Giọng mỉa mai, lạnh lùng

Một phần của tài liệu Những linh hồn xám của philippe claudel từ góc nhìn trần thuật học (Trang 93 - 96)

2. GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT

2.3 Giọng mỉa mai, lạnh lùng

Trước dòng xoay của cuộc sống, nhu cầu đổi mới nghệ thuật là một tất yếu để nhà văn sáng tạo ra những tác phẩm văn học để đời. Trong quá trình sáng tạo ấy mỗi chủ thể sáng tạo sẽ chọn cho mình một cách quan niệm về đời sống, cách xử lý không - thời gian nghệ thuật cũng như kết cấu khác nhau. Rất khó để tìm cho ra một tác phẩm mà từ đầu đến cuối chỉ có một giọng điệu duy nhất. Ngược lại trong quá trình sáng tạo các nhà văn bao giờ cũng trăn trở việc lựa chọn giọng điệu sao cho phù hợp để chuyển tải dụng ý của mình. Vì thế, sẽ có giọng điệu chủ đạo và giọng điệu tương trợ trong một tác phẩm văn học nghệ thuật bất kỳ. Chính sự lồng ghép các giọng điệu ấy sẽ tạo ra tiếng nói đa thanh cho tác phẩm.

Giọng điệu mỉa mai, lạnh lùng góp phần làm cho bức tranh thế giới tâm hồn của nhân vật một lần nữa được tái hiện một cách rõ nét. Sự mỉa mai lạnh lùng ấy trước hết được thể hiện ở việc miêu tả cuộc chiến tranh. Chiến tranh

không dự phần vào cuộc sống bình yên của con người nơi đây. Họ may mắn không phải ra chiến trường vì một nhà máy ở đây đang cần công nhân. Vì thế thay cho việc phải tham chiến họ sung sướng vì hàng ngày được sống tự do, hạnh phúc bên cạnh những người thân của mình. Nhà văn đã khắc hoạ cuộc sống ấy bằng một giọng văn tỉnh bơ, lạnh lùng kèm theo với những lời bình luận sâu sắc: "Thành phố của chúng tôi nghe được âm thanh của chiến tranh nhưng thực sự không tham chiến. Có thể nói không quá lời là thành phố của chúng tôi sống nhờ chiến tranh….Tám trăm thằng đàn ông mà trong mắt một số người chẳng bao giờ được coi là đàn ông…. Thay vào đó là cuộc sống, một cuộc sống đích thực, đơn giản chỉ là cuộc sống"[7.56-57]. Hạnh phúc trong hương vị bình yên cho nên khi chiến tranh nổ ra, những đoàn xe chở thương binh đầu tiên trở về họ nhìn với ánh mắt coi thường, ghẻ lạnh, kinh tởm. Nhà văn đã tái hiện thái độ đó bằng một giọng văn sắc tỉnh như không: "Rồi thời gian trôi đi. Thời gian và số lượng, bởi ngày nào thương binh cũng được chở đến rất đông. Chúng tôi quen dần thậm chí còn khinh tởm là đằng khác. Họ thì họ trách chúng tôi sống yên ổn còn chúng tôi thì trách họ đưa đến trước mặt chúng tôi nào là băng bó, chân cụt, sọ thủng, miệng méo, tóm lại những thứ không ai dám nhìn"[7.148]. Thành phố chia làm hai giới tuyến, ranh giới của mất mát và coi thường, mỉa mai. Với việc đặt vào ngôi trần thuật ngôi thứ nhất nhà văn làm cho sự miêu tả ấy không chỉ là của một người mà là của tất cả. Thay vào tấm lòng đồng cảm là thái độ ghê sợ, lảng tránh vì thế nó càng làm cho bức tranh cuộc sống vốn đã là màu xám nay lại càng xám xịt hơn. Tâm hồn con người bị dòng thác cuộc đời làm cho vẩn đục lúc nào không hay biết vì thái độ thờ ơ đó. Âm vang cuộc chiến hôm nay không còn nữa nhưng mặt trái của cuộc chiến tranh thì vẫn còn đó. Ta vẫn bắt gặp những cái nhìn mỉa mai, lạnh lùng, dửng dưng ấy trên những khuôn mặt của những kẻ đã từng gây ra tội ác. Pháp luật, công lý dẫu có sắc nhọn tới đâu cũng có lúc không mang lại nổi hạnh phúc cho những con người bất hạnh. Đó hay chăng cũng là những trăn trở, ám ánh mà nhà văn này thông qua tác phẩm muốn tố cáo.

Qua vụ án Hoa Bìm Bìm, hỏi cung hai kẻ đào ngũ cũng đủ tái dựng tính "thú" của một bộ phận quan quyền. Thẩm phán Mierck từ đầu đến cuối tác phẩm không một chút thiện cảm hay nói đúng hơn là cái ác đã áng ngự lấy tâm hồn của nhân vật này. Và chính sự ác độc không thể tha thứ được của con người cũng là nguyên nhân để nhà văn lựa chọn giọng điệu mỉa mai, lạnh lùng để phản ánh. Đó như là một sự tất yếu để lột tả bề sâu tâm hồn của nhân vật. Người đọc có cơ hội chạm vào bể sâu của sự tàn ác. Bằng giọng điệu lạnh lùng đến sắc lạnh P.Claudel đã dẫn người đọc xâm nhập vào dãy hành lang vô tận của một thế giới hỗn độn, nơi chuẩn mực giá trị làm người đều bị dò xét. Thẩm phán Mierck gây được ấn tượng với người đọc bằng câu trả lời nhẫn tâm và lạnh lùng "thế thì đã sao nào, anh muốn tôi làm cái quái gì được nào? một xác chết thì cũng chỉ là một xác chết thôi"[7.28]. Một câu nói đủ hạ gục bản chất của một con người, đẩy anh ta xuống bùn đen của những chuẩn mực đạo đức. Cái độc đáo của Philippe Claudel là ông luôn sử dụng câu văn dài để và trong trường hợp này câu văn dài trở thành một thước đo để đo bản chất của một con người "Sau những gì ông ta nói vào ngày thứ hai đầu tiên của tháng mười hai này, trước thi thể ướt sũng của cô bé và nhất là cách nói của ông ta, giọng đanh thép vẻ như muốn cười, mắt lộ ra sự vui thích mạnh mẽ khi thấy một án mạng, một án mạng thực sự - không ai nghi ngờ đó là một vụ án mạng thực sự cả - vào thời buổi chiến tranh, khi mà tất cả những kẻ giết người đều nghỉ việc ở chốn dân sự để cố sức trong bộ quân phục, vậy là sau khi ông ta trả lời, đùng một cái ai ai cũng quay lưng lại với ông ta, chỉ nghĩ đến ông ta một cách ghê tởm"[7.28-29]. Không một chút rung cảm, chỉ bằng một giọng điệu mỉa mai đã tạc khắc nên bộ mặt nhẫn tâm tàn ác của kẻ đại diện cho sực mạnh pháp luật lúc bấy giờ. Nhà văn không đứng ngoài khách quan kể lại câu chuyện mà để cho những nhân vật trong tác phẩm nói thay. Tạo ra độ chân thật rất cao trong sự phản ánh. Dễ hiểu vì sao diễn biến của cuộc hỏi cung hai kẻ đào ngũ lại để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc đến thế. Không tham lam trong việc lựa chọn các sự kiện mà chỉ một sự kiện duy nhất thôi cũng mang giá trị phán ánh

rất cao. "Mày là người hay thú", Lão chửi vào tai cậu ta. Không có phản ứng gì. Matziev ném điếu xì gà xuống tuyết, đấm vào người cậu ta, khi đó vẫn bị trói vào cây dẻ, rồi lấy tay xô xô cậu ta. Mierck vừa chiêm ngưỡng cảnh tượng đó vừa hà hơi vào những ngón tay của mình. Matziev để cho thân hình run rẩy của thằng nhóc người Bretagne gục xuống, rồi lão nhìn ngược nhìn xuôi như tìm một cái gì đó" [7.210]. Bằng giọng văn sắc lạnh nhà văn đã tô đậm được bản chất tàn ác của hai tên cậy quyền ấy.

Giọng lạnh lùng còn được nhà văn dùng để tô đậm bản chất trục lợi của các nhân vật trong tác phẩm. Lợi dụng chiến tranh để làm giàu (Bassepin), lợi dụng vụ án để thỏa mãn dục vọng ăn uống của mình (Mierck, Matziev) .

Nói tóm lại, với giọng điệu này nhà văn đã hướng ngòi bút của mình vào miêu tả mặt trái của bức tranh xã hội. Qua đó, tái thiết bức tranh cuộc sống với những gam màu tối sẫm.

Một phần của tài liệu Những linh hồn xám của philippe claudel từ góc nhìn trần thuật học (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w