Diễn ngôn kể

Một phần của tài liệu Những linh hồn xám của philippe claudel từ góc nhìn trần thuật học (Trang 68 - 72)

1. DIỄN NGÔN TRẦN THUẬT

1.1.1 Diễn ngôn kể

Là một trong những thủ pháp nghệ thuật quan trọng giúp người trần thuật tổ chức nên cấu trúc tự sự cho tác phẩm nghệ thuật. Kể giúp cho câu chuyện được tái hiện một cách đầy đủ và sinh động. Bất cứ một tác phẩm nào diễn ngôn kể cũng chiếm vai trò quan trọng, thứ nhất, nó là yếu tố không thể thiếu trong sáng tạo nghệ thuật. Dù cho nhà văn xây dựng câu chuyện đi theo hướng nào thì cũng đều nhất thiết phải đi qua kênh "kể". Với một tác phẩm được kể lại như tiểu thuyết "Những linh hồn xám" thì đây là một nét nghệ thuật tạo điểm nhấn cho tác phẩm và giúp nhà văn chuyển tải được bức thông điệp của mình tới độc giả một cách nhanh nhất.

Diễn ngôn kể dường như trải dài ở 27 chương của cuốn tiểu thuyết

"Những linh hồn xám" . Tác giả tái dựng toàn bộ câu chuyện theo cái nhìn chủ quan của mình, theo mạch cảm xúc của chính người trong cuộc. Nhà văn đóng vai trò là người trần thuật biết tuốt đứng từ bên ngoài khái quát lại toàn bộ câu

chuyện. Có lúc câu chuyện chỉ được kể lại một cách khách quan không lời

bình luận "Đứa con nhà Bre'chut vẫn lục lọi trong chiếc áo gilet của mình như

muốn trốn vào đó. Anh ta gật đầu thế là viên thẩm phán kia hỏi anh ta mất lưỡi hay sao. Con trai nhà Bre'chut lắc đầu trả lời không" [7.30]. Người kể chuyện ở đây xuất hiện đơn thuần chỉ đóng vai trò là người thư kí thời gian ghi lại câu chuyện mà thôi. Cho nên làm cho câu chuyện gây ấn tượng mạnh, trực tiếp trong lòng độc giả.

Để tạo ra giọng kể đa dạng cho tác phẩm, có lúc nhà văn trao quyền cho nhân vật trong truyện kể lại câu chuyện. Điều này mang lại giá trị chân thật

cho câu chuyện mà nhà văn muốn chuyển tải. Người kể chuyện vừa đóng vai trò là người trong cuộc vừa tự tách mình ra để tạo cơ hội cho nhân vật tham gia vào câu chuyện. Vì thế câu chuyện vừa mang giọng điệu khách quan vừa mang ý nghĩa chủ quan của người kể chuyện. Người kể chuyện tách ra để đi đến gần hơn với nhân vật. Đó là câu chuyện của ông thị trưởng kể về cuộc gặp gỡ giữa Lysia và ông Kiểm sát trưởng trong chuyến viếng thăm Lâu đài của hai người để thỉnh cầu một nguyện vọng. Nhà văn đã hoàn toàn nhường lại ngôi kể cho nhân vật trong truyện. Còn đến lượt mình ông chỉ tái hiện lại theo những gì mà nhân vật kể lại "Một sự vĩnh cửu. Một sự vĩnh cửu lớn lao nữa. Ông kiểm sát trưởng không buông tay con bé ra nữa, ông ta cầm lấy tay con bé còn đôi mắt, chắc các bạn đã thấy, đôi mắt ông ta không còn là đôi mắt ông ta nữa, và ngay cả đôi môi của ông ta hơi động đậy, hơi run run như muốn nói điều gì đó nhưng ông ta không nói một lời nào. Ông ta nhìn con bé, ngấu nghiến con bé như thể chưa bao giờ nhìn thấy phụ nữ vậy. ...sau đó tôi không biết gì thêm"

[7.76-77]. Cuộc gặp gỡ bất ngờ vực dậy trong lòng ông Kiểm sát trưởng những cung bậc cảm xúc "xưa cũ". Hiện thực và hoài niệm xen lẫn trong thế giới nội tâm đầy biến động của nhân vật.

Cũng có lúc lời kể của nhân vật lồng vào trong lời kể của tác giả hóa thân là một nhân vật trong truyện. Tạo ra sự lồng khung trong câu chuyện và làm cho câu chuyện vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan của người trần thuật. Đó là câu chuyện của anh cảnh sát hiến binh kể về đêm diễn ra cuộc hỏi cung của Mierck và Matziev đối với hai kẻ đào ngũ. Những trang văn như kéo dài ra trong giọng kể pha lẫn cảm xúc của người kể chuyện. Không giống như nhân vật Barbe khi kể về ông Kiểm sát trưởng, ông thị trưởng kể về Destinat, giọng kể của Despiaux hoàn toàn chậm rãi, dàn trải trong những lời suy nghĩ, bình luận kèm theo của nhân vật "Trong hầm lúc ấy ẩm thấp lắm", Despiaux nói vậy. Anh ta kể cho tôi câu chuyện của mình, bộc bạch sự khinh tởm của mình khi chúng tôi ngồi ngoài thềm quán cà phê Thánh giá ở V"

đức cũng như sức mạnh của pháp luật, cường quyền trong tác phẩm. Nhân vật Despiaus đã thể hiện rõ chuẩn mực của một con người sống có tình thương và trách nhiệm. Lời kể biến ảo tinh tế có khi được đóng khung trong dấu ngoặc kép, có khi nới lỏng ra, tự do trong dòng chảy miên man của người kể lẫn người nghe chuyện. Nhà văn để cho nhân vật Despiaux kể lại toàn bộ câu chuyện và lời kể được đặt hoàn toàn trong dấu ngoặc kép "Trong suốt thời gian mà tôi canh giữ, thằng nhóc nói với tôi không đến hai câu. Cậu ta khóc sướt mướt. Chỉ có thế. Tôi bảo cậu ta là phải đi thôi. Khi vào phòng làm việc của ông thị trưởng, tưởng chừng như chúng tôi đang lạc vào sa mạc Sahara, vì nóng. Không khác gì lò bánh mì" [7.205]. Nhưng có lúc người kể chuyện chỉ đơn thuần làm thao tác tóm lược lại nội dung câu chuyện "Rồi có một khoảng im lặng, không lâu lắm. Despiaux kể cho tôi nghe là thằng nhóc nhìn anh, rồi nhìn Mierck, sau đó đưa mắt dòm Matziev và thế là đột nhiên cậu ta gào lên, tiếng gào này hình như chưa ai nghe thấy bao giờ, đến mức Despiaux nói với tôi là chưa bao giờ anh lại nghĩ là có người có khả năng gào lên như thế, và tệ hơn tiếng gào này cứ dai dẳng mãi, không ngưng nghỉ, và ai cũng tự hỏi cậu ta kiếm đâu ra tiếng kêu gào đó. Chỉ khi lão đại tá ngồi bật dậy lấy gậy phang vào mặt cậu ta thì tiếng gào mới im bặt" [7.206]. Chính cách kể này tạo ra những chuyển biến bất ngờ trong nghệ thuật kể chuyện của tác phẩm. Đưa người đọc sống với những dòng tâm trạng ngổn ngang của nhân vật. Những chuyển vi bí ẩn trong cách thức thể hiện diễn tả một thế giới nội tâm với những giằng xé nội tâm day dứt. Hay như bức thư Lysia kể cho người mình yêu về bữa tối cùng ông kiểm sát trưởng được người kể chuyện tái hiện trung thực lại. Ở đây người kể chuyện hoàn toàn coppy lại bức thư mà không hề thêm thắt bất cứ một chi tiết nào. Từ đầu tới cuối là nỗi lòng của cô gái Lysia "Anh yêu của em! Tối qua em được Nỗi buồn mới dùng bữa" [7.273]. Với sự đan xen lối kể của người kể chuyện đứng ngoài câu chuyện đã làm cho tác phẩm không còn sự khô khan, phiến diện mà lời kể chuyện lúc này vô cùng sâu sắc, sinh động. Nhà văn tôn trọng tiếng nói cá nhân của nhân vật vì thế tạo ra được một hệ thống giọng điệu vô cùng đa dạng và mới mẻ cho cuốn tiểu thuyết.

Với cách kể chuyện chậm rãi, có lúc cắt ngang, có lúc nhởn nhơ, đồn dập. Có những chương nhà văn tái hiện nhiều câu chuyện khác nhau nhưng có những chương chỉ tập trung kể lại một câu chuyện duy nhất. Lối dẫn chuyện thả trôi tự do này làm cho tác phẩm nhẹ nhàng đi sâu vào lòng người đọc. Và vực dậy trong lòng họ những cung bậc cảm xúc khác nhau theo dòng "hồi quy" của người kể chuyện. Hơn thế, chính lối kể chuyện mang đậm dấu ấn hoài niệm chủ quan của người trần thuật đã tạo ra giọng kể lạ cho tác phẩm. Những câu văn dài có tác dụng nói lên những cung bậc cảm xúc, dòng suy nghĩ miên man của nhân vật "Ông thị trưởng tra chìa khóa vào, đẩy cửa một cách khó khăn, hơi ngạc nhiên vì cửa khó mở như thế, đi vào và tự nhiên đánh mất nụ cười tươi của hướng dẫn viên du lịch: điều này tôi giả thiết thế, tôi tái tạo lại câu chuyện, tôi lấp đầy khoảng trống nhưng tôi tin mình không bịa chuyện là mấy vì chúng tôi đã đọc được tất cả những điều đó khi chứng kiến nỗi kinh hãi của ông ta, trên trán lấm tấm mồ hôi hột và sự ngạc nhiên" [7.68-69]; ghi lại những lời nhận xét, bình luận của người kể chuyện "Nhưng khi tôi nghĩ đến hai bàn tay dài, nhỏ, sạch sẽ, lốm đốm đen và gân guốc của Destinat, khi tôi trông thấy vào một buổi chiều màu đông, hai bàn tay này đang siết cái cổ yếu gầy của Hoa Bìm Bìm, trong khi nụ cười dần tan biến trên khuôn mặt của đứa trẻ, và trong đôi mắt nó ẩn chứa một câu hỏi lớn. Khi tôi tưởng tượng ra cảnh ấy, tôi tự nhủ rằng Destinat không bóp chết một em bé mà bóp chết một kỷ niệm, một nỗi đau, rằng bỗng nhiên hai bàn tay ông nắm giữ bóng ma Cle'lis, của Lysia Verhareine, những người mà ông cố sức bóp cổ để mãi mãi thoát thân, để không bao giờ gặp lại họ nữa, không bao giờ nghe tiếng họ nữa, để không phải qua những đêm dài tiến lại gần họ mà không nắm bắt được họ, để không bao giờ yêu thương họ một cách tuyệt vọng nữa" [7.287-288]. Bên cạnh câu văn dài có lúc câu văn được cô gọn tối đa trong sự kìm nén nỗi đau của sự giải thoát

"Anh biết hôm nay anh sẽ kết thúc câu chuyện của mình. Bây giờ khẩu súng đang ở bên cạnh anh. Ngoài kia trời đất quang đãng và dìu dịu. Hôm nay là ngày thứ hai. Bây giờ là buổi sáng. Thế đó. Anh không còn gì để nói" [7.300].

Việc đan cài câu văn dài bên cạnh câu văn ngắn giúp làm sáng tỏ những rối rắm, ngang trái, ngổn ngang trong cuộc đời của các nhân vật. Cuộc sống không bao giờ là một đường thẳng băng để chào đón bước chân không biết mệt mỏi của chúng ta mà ngược lại những ngả rẽ, gấp khúc giúp chúng ta hiểu rõ hơn những trở ngại trên cuộc hành trình. Với một giọng kể lạ, Philippe Claudel đã cho chúng ta có cái nhìn sâu sắc về bức tranh hiện thực cuộc sống lúc bấy giờ.

Một phần của tài liệu Những linh hồn xám của philippe claudel từ góc nhìn trần thuật học (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w