Diễn ngôn bình luận

Một phần của tài liệu Những linh hồn xám của philippe claudel từ góc nhìn trần thuật học (Trang 74 - 76)

1. DIỄN NGÔN TRẦN THUẬT

1.1.3 Diễn ngôn bình luận

Cùng với diễn ngôn tả, kể thì bình luận cũng là một thủ pháp nghệ thuật đặc sắc được nhà văn sự dụng để làm nội bật thế giới nghệ thuật trần thuật trong

tác phẩm. Những lời bình luận góp phần làm cho câu chuyện trở nên sâu sức, ý nghĩa hơn. Người đọc có dịp đi tới tận cùng mọi ngóc ngách, thẩm thấu và lĩnh hội hồn cốt của câu chuyện.

"Những linh hồn xám" hấp dẫn người đọc trước hết ở việc nhà văn

thể hiện lời bình luận trong việc người trần thuật tung ra câu nghi vấn để lục vấn tâm hồn người. Qua đó góp phần làm bật lên ý nghĩa của câu chuyện. Lời nghi vấn ấy là của chính nhân vật đặt ra cho chính mình nhưng cũng chính là đặt ra cho tất cả mọi người khi tiếp xúc với văn bản. "Rồi sau đó? Tùy thôi"

nghi ngờ này của anh cảnh sát tư pháp nhưng cũng chính là băn khoăn của mỗi chúng ta. Ông Kiểm sát trưởng có hoàn toàn vô tội như những gì người ta vẫn nghĩ. Băn khoăn ấy cứ lục vấn tâm hồn người thúc dục chúng ta đi tìm câu trả lời.

Hơn nữa chính việc giao lời bình luận vào người trần thuật ẩn tàng "vô danh", không xác định đã làm cho những triết lý, bình luận ấy càng trở nên giá trị và ám ảnh. Chính việc sự dụng câu bình luận của nhân vật đan xen lời trữ tình của tác giả đã tạo ra sự đa dạng trong diễn ngôn của người kể chuyện. Làm cho câu chuyện không còn sự giản đơn một chiều mà được soi chiếu dưới nhiều góc hình khác nhau. Sự chêm xen với diễn ngôn miêu tả của nhà văn với nhân vật như vậy đã tạo ra sự đa tầng cho diễn ngôn tác phẩm "Tôi có thể thêu dệt lắm chứ, có khó khăn mấy đâu. Nhưng thêu dệt mà làm gì? Sự thật có sức mạnh hơn khi ta nhìn thẳng vào nó. Lysia đi vào và chìa tay cho Destinat, bàn tay nhỏ đến nỗi lúc đầu Destinat không thấy.." [7.75]. Vì thế làm cho cuộc gặp gỡ của Lysisa và Destinat không chỉ được nhìn với cái nhìn chủ quan của nhân vật mà còn được soi chiếu bởi cái nhìn khách quan của nhà văn. Để tạo ra sự đa dạng cho diễn ngôn trần thuật trong tác phẩm có lúc đang say sưa với câu chuyện của mình nhà văn thả vào đó lời trữ tình ngoại đề, thể hiện sự chiêm nghiệm của chính người trong cuộc. Đồng thời tạo ra những khoảng lặng trong lòng người. Dù hiểu theo cách nào thì những lời bình luận, chêm xen của người kể chuyện giúp chúng ta hiểu được thái độ, cách nhìn, đánh giá mà

tác giả gửi gắm. Nhà văn không dấu cảm xúc của mình chính vì lẽ đó tiếng nói tạo ra trong tác phẩm không còn là sự khắc tạc một khoảnh khắc ngắn trong cuộc sống mà trở thành tiếng nói của muôn người, muôn thời đại.

"Những linh hồn xám không ồn ào bởi những sự kiện và tính cách nổi loạn của nhân vật. Bao trùm lên tác phẩm là không khí ảm đạm, buồn, bi quan, chán chường của nhân vật chính. Những câu chuyện về chiến tranh, chết chóc, án mạng ngự trị và ám ảnh người đọc. Để rồi những giây phút lắng lòng khi lạc vào thế giới "Những linh hồn xám" giúp chúng ta hiểu rõ bức tranh, số phận, cuộc đời.

Cùng với diễn ngôn kể, miêu tả thì diễn ngôn bình luận, trữ tình ngoại đề của nhà văn cũng là đặc sắc của cuốn tiểu thuyết. Sự tổng hoàn đan xen các kiểu diễn ngôn như vậy đã tạo ra bản nhạc âm đa thanh cho tác phẩm. Chính sự khéo léo lựa chọn những ngôn ngữ phù hợp nhà văn đã làm cho những mẩu chuyện trong tác phẩm hiện lên một cách trọn vẹn trong cái nhìn thông suốt của mỗi chúng ta. Điểm nhìn của nhân vật không đứng yên, câu chuyện kể không phải là duy nhất của một người trần thuật cho nên diễn ngôn người kể chuyện có sự vận động không ngừng. Sự biến ảo, dịch chuyển nhiều chiều đã làm tăng giá trị phản ánh của cuốn tiểu thuyết. Chiều sâu con người, bi kịch nỗi đau kích thích khám phá của người tiếp nhận.

Một phần của tài liệu Những linh hồn xám của philippe claudel từ góc nhìn trần thuật học (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w