Hôn nhân là sự tích hợp các giá trị trong cuộc sống thường nhật

Một phần của tài liệu Ẩn dụ về hôn nhân của người việt qua tục ngữ, ca dao dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận (Trang 45 - 49)

6. Cấu trúc Luận văn

2.4.1.Hôn nhân là sự tích hợp các giá trị trong cuộc sống thường nhật

nhật

Trong cuộc sống thường nhật, người chồng luôn là trụ cột của gia đình, hay như Khổng Tử nói đàn ông sinh hoạt ở ngoài xã hội. Vì thế người chồng luôn gánh trên vai trách nhiệm to lớn đối với gia đình. Còn người phụ nữ lại luôn lo toan mọi việc trong cuộc sống thường nhật. Thế nhưng người phụ nữ Việt đã tự nguyện phân chia công việc để tạo nên giá trị tinh thần và vật chất cho cuộc sống. Những công việc này nếu một người làm thì sẽ mất nhiều thời gian. Phân chia công việc để cả hai cùng làm thì thời gian được rút ngắn, hiệu quả nâng lên. Thành quả có được từ sự góp công, hợp sức này làm cho giá trị cuộc sống được nâng lên. Không đơn giản chỉ

vì giá trị của vật chất, của sản phẩm, mà quan trọng sự phân chia này đã xây đắp cho lâu đài hạnh phúc của cuộc sống vợ chồng thêm hạnh phúc:

- Em về cắt rạ đánh tranh, Chặt tre chẻ lạt cho anh lợp nhà,

Sớm khuya hòa thuận đôi ta Hơn ai gác tía lầu hoa một mình.

Mỗi người một việc, em cắt rạ đánh tranh, chặt tre chẻ lạt còn anh lợp nhà. Nếu hai người cùng làm thì công việc đó sẽ nhanh hơn và hiệu quả cao hơn một người làm.

Không chỉ những công việc đồ xôi, buôn bán, mà ngay cả việc bếp núc, may vá thời xưa vốn được xem là trách nhiệm, bổn phận của người phụ nữ. Vậy mà ở đây người phụ nữ đã tự nguyện phân chia "chàng cầm thiếp rọc" với mục đích "cho suôn một bề":

- Dao vàng rọc tấm lụa trơn, Chàng cầm thiếp rọc cho suôn một bề.

Thời gian hoàn thành sản phẩm được rút ngắn, giá trị thẫm mĩ của công việc được nâng lên bởi công việc này có sự hỗ trợ của người chồng. "Suôn một bề" không đơn thuần là cái đẹp của tấm lụa mà còn là cái đẹp của hạnh phúc, niềm vui trong sự sẽ chia cuộc sống vợ chồng. Sự phân chia này đã diễn ra một cách tự nhiên và tạo thành cơ sở để tạo nên mái ấm, hạnh phúc gia đình:

- Diều lên có gió mới lên, Anh lo em liệu mới nên cửa nhà.

Bất kể công việc gì, thời điểm nào, sự phân chia ấy cũng tạo nên giá trị lớn hơn về cả tinh thần lẫn vật chất. Vì thế vợ chồng có thể bù đắp cho nhau, hỗ trợ nhau, chung lưng đấu cật để xây dựng hạnh phúc gia đình.

Không phân biệt giới tính trong công việc, cũng không phân chia một cách rạch ròi như quan niệm của Nho giáo, người phụ nữ nhiều khi đã lấy những vất vả trong công việc làm niềm vui:

- Lên non thiếp cũng lên theo, Tay vịn chân trèo hái trái nuôi nhau.

Bên cạnh sự phân chia công việc trong cuộc sống thường nhật, thì giữa họ còn có sự hợp sức, chung tay để xây dựng hạnh phúc, xây dựng tương lai:

- Tay mang khăn gói qua sông, Mồ hôi ướt đẫm thương chồng phải theo.

Cuộc sống thường ngày của vợ chồng người Việt là vậy, có những lúc bần hàn hay sung túc họ luôn kề vai, sát cánh bên nhau chia ngọt sẻ bùi:

- Đường đi lên núi dưới trăng, Đi về có vợ có chồng thậm vui.

Và điều mà họ mong ước nhất đó là:

- Xuống biển rồi lại lên rừng, Tay vị chân trèo hái trái nuôi nhau.

Hạnh phúc với họ thật giản đơn, đó là sự chia sẽ với nhau mọi khó khăn, trắc trở trong cuộc sống thường nhật, để niềm vui được nhân lên và nỗi buồn giảm đi một nữa.

Trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống thường ngày, sự phân chia công việc của người vợ hoặc chồng (chủ yếu là do người vợ) làm cho thành quả của sự phân chia trở nên thật ý nghĩa, thật lớn lao, trở thành yếu tố vô cùng quan trọng để xây dựng hạnh phúc gia đình.

2.4.2. Hôn nhân là sự tích hợp các giá trị trong cuộc sống khi có biến cố

Trong đời sống hàng ngày, họ mỗi người một việc để lo cho cái chung của cuộc sống vợ chồng. Điều đó không có nghĩa là trong suốt cuộc đời họ luôn được ở cạnh nhau. Đất nước không phải lúc nào cũng bình yên để vợ chồng được ở bên nhau. Mỗi khi có giặc ngoại xâm, vận mệnh của tổ quốc lâm nguy thì hạnh phúc nhỏ bé của mỗi gia đình cũng bị đe dọa. Trong hoàn cảnh đó, người chồng xông pha nơi trận mạc, còn người vợ sẽ

là hậu phương vững chắc cho chồng và lo toan mọi công việc trong gia đình:

- Anh trao thìa khóa em cầm,

Việc giang sơn anh giữ, việc tảo tần em lo.

Việc giang sơn thì đã có anh, còn em gánh vác việc tảo tần. Mỗi người một việc nhưng tích hợp thành một, đó là xây dựng gia đình, gìn giữ đất nước. Trong cuộc sống thường nhật có vợ có chồng là thế, nhưng khi chiến tranh họ tình nguyện hi sinh hạnh phúc cá nhân, lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của đất nước, của dân tộc:

- Đạo vợ chồng trăm năm kết tóc Khuyên em về chăm sóc mẹ già

Nuôi thêm con lợn con gà Trồng thêm cây cải, cây cà, cây kê

Anh ra đi hồ thủy tứ bề

Khi nào non nước rạng rỡ anh sẽ về cùng em. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong khi đất nước có biến cố, anh lo việc "giang sơn", còn em phải lo việc "tảo tần" - "là chăm sóc mẹ già", "nuôi thêm con lợn con gà", "trồng thêm cây cải, cây cà, cây kê"...Dường như bây giờ người vợ đã gánh thêm sức của chồng nữa để thành quả của nó không khác mấy với lúc người chồng ở cạnh mình. Người chồng ở nơi trận tuyến mỗi khi phải đối mặt với những gian lao khổ ải, thậm chí những khốc liệt, đau xót. Lời hẹn ước của họ trở thành lời khẳng định: "Khi nào non nước rạngrỡ anh sẽ về cùng em". Cũng xuất phát từ quan niệm đó, nhiều khi người phụ nữ đã tự nguyện phân chia để người chồng làm tròn bổn phận của một trang nam nhi. Người đàn ông trong thời phong kiến không thể thoát khỏi quan niệm về nợ tang bồng. Quan niệm này đòi hỏi một trang nam nhi phải luôn khẳng định mình bằng cách lập công, ghi danh. Lúc có cơ hội, người chồng sẵn sàng:

Vợ may chồng học tiếng khen đời đời.

Người vợ tự tay cho đèn đỏ ngọn lên để soi cho chàng học và để cho mình may. Hai người, hai công việc hoàn toàn khác nhau nhưng được soi chung ánh sáng một ngọn đèn. Người chồng dồn hết tâm lực và trí tuệ của mình cho việc học hành và thi cử là để vinh danh cho vợ và đồng thời cũng là làm cho nàng đỡ cơ cực hơn, đỡ vất vả, chật vật kiếm sống. Trong khi đó người vợ lại miệt mài với việc may vá, thêu thùa để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, có khi là kiếm tiền cho chàng đi thi:

- Anh ơi hãy học cho chuyên, Để em sồi vải kiếm tiền đi thi.

Sự phân chia này là cơ hội để họ hi sinh vì nhau, chấp nhận gian khổ và vì cuộc sống tốt đẹp sau này. Người vợ trở thành hình ảnh tuyệt đẹp cho đức hi sinh cao quý:

- Xa xôi thiên lí đường trường,

Chàng mắc kinh sử việc gia đường để thiếp lo.

Thiếp tự nguyện lo việc "gia đường", thiếp không ngại gian lao vất vả, không sợ khổ ải khó khăn, thiếp sẵn sàng hi sinh để cho chàng "mắc kinh sử". Việc phân chia này sẽ đem lại giá trị rất lớn bởi ít người chồng nào nhụt chí trước sự lớn lao của người vợ. Người vợ không thể gánh vác công việc học hành thi cử cho chồng, nhưng lại lo toan tất cả những việc xung quanh cuộc sống để chồng chuyên tâm vào việc thi cử.

Nói tóm lại, dù trong cuộc sống thường nhật hay khi có biến cố, những cặp vợ chồng người Việt đã khéo léo phân chia công việc một cách hợp lí nhất. Sự phân chia này đã tạo nên sức mạnh tổng hợp và đưa lại những giá trị thiết thực. Một mặt nó tạo nên cơ sở quan trọng để xây dựng cuộc sống gia đình, mặt khác nó là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Một phần của tài liệu Ẩn dụ về hôn nhân của người việt qua tục ngữ, ca dao dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận (Trang 45 - 49)