Hôn nhân là sự kết hợp hai thực thể có khả năng gắn kết

Một phần của tài liệu Ẩn dụ về hôn nhân của người việt qua tục ngữ, ca dao dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận (Trang 50 - 51)

6. Cấu trúc Luận văn

2.5.1.Hôn nhân là sự kết hợp hai thực thể có khả năng gắn kết

Gắn kết là làm cho các thực thể tách biệt trở thành một khối, một thực thể mới. Các thực thể này tích hợp các đặc trưng của các cá thể thành phần, tức thực thể này có nhiều đặc tính trội hơn các thực thể tách biệt. Người Việt coi hôn nhân như các thực thể có khả năng gắn kết. Thực thể đó có thể là những vật mà trong tiềm thức người Việt, hoặc có khả năng kết dính (keo, sơn), hoặc thường tồn tại có nhau (trúc - mai, thuyền - bến, cá - nước, bát - đũa), có thể là sợi dây ràng buộc những người yêu nhau lại với nhau. Chúng có thể là thực thể hữu hình và cũng có thể là thực thể vô hình:

- Chỉ điều ai khéo vấn vương Mỗi người một xứ mà thương nhau đời

Chữ tình ai bứt cho rời Tơ hồng đã định, đổi dời đặng đâu

Vì thế, gặp được người mình thương người ta coi là đã mắc vào sợi tơ tình:

- Ấy ai giắt mối tơ mành,

Cho thuyền quen bến, cho anh quen nàng Tơ tằm đã vấn thì vương

Đã trót gian díu thì thương nhau cùng. - Trăm năm xe sợi chỉ hồng

Buộc người tài sắc vào trong khuôn trời

Sự gắn kết, ràng buộc trong yêu thương, trong duyên nợ làm cho hai bên nam nữ trở thành một thể thống nhất với nhau:

- Hai ta tốt lứa đẹp đôi

Chính vì các thực thể tách biệt thành gắn kết với nhau thành môt thực thể thống nhất, đã làm cho thuyền - bến, rồng - mây, cá - nước, bát - đũa, trầu xanh - cau trắng... tương tác lẫn nhau và tạo cho nhau tiềm năng lớn trong sự tồn tại và phát triển.

Một phần của tài liệu Ẩn dụ về hôn nhân của người việt qua tục ngữ, ca dao dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận (Trang 50 - 51)