KHÔNG THỜI GIAN TRẦN THUẬT

Một phần của tài liệu Những linh hồn xám của philippe claudel từ góc nhìn trần thuật học (Trang 42 - 44)

Khi xem xét một tác phẩm nghệ thuật bất kỳ bao giờ chúng ta cũng phải xét tới mối tương quan tất yếu giữa không - thời gian trần thuật và không - thời gian được trần thuật. Bởi đó là yếu tố để chúng ta ta nhận ra chân giá trị của tác phẩm. Và giữa không - thời gian trần thuật và không - thời gian được trần thuật bên cạnh sự trùng phùng thì đa phần là sự so le, chồng chéo. Nhất là với những dạng tiểu thuyết viết theo dòng hồi tưởng của nhân vật thì ranh giới giữa cái trần thuật và cái được trần thuật lại ít khi có điểm gặp gỡ. Trong tiểu thuyết

"Những linh hồn xám" do không gian trần thuật và thời gian trần thuật đơn giản, rõ ràng, cụ thể nên chúng tôi gộp nó lại thành một phần để khảo sát, qua đó làm nổi bật nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm. Chính việc co gọn trong cách thể hiện không - thời gian trần thuật chính là một trong chiến lược và chiến thuật trần thuật độc đáo của nhà văn.

Nếu "thời gian trần thuật là thời gian vận động tuyến tính một chiều của văn bản ngôn từ"[26.80]; là thời gian người kể và nó chỉ xuất hiện trong sáng tác nghệ thuật nhằm tạo ra cảm giác về thời gian và dòng thời gian trong tâm hồn người đọc; là thời gian biểu diễn bằng phương tiện ngôn từ mà mọi diễn xuất đều đòi hỏi sự tham gia của tác giả, người kể chuyện, nhân vật, sự kiện,... Thì không gian trần thuật là không gian gắn với câu chuyện được kể ra.

"Những linh hồn xám" là câu chuyện được kể lại theo dòng hồi tưởng của

nhân vật do vậy nó đương nhiên được gắn với một không - thời gian nghệ

thuật xác định. Hai mươi năm sau vụ án Hoa Bìm Bìm, anh cảnh sát tư pháp ngày xưa nay đã về hưu, ngồi ngẫm nghĩ và quyết định kể lại câu chuyện này. "Ở đây - bây giờ" của không - thời gian hiện tại. Cái đặc sắc của nhà văn trong cách trần thuật này là không - thời gian được ông thu dấu rất kỹ. Ông không đưa ra mốc số liệu, địa điểm cụ thể mà buộc người đọc trong quá trình tiếp cận tác phẩm bằng những cách riêng của mình để nhận ra những ẩn dấu đó. "Hồi ấy anh làm bàn giấy ở văn phòng trưởng bến cảng. Bây giờ anh ta vẫn đang làm ở chỗ ấy, chỉ có điều anh ta đã già thêm hai mươi tuổi và trán bóng như băng"

[19.25]. Rõ ràng qua sự nhận thức mốc thời gian "hồi ấy - bây giờ" thực sự là thời điểm nào? Lựa chọn mộc thời gian ấy ý nghĩa gì chúng ta mới đoán biết được thời điểm trần thuật thực sự của câu chuyện kẻ đó là năm 1937 - hai mươi năm sau vụ án mạng xảy ra. Tương tự không gian trần thuật cũng không phải là việc nhà văn để cho nó lồ lộ ra ngay trong văn bản ngôn từ mà chính thủ pháp làm mờ nhòe không gian làm cho câu chuyện thực sự hấp dẫn chúng ta. Không gian trần thuật trong tác phẩm chính là không gian của căn phòng nơi diễn ra những giằng xé nội tâm của nhân vật. Ở đó nhân vật quyết định nói ra tất cả và quyết định kết thúc sự tồn tại của mình. Hơn nữa do không - thời gian trần thuật trong tác phẩm này được thể hiện trong sự cô gọn, tỉnh lược tối đa để nhường chỗ cho không - thời gian được trần thuật. Vì thế hiện tại với bao nhiêu rối rắm, đau buồn, hỗn mang được nhà văn ẩn dấu rất kỹ. Qua đó nhằm mục đích làm bật dậy thế giới tâm trạng của con người. "Những linh hồn xám" dẫn lối cho người đọc bước vào giao lộ hiện thời của câu chuyện để từ đó họ có cái nhìn toàn thông về những gì đang diễn ra trong tác phẩm. Một tác phẩm văn học thực sự hấp dẫn là tác phẩm xây dựng được không - thời gian trần thuật độc đáo riêng biệt. Do vậy, đây được xem là một chiến lược trần thuật đắc lực để người đọc hình dung thời gian, địa điểm phát ngôn trên cơ sở đó lĩnh hội nội dung văn bản. Không đóng vai trò là phương thức nghệ thuật chính trong tác phẩm mà nó

xuất hiện để làm nền cho không - thời gian được trần thuật. Vì lẽ đó, chúng tôi muốn lược khảo sơ bộ kiểu nghệ thuật này để làm cơ sở làm rõ những hình thức nghệ thuật biểu hiện không- thời gian tiếp sau.

Một phần của tài liệu Những linh hồn xám của philippe claudel từ góc nhìn trần thuật học (Trang 42 - 44)