Sự cân đối về phẩm chất, tinh thần

Một phần của tài liệu Ẩn dụ về hôn nhân của người việt qua tục ngữ, ca dao dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận (Trang 59 - 64)

6. Cấu trúc Luận văn

2.7.2.Sự cân đối về phẩm chất, tinh thần

Cân đối về phẩm chất, tinh thần trong hôn nhân được tri nhận qua sự ảnh hưởng của yếu tố (B2) này đối với yếu tố (B1) kia.

- Gương không có thủy gương mờ, Chàng không có thiếp bơ vơ một mình

Gương là vật thường bằng thủy tinh, có một mặt nhẵn bóng, phản xạ ánh sáng tốt, dùng để tạo ảnh các vật. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng gương luôn cần thủy để làm sáng, để phát huy hết chức năng, giá trị của mình. Cũng như gương cần có thủy thì chàng cần có thiếp. Không có thiếp chàng trở nên bơ vơ, lạc lõng, mất phương hướng, không có nơi làm điểm tựa. Như thế, các sự vật, hiện tượng trong đời sống con người cần có sự cân xứng, hài hòa. Đó chính là gương đi đôi với thủy, chàng đi đôi với thiếp.

- Thiên thai là của nàng Kiều,

Chờ chàng Kim Trọng sớm chiều vào ra.

Nói tới Kim Trọng là ta nghĩ ngay đến Thúy Kiều. Bởi đây là hai nhân vật biểu tượng cho lòng thủy chung son sắt trong tình yêu. Đây là cặp đôi tuyệt vời của một thứ tình yêu trong sáng không tì vết, được bao thế hệ người Việt yêu quý và tôn thờ như một hình mẫu lí tưởng của tình yêu. Vì vậy, khi sử dụng cặp đôi này để thể hiện tình yêu, ca dao không chỉ nói lên tình cảm mặn nồng, thắm thiết của đôi lứa mà còn thể hiện sự tương xứng hài hòa của tình yêu.

Hay trong tình huống khó khăn, khổ sở thì sự cân đối vẫn được thể hiện:

Đói no thiếp chịu, lạnh lùng có đôi.

Người phụ nữ trong hoàn cảnh có thử thách bỗng đẹp lên một cách kì lạ, sáng ngời tấm lòng vị tha và đức hi sinh thầm lặng. Người con trai là điểm tựa, là niềm tin, là kim chỉ nam soi đường để cho cô gái có thể quên đi bản thân mình, và sống hạnh phúc trong nghèo khổ.

- Còn trời còn nước còn non, Còn trăng, còn gió, thì còn đôi ta.

Có những lời hứa, lời thề rất giản dị nhưng ta thấy rõ quyết tâm phải vượt qua mọi thử thách để được ở bên nhau. Tình yêu của họ đầy mạnh mẽ, đầy nhiệt huyết, có thể mang đến một sức mạnh phi thường, vượt lên cả quy luật tự nhiên và những tai ương trong đời sống: trời, nước, gió, trăng không bao giờ mất đi, có nghĩa tình yêu của họ tồn tại vĩnh hằng, không bao giờ lụi tàn.

- Thân em như mái ngói lợp nhà,

Thân anh như con chim phượng bay qua lưng trời. - Thân em như trến mít chạm rồng,

Thân anh như kèo chua chạm phụng, đẹp vô cùng anh ơi.

Các câu ca dao miêu tả các chàng trai, cô gái ở tuổi trưởng thành phần lớn thiên về hình dáng bên ngoài với vẻ đẹp đạt đến độ rực rỡ nhất trong đời người. Đặc biệt, càng hoàn hảo hơn khi có sự tương xứng giữa

anhem, khi các cặp đôi này đến với nhau xuất phát từ tình yêu đích thực.

Bên cạnh đó, hôn nhân có sự không cân xứng như:

Tiếc thay áo gấm mặc đêm,

Gỏi tươi ăn nguội, gái thuyền quyên muộn chồng.

Muộn chồng có nghĩa là người con gái đến tuổi trưởng thành mà chưa tiến tới hôn nhân, thì giá trị của người "muộn chồng" sẽ giảm sút:

Hiện thực ngoài hôn nhân - áo gấm mặc đêm, gỏi tươi ăn nguội được so sánh với gái thuyền quyên muộn chồng. "Áo gấm" đẹp đẽ là thế, nhưng

khị bị bóng đêm che phủ thì nó còn gì giá trị, còn "gỏi tươi" đậm đà, ngon lành như thế nhưng sẽ mất hương vị khi để nguội. Tất cả điều này được ví với "gái thuyền quyên" - cao quý, xinh đẹp, đài các nhưng lại "muộn chồng". Như thế, ta thấy sự không cân đối, hài hòa xuất hiện trong hôn nhân đó là điều nên tránh.

Như vậy, trong hôn nhân sự cân đối hài hòa giữa anh - em, chàng - nàng đó là điều cần thiết. Hơn thế, sự cân đối hài hòa đó chính là nền tảng cho một tình yêu trọn vẹn, một hôn nhân vững bền.

2.8. Tiểu kết

1. Trong những câu tục ngữ, ca dao đề cập đến đề tài hôn nhân của người Việt, thì ta thấy hôn nhân là sự kết hợp của hai thực thể khác loại tạo thành một thực thể hoàn chỉnh, thống nhất và gắn bó với nhau. Nói tới hôn nhân chính là nói đến sự hấp dẫn của hai thực thể có mối quan hệ không thể tách rời.

2. Qua khảo sát các câu tục ngữ, ca dao về hôn nhân của người Việt, chúng tôi thấy có sự tương ứng giữa hôn nhân với:

- Hôn nhân là một thực thể hoàn chỉnh. Nó thể hiện sự gắn bó giữa hai thực thể thành một thể thống nhất và gắn bó với nhau, nó cũng chính là sự hấp dẫn của thực thể này với thực thể kia và ngược lại.

- Hôn nhân là một đôi, một cặp. Nó là sự kết hợp của hai thực thể tách biệt khác loại tạo thành một cặp cùng thực hiện chức năng, bổn phận và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

- Hôn nhân hai làm thành một, cùng thực hiện các công đoạn khác nhau của một công việc, cùng góp công góp sức với nhau, cùng nhau tạo nên giá trị của cuộc sống.

- Hôn nhân có giá trị tích hợp, họ kết hợp cùng nhau thực hiện các công việc trong cuộc sống thường nhật cũng như khi có biến cố. Người vợ luôn là động lực, là hậu phương vững chắc, là chỗ dựa tinh thần, là bến đậu

an toàn cho người chồng ở nơi trận tuyến vượt qua mọi khổ ải, để đi đến đích của hạnh phúc.

- Hôn nhân là một vật quay quanh một vật khác. Hai thực thể này có mối quan hệ gắn bó, bao bọc lấy nhau và không thể tách rời. Cũng như thế, trai gái kết hôn với nhau thì điều đó đồng nghĩa với việc họ phải có trách nhiệm lo lắng cho nhau, gắn kết với nhau để đi đến hạnh phúc.

- Hôn nhân là sự sở hữu. Điều này được thể hiện rất rõ, đó là trai gái khi đã kết hôn đồng nghĩa với việc họ phải lo toan cho cuộc sống gia đình, hơn thế nữa họ phải có trách nhiệm với bạn đời của mình, đòi hỏi sự chung thủy son sắt. Họ thuộc về nhau, thuộc quyền sở hữu của nhau. Và ẩn đằng sau đó là sự mất tự do của những người khi đã lập gia đình.

- Với người Việt, hôn nhân có sự cân đối hài hòa. Sự cân đối, hài hòa đó chính là tiền đề vững chắc cho một tình yêu bền vững, một hôn nhân trọn vẹn.

Thực chất, trong ý niệm người Việt, hôn nhân là phải song song, là thành đôi, là cân xứng tương thích với nhau (đôi đũa). Vì hôn nhân là một vấn đề trừu tượng, nên người ta đã ý niệm hóa hôn nhân bằng phương thức ẩn dụ. Vì thế, người ta dễ nhận thấy hôn nhân như khóa với chìa, như rèm với chống, như chợ với đình. Hơn thế nữa, hôn nhân cũng giống như một công việc gồm nhiều công đoạn, mà hai người cùng làm thì hiệu quả nhanh hơn, thời gian rút ngắn hơn.

Như vậy, hôn nhân luôn là đề tài nóng bỏng, hấp dẫn, được mọi người quan tâm. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn, chúng ta đi vào tìm hiểu cơ chế ẩn dụ ý niệm về hôn nhân của người Việt trong tục ngữ, ca dao ở Chương 3.

CHƯƠNG III

CƠ CHẾ ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG TỤC NGỮ, CA DAO

Ẩn dụ có thể được phân thành nhiều loại theo chức năng tri nhận của nó. Từ đó, ẩn dụ bao gồm: ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể, ẩn dụ định hướng và ẩn dụ hình ảnh.

Ẩn dụ cấu trúc có chức năng giúp người ta hiểu được ý niệm đích A (ở đây là hôn nhân, loại ý niệm rất trừu tượng) thông qua cấu trúc ý niệm

nguồn B, một ý niệm có tính cụ thể hơn. Ví dụ, ý niệm về “gái có chồng” được phản ánh thông qua ý niệm phản ánh trải nghiệm của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ nhờ ý niệm sông có nước: đã có sông là có nước, sông gắn với nước để thành một thể hoàn chỉnh về hình thức cũng như chức năng.

Ẩn dụ bản thể là loại ẩn dụ mà một phạm trù nào đó (hôn nhân là một loại phạm trù) được thể hiện như một thực thể cụ thể. Các thực thể này được phân loại, phân nhóm, định lượng và con người có những nhận định về nó. Ví dụ, ý niệm về mối quan hệ gắn bó giữa vợ và chồng được xác định nhờ ý niệm về đôi cu cu, về thuyền với bến.

Ẩn dụ định hướng có cách tổ chức cả một hệ thống ý niệm trong mối tương quan với nhau. Đó là ý niệm về quan hệ tiến triển được thể hiện qua ý niệm sao Hôm xích lại cho gần sao Mai, sự cách li của con người được hiểu qua ý niệm vượn lìa cây, vịt bỏ đồng

Ẩn dụ hình ảnh là phép ánh xạ tinh thần sang hình ảnh khác trên sự tương tự về hình dáng.

Trong các loại ẩn dụ ý niệm về hôn nhân người Việt qua tục ngữ, ca dao, loại ẩn dụ cấu trúc và ẩn dụ bản thể được sử dụng nhiều hơn cả.

3.1. Một thực thể gồm hai thực thể thành phần

Loại ẩn dụ này thể hiện ý niệm của người Việt về hôn nhân (A) qua cấu trúc ý niệm nguồn (B), trong đó (B) lại là một thực thể được tạo thành từ hai thực thể thành phần (B1 và B2). B chỉ hoạt động có giá trị khi tồn tại với thực thể thành phần này. Khi thiếu mất một thực thể thành phần (B1

hoặc B2) thì thực thể (B) này không hoạt động.

Hai đối tượng, hai thực thể riêng biệt (B1 và B2) nhưng khi kết hợp lại nó sẽ tạo nên một sự hoàn chỉnh (B) gắn bó và thống nhất với nhau. Vì thế sự kết hợp của hai thực thể riêng biệt tạo thành một thực thể là điều cần thiết.

Một phần của tài liệu Ẩn dụ về hôn nhân của người việt qua tục ngữ, ca dao dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận (Trang 59 - 64)