Các dạng không gian khác

Một phần của tài liệu Những linh hồn xám của philippe claudel từ góc nhìn trần thuật học (Trang 62 - 67)

3 KHÔNG GIAN ĐƯỢC TRẦN THUẬT

3.2 Các dạng không gian khác

Bên cạnh sự vận động, di chuyển của không gian thì tiểu thuyết "Những linh hồn xám" còn độc đáo ở nghệ thuật xây dựng không gian phong phú, đa dạng trong tác phẩm.

Trước hết là hệ thống không gian mang tính biểu tượng. Bởi lẽ mỗi lớp cảnh không gian bao giờ cũng được xây dựng gắn liền với một ý nghĩa nhân sinh khác nhau. Qua đó thể hiện quan điểm nghệ thuật độc đáo của tác giả. Lâu đài

tồn tại trong tác phẩm như một sự ám ảnh. Là lớp không gian vừa xa vừa gần biểu hiện cho một thế giới khó nắm bắt trong tác phẩm. Anh cảnh sát tư pháp chỉ một lần duy nhất khám phá Lâu đài từ điểm nhìn trực diện, bên trong còn lại đều được anh ta quan sát từ bên ngoài. Nhưng chính một lần thám hiểm duy nhất ấy cũng đủ phát huy được ý nghĩa miêu tả của nó. Lâu đài là không gian mang tính chất biểu tượng cho sự cô đơn - nơi ông Kiểm sát trưởng sống đơn độc, lạnh lùng, khép kín. Đó còn là không gian của giấc mơ hạnh phúc không thành, biểu tượng cho hành trình tìm kiếm giấc mơ hạnh phúc nhưng bất lực.

Bệnh viện cũng là không gian mang tình biểu tượng cho bi kịch nỗi đau của con người. Nó phản ánh mặt trái của cuộc chiến tranh với những mất mát, hi sinh. Đây là không gian mang tính chất thước đo để đo độ hơn - thua, mất - còn của cuộc chiến. Nơi tình yêu, hạnh phúc vợ chồng bị xẻ đôi. Cle'smence đã không thể cùng chồng xây dựng lâu đài hạnh phúc. Và rồi hình ảnh của những anh lính què chân, cụt tay thỏa mãn với mất mát của mình càng tô đậm tính chất tàn ác của cuộc chiến đưa lại. Như vậy, không gian bệnh viện là không gian biểu tưởng để nói đến nỗi đau bi kịch của con người lên tới đỉnh cao.

Ngoài ra, căn phòng nơi nhân vật anh cảnh sát tư pháp chọ làm nơi tái dựng lại câu chuyện cũng là một không gian biểu tượng. Với thủ pháp là mờ

hóa không gian nhà văn làm cho không gian này tồn tại như một ảo ảnh. Toàn bộ câu chuyện được lớp sương mờ ảo bao quanh, vừa thực vừa hư trong lòng người tiếp nhận. Không gian căn phòng vừa có vừa không như chính sự tồn tại mong manh của con người giữa cuộc đời. Nếu Lâu đài là biểu tượng của sự cô đơn, bệnh viện biểu tượng cho sự mất mát thì không gian căn phòng lại là sự tổng hợp của sự cô đơn, nỗi đau mát mát và biểu tưởng cho sự tồn tại mỏng manh của con người trên cõi đời.

Chương 18 nhà văn giành trọn để nói về vụ xử án, vì thế không gian căn phòng xử án trong tòa thị chính cũng là một lớp cảnh mang tính biểu tượng. Bởi lẽ cuộc sống không chỉ có tình yêu mà chính sự xuất hiện cái ác làm cho bức tranh đời sống trở nên hoàn thiện hơn. Không gian này tái hiện lại cuộc hỏi cung kỳ lạ của hai con người đặc biệt. Nhà văn đã tạo ra một sự đối lập hoàn hảo khi miêu tả không gian này. Không gian bên trong được miêu tả " sáng trưng... hai người đàn ông đỏ mặt hây hây đang ăn uống thỏa thuê bên một chiếc bàn đày thức ăn, đồ nhậu"[7.207]. Không gian bên ngoài "khoảng âm mười, mười hai độ gì đó. Thằng nhóc nức lên... cả cái sân tối om"[7.207]. Hai không gian tiêu biểu cho hai thế giới biểu tưởng cho bức tranh hiện thực nhẫn tâm và độc ác của con người. Pháp luật không đem lại công bằng như người ta hằng tưởng mà nó là công cụ để đẩy những người phạm tội vào cái kết bi thảm nhất. Xây dựng lớp không gian này nhà văn lột trần được bản chất xấu xa, tàn ác của bọn quan chức lộng quyền. Đồng thời nó gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh chúng ta đi tìm cái thực sự gọi là giá trị đạo đức làm người. Suy thoái nhân cách đạo đức cũng là một trong những lý do đưa tâm hồn con người tới bờ vực của màu xám.

Cùng với không gian mang tính biểu tượng tác phẩm còn có lớp không gian gắn liền với cái chết. Cái chết trở thành một hiện tượng ám ảnh trong cuốn tiểu thuyết này. Bởi lẽ cái chết là điểm dừng cho chuyến xe định mệnh của mỗi người. Cuộc chơi dẫu còn giang dở, ván bài chưa được lật ra... nhưng một khi thần chết đã gõ cửa thì ai nấy đều phải đi. "Những linh hồn xám" gắn với

mỗi mỗi mốc thời gian, biến cố, sự kiện thì cái chết của các nhân vật được miêu tả gắn với một không gian cụ thể. Các nhân vật dù chính hay phụ thì đều cuối cùng đều "ra đi" theo những cách riêng của mình. Có cái chết nhẹ nhàng như một sự giải thoát của số phận: Lysia, Destnat; có cái chết bất ngờ làm người ta choáng váng: Cle'mence, bố Destinat; có cái chết tức tưởi, đớn đau: cậu nhóc người Bretagne và cũng có cái chết là một sự lựa chọn của nhân vật: tôi... Vì thế mỗi nhân vật trong "Những linh hồn xám" như một nốt nhạc luyến láy làm cho bản đồng ca bi kịch thêm phần ảm đạm, xám xịt, đen tối không tìm được lối ra. Cle'mece gắn với không gian bệnh viện, Destinat gắn với không gian Lâu đài, Bé Hoa gắn với không gian bờ kênh, cậu nhóc người Bretagne gắn với không gian nhà tù, anh cảnh sát tư pháp gắn với không gian căn phòng,... Ở đây người viết chỉ đi vào phân tích không gian căn nhà nhỏ nơi Lysia quyết định chấm dứt mọi sự tồn tại của mình. Đây là một ngôi nhà nhỏ trong công viên của Lâu đài, trước đây "Không khí ẩm ướt đã làm cho ngôi nhà nhem nhuốc như một khoang tàu cũ kĩ. Những gì không cần người ta cất vào đó... mạng nhện giăng đầy khiến ngôi nhà như có một lớp gỉ đồng cổ lỗ sĩ, kiểu quan tài đá và bí ẩn Ai Cập" [7.48]. Nhưng vai trò của ngôi nhà nhỏ này được thực sự khai thác, chú ý kể từ khi những người lãnh đạo nhà máy có ý định thuê căn nhà này. Ngôi nhà lấy lại được sức sống của mình. Những tưởng ngôi nhà trở lại với giấc ngủ mơ màng của mình khi lần lượt những người thuê ngôi nhà ra đi. Sự xuất hiện của cô gái đem lại sự hồi sinh lần hai cho không gian nơi đây. Lysia đã biến ngôi nhà thành "một chiếc hộp đựng đồ trang sức theo kiểu của riêng mình". Thế nhưng dù có trang hoàng đẹp tới đâu thì với Lysia đây cũng chỉ là không gian mang tính chất tạm bợ cho cuộc sống bấp bênh của mình. Vì thế ở một góc nhìn nào đó thì đây là không gian của sự hồi sinh sự sống nhưng cũng là nơi kết thúc sự sống của một người. "Lúc đó chúng tôi ở trong một gian phòng căng vải trắng và có nhiều bó hoa. Trong phòng có một vài đồ đạc, một tủ com mốt, một chiếc tủ hình mũ sen đầm, một chiếc giường"[7.103] tác giả đã giới thiệu không gian ngày cô gái Lysia tự vẫn bằng cái nhìn tổng lược như vậy.

Nhưng tất cả những gì thuộc về cuộc sống ấy đã không đủ sức níu kéo, nâng đỡ cho tâm hồn con người vực dậy trong cuộc sống. Lựa chọn không gian căn nhà nhỏ trong tòa Lâu đài làm điểm "dừng chân" thể hiện khát khao được bao bọc, chở che của cô gái nhưng bất lực. Lúc cô sống cô cũng là một người mang nỗi đau riêng của mình và cái chết của cô vừa minh chứng cho cuộc sống ảm đạm không lối thoát vừa nói lên khát vọng hạnh phúc của con người. Đặc biệt cái chết là một sự tự nguyện lựa chọn của cô gái, chọn hình thức treo cổ nhà văn như muốn xoáy sâu vào bi kịch không có lối thoát của con người. Ngôi nhà nằm biệt lập trong không gian Lâu đài rộng lớn và cái chết của cô gái càng củng cố hơn sự đơn độc của con người trước cuộc đời.

Với những dạng thức không gian khác nhau tạo ra trong tác phẩm Philippe Claudel đã cài đặt vào đó những ý nghĩa mang tính thẩm mĩ nhất định. Ở những lớp không gian đó nhân vật đã tồn tại và bộc lộ tính cách cũng như thế giới nội tâm của mình. Mỗi lớp cảnh không gian gắn với một điểm nhìn trần thuật khác nhau của tác giả. Bên cạnh những không gian chính nhà văn đã xây dựng lớp không gian mang tính biểu tượng và các dạng thức không gian trần thuật khác nhau nhằm mục đích thể hiện được chiều sâu bí ẩn của con người. Nhân vật đi đi về về trong những lớp không gian đó, chính sự đan cài, đảo ngược không gian trần thuật làm cho những lớp cảnh không gian hiện lên đầy sức ám gợi. Với hệ thống không gian được trần thuật như trên đã thể hiện được dòng thác hoài niệm đa thanh của anh cảnh sát tư pháp. Một nội tâm đầy biến động, những câu chuyện ám ảnh, một giọng điệu trần thuật tỉnh lược hay giàu cảm xúc, tâm trạng,... tất cả hòa quyện là cho không gian nghệ thuật trong tác phẩm thêm phần ám ảnh lòng người.

Tiểu kết: Tựa như trăm dòng sông, dù bắt nguồn từ đâu nhưng rồi cũng đổ về với biển cả. Văn chương nghệ thuật cũng vậy, dẫu cho nhà văn có phóng bút như thế nào thì cuối cùng cũng trở về với biển cả nhân văn và trong đại dương nhân văn ấy, tiểu thuyết luôn tìm được cho mình một chốn trú thân an toàn nhất. Nhưng tiểu thuyết chỉ thực sự đạt đến đỉnh cao của sự tồn tại khi mỗi

tác phẩm tồn tại như một sự bí ẩn, một huyền thoại riêng của tác giả, lưu giữ những bóng hình và nghệ thuật khám phá cuộc sống. Tuy xuất hiện muộn nhưng tiểu thuyết thực sự đã làm cho lịch sử văn học thế giới kinh ngạc vì sự lên ngôi của mình. Tiểu thuyết "đã trở thành nhân vật chính trong tấn kịch phát triển văn học thời đại mới bởi vì nó là thể loại duy nhất do thế giới nơi ấy sản sinh ra đồng nhất với thế giới ấy về mọi mặt" [25.15]. Hiện nay tiểu thuyết đang được tập trung nghiên cứu ở nhiều góc độ mà trần thuật học là một trong những hướng tiếp cận không thể bỏ qua. Tìm hiểu không - thời gian nghệ thuật là một trong những phương diện để làm rõ nghệ thuật trần thuật của một tác phẩm văn chương nghệ thuật bất kỳ. Nó góp phần làm cho bức tranh nghệ thuật tự sự trở nên hoàn hảo hơn. Không - thời gian nghệ thuật trong tác phẩm "Những linh hồn xám" đã được nhà văn tái hiện hết sức đa dạng. Nó chính là kết quả của sự chi phối điểm nhìn trần thuật, hình tượng người trần thuật trong tác phẩm. Và đến lượt nó không - thời gian nghệ thuật lại tác động chi phối tới ngôn ngữ trần thuật. Cụ thể của sự móc nối đó như thế nào chúng ta sẽ được nghiên cứu tiếp ở chương ba.

Chương 3

TỪ DIỄN NGÔN TRẦN THUẬT TỚI GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT "NHỮNG LINH HỒN XÁM"

Một phần của tài liệu Những linh hồn xám của philippe claudel từ góc nhìn trần thuật học (Trang 62 - 67)