợp này tạo thành mạch chung cho cấu trúc trần thuật của tác phẩm, dẫn dắt câu chuyện từ đầu đến cuối.

Một phần của tài liệu Tính bi kịch trong tiểu thuyết anh em nhà caramazov (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w