6. Cấu trúc Luận văn
3.4.2. Một thực thể trái với sự tồn tại của nó mà người ta mong muốn
muốn
Sự trái quy luật của con người được thể hiện rất rõ:
- Gái không chồng như nhà không nóc, Trai không vợ như cọc long chân.
Nhà là nơi để con người sinh sống, để che mưa che nắng. Vì thế đã sinh ra nhà là phải có nóc, nó mới phát huy hết giá trị của nhà. Ở đây gái không chồng được so sánh như nhà không nóc, nghĩa là gái không chồng thì không có giá trị. Và nhà không có nóc thì không ai gọi là nhà, vì thế gái không chồng là điều trái quy luật tự nhiên giống như nhà không nóc.
- Ngồi trong cửa sổ chạm rồng,
Soi gương đánh phấn không chồng cũng hư.
Người con gái soi gương, đánh phấn đó chính là tự làm đẹp cho bản thân mình, để rồi tự hào, hãnh diện vẻ đẹp đó với các chàng trai, hay người chồng của mình. Nhưng ở đây cô gái không có chồng, không chia sẻ được với ai thì vẻ đẹp đó có tô vẻ đến đâu thì nó cũng không có giá trị.
Trong quan niệm của người Việt, khi người con gái đến tuổi trưởng thành mà chưa lập gia thất thì đó là một gánh nặng lớn cho gia đình:
Gái to trong nhà bằng ba ma chưa cất.
Điều trái quy luật tự nhiên không chỉ ở gái không chồng, mà nó còn nằm ở trai không vợ:
- Nhà anh dăm bảy cây cau,
Đằng trước có quả đằng sau không buồng Cau không buồng là tuồng cau đực
Anh không vợ cực lắm anh ơi Người ta đi đủ về đôi Sao anh đi lẻ về loi một mình
Cau là loại cây được trồng để lấy quả. Người ta thường dùng quả cau để ăn với trầu không, tạo nên một hương vị vừa cay vừa nồng, cũng như
thể hiện tình yêu thủy chung nồng thắm. Vì thế trồng cau là phải có buồng, có quả. Cau không buồng là loại cau không có tác dụng. Tác giả so sánh:
Thân anh không vợ như cau không buồng. Điều đó có nghĩa anh không có vợ thì cũng như cau không buồng (cau đực) sẽ không có giá trị gì. Với người Việt, coi trọng việc duy trì nòi giống, nên thiên chức làm cha làm mẹ trở nên thiêng liêng:
- Lấy chồng mà không có con, Khác gì hoa nở trên non một mình.
Người phụ nữ lấy chông mà không có con được so sánh với hình ảnh
hoa nở trên non. Bông hoa vốn nhiều hương, nhiều sắc, nó đủ sức lôi cuốn, hấp dẫn bao thế lực. Thế nhưng bông hoa đó nở ở trên núi cao thì hương cũng như hoa của nó không ai biết đến. Vì thế mượn hình ảnh hoa nở trên non để nói về người phụ nữ lấy chồng mà không có con, để khẳng định rằng người phụ nữ đó không thể khoe được hết giá trị của mình.
- Gái không con như bè nghễ trôi sông
Bè nghễ trôi sông, gợi sự trôi nổi lênh đênh, vô định. Người phụ nữ không có con được so sánh như bè nghễ trôi sông. Hay chính là nói đến sự cô đơn, trôi nổi, không có bến đậu. Tác giả dân gian sử dụng các so sánh này mục đích là để khẳng định trai lớn lấy vợ , gái lớn gả chồng đó là việc tất yếu. Để có một hạnh phúc trọn vẹn thì người phụ nữ, người đàn ông phải có khả năng đảm nhận chức năng làm cha, làm mẹ, tức là phải duy trì nòi giống, có chỗ dựa về tinh thần, có bến đỗ cho cuộc đời.
Tất cả những sự vật hiện tượng xẩy ra đúng với quy luật của tự nhiên tạo hóa, đó là điều rất đổi bình thường. Bên cạnh đó, có những sự vật, hiện tượng trái với quy luật, trái với mong muốn của con người thì đều là những điều khiến chúng ta phải quan tâm, để ý. Và một trong những điều trái quy luật, trái với mong muốn đó chính là trai gái đến tuổi trưởng thành mà chưa lập gia thất, chưa tìm cho mình một bến đỗ bình yên hạnh phúc, đó là một khiếm khuyết lớn không gì bù đắp được.
3.5. Tiểu kết
1. Ẩn dụ ý niệm đóng một vai trò quan trọng trong ngôn ngữ đời thường và đóng vai trò đặc biệt là công cụ tri nhận của con người. Trên cơ sở đó, chúng tôi đi vào tìm hiểu và phân tích cơ chế ẩn dụ tri nhận về hôn nhân của người Việt trong ca dao, tục ngữ.
2. Khảo sát, nghiên cứu cơ chế ẩn dụ về hôn nhân của người Việt đã được xác định:
- Người Việt cho rằng, một thực thể gồm hai thực thể thành phần. Hay nói cách khác, hôn nhân chính là sự kết hợp của hai thực thể thành phần tạo thành. Cũng như trai gái đến tuổi trưởng thành thì phải lập gia thất, để hoàn thành trách nhiệm với bản thân, với gia đình.
- Hôn nhân chính là sự kết hợp của hai người khác giới. Họ thực hiện bổn phận và trách nhiệm đối với bản thân và gia đình. Vì thế hôn nhân chỉ có giá trị khi có sự kết hợp của hai người, nếu thiếu một trong hai thì hôn nhân không tồn tại.
- Sự kết hợp của hai thực thể tạo thành một, chúng tồn tại cùng nhau, ràng buộc nhau để tạo nên một giá trị. Hay nói cách khác quan hệ vợ chồng là quan hệ ràng buộc, tạo nên sự tồn tại của nhau, chi phối lẫn nhau. Người chồng luôn là trụ cột, là chỗ dựa vững chắc của gia đình. Vì thế người chồng thường được ví như hình ảnh thuyền, bôn ba ngược xuôi. Còn người vợ được ví như hình ảnh bến, luôn thủy chung, son sắt đợi chờ, là hậu phương vững chắc cho thuyền ra khơi vượt sóng.
- Sự kết hợp của vợ và chồng tạo thành một thực thể hoàn chỉnh cả về hình thức bên ngoài và phẩm chất bên trong. Sự xứng đôi vừa lứa về hình thức, tương ứng về tuổi tác, học vấn, đối nhân xử thế, đạo lí ở đời. Đặc biệt đó là sự thủy chung, sẽ chia, đồng cam cộng khổ, nhường nhịn lẫn nhau để tạo nên một gia đình no ấm hạnh phúc.
- Bên cạnh đó cũng tồn tại một số bộ phận trai gái thiếu sự hoàn chỉnh. Họ là những người khi đến tuổi trưởng thành mà chưa lập gia thất, chưa hoàn thành trách nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội. Tác giả đã có những hình ảnh so sánh rất thú vị, đó là nón không quai, thuyền không lái, lược gãy răng ... khi nói về gái không chồng. Và mượn hình ảnh cau không buồng, cọc long chân... để nói về trai không vợ.
Gia đình luôn là niềm tin, là chỗ dựa vững chắc về tinh thần, là bến đậu an toàn nhất cho mỗi con người. Đó cũng là đích mà con người hướng tai, là nguồn xuất phát của cuộc sống. Vì thế đề tài về hôn nhân gia đình luôn mới, luôn nóng bỏng và lôi cuốn hấp dẫn lôi cuốn mọi người quan tâm.
KẾT LUẬN
Ca dao là kết quả, là sản phẩm tinh thần của dân tộc, là nơi phản ánh và lưu giữ kinh nghiệm của dân tộc không chỉ của một địa phương, một thời kì lịch sử nhất định mà còn là phương tiện diễn đạt, thể hiện nhận thức của nhiều tầng lớp người, thuộc nhiều địa phương và thời kì lịch sử khác nhau. Ca dao của người Việt cũng là nơi lưu giữ và thể hiện ý niệm của
cộng đồng về hôn nhân trên nhiều bình diện khác nhau và ở các mức độ khác nhau.
1. Ẩn dụ ý niệm được nghiên cứu với tư cách là phương tiện thể hiện cách tri nhận của con người về hôn nhân gia đình trong tục ngữ, ca dao. Cấu trúc ẩn dụ ý niệm được sử dụng rất linh hoạt, phong phú và đa dạng với nhiều kiểu, dạng khác nhau. Điều này tạo sự sinh động, phong phú, sáng tạo trong cách thể hiện ý niệm của người Việt về hôn nhân.
2. Khi nói đến ẩn dụ ý niệm về hôn nhân của người Việt trong tục ngữ, ca dao thì thực chất đó chính là nói đến sự kết hợp của hai thực thể có sự hoàn chỉnh từ hình thức bên ngoài cho đến phẩm chất bên trong.
- Hôn nhân là một đôi, một cặp. Đó chính là sự kết hợp của hai thực thể tách biệt thành một cặp, để cùng thể hiện chức năng bộ phận trong cuộc sống.
- Hôn nhân - một làm thành hai, hai làm thành một. Đó là sự kết hợp của hai thực thể khác giới có khát vọng chung sống với nhau, cùng đồng thời thực hiện các công đoạn khác nhau của một công việc. Hai thực thể cùng tạo nên ý nghĩa cuộc sống cho nhau.
- Hôn nhân có giá trị tích hợp. Sự kết hợp của hai thực thể này thể hiện sự có nhau trong cuộc sống thường nhật cũng như thể hiện sự đồng cam cộng khổ với nhau khi có biến cố. Hơn thế nữa là trách nhiệm xây dựng gia đình, tạo nên giá trị cuộc sống cho mỗi con người
- Hôn nhân là một vật quay quanh một vật khác. Trong cuộc hôn nhân đi tới bến bờ hạnh phúc đó cần có hai thực thể hay nói cách khác là hai người khác giới. Họ cùng đi với nhau trên một con đường đầy chông gai, đầy khó khăn thử thách. Trên con đường đó, họ sẽ chia cùng nhau vui buồn, hạnh phúc để rồi niềm vui nhân lên và nổi buồn giảm đi một nữa. Cuối cùng họ cũng đi được tới đích của hôn nhân. Họ đến với nhau để tìm thấy hạnh phúc và tạo dựng cuộc sống gia đình ấm no, tạo chỗ dựa cho tương lai.
- Hôn nhân là sự cân đối hài hòa. Chính điều này là tiền đề cho một cuộc sống gia đình vững bền, hạnh phúc.
3. Hôn nhân chính là sự kết hợp của hai thực thể thành phần, hay nói cách khác đó chính sự kết hợp của hai con người khác giới tạo thành. Nếu thiếu mất một trong hai người đó thì hôn nhân không tồn tại. Không những thế, hai con người đó phải tồn tại cùng nhau, ràng buộc nhau để tạo nên một giá trị. Khi kết hợp lại chúng có sự hoàn chỉnh về hình thức và phẩm chất. Nếu không tuân theo quy luật của tự nhiên, của tạo hóa thì họ là những con người thiếu hoàn chỉnh. Khi không thực hiện được những chức năng bổn phận đó, thì họ không chỉ phải đối mặt với sự bấp bênh mà cuộc sống cũng thành vô nghĩa, cho dù vật chất có đầy đủ đến nhường nào.
4. Qua khảo sát ca dao, tục ngữ Việt Nam, chúng tôi thấy ý niệm của người Việt về hôn nhân với các nội dung sau:
- Người đàn ông, người phụ nữ có trách nhiệm lấy vợ, lấy chồng khi đến tuổi trưởng thành và sinh con để nối dõi tông đường. Đây là nghĩa vụ, là bổn phận duy trì và phát triển tông nòi, gia thế.
- Mỗi người đếu có trách nhiệm xây dựng hạnh phúc gia đình bền vững, người chồng luôn là trụ cột, người vợ có bổn phận xây dựng tổ ấm.
- Đích của hôn nhân đó chính là xây dựng gia đình , xây dựng một tổ ấm cả về tinh thần lẫn vật chất. Vợ chồng có sự hài hòa về hình thức, tương ứng về tuổi tác, trình độ, và hơn nữa đó là sự hòa hợp về cuộc sống, về cách ứng xử đạo lí, hợp lẽ phải và tình cảm thủy chung son sắt.. Họ phải biết nhường nhịn lẫn nhau, hi sinh cho nhau và cùng nhau chung sức lao động để tạo ra của cải.
Nghiên cứu về đền tài hôn nhân qua ca dao tục ngữ đưa lại nhiều kết quả thú vị. Đó là một công việc khá phức tạp, có thể tìm hiểu nó ở mức độ cao hơn. Trong xu thế hội nhập quốc tế, việc giảng dạy ca dao tục ngữ là việc làm rất quan trọng đối với những nhà nghiên cứu và những người làm
nghề sư phạm. Để làm tốt những nhiệm vụ này không thể thiếu vai trò lý luận và kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học tri nhận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ca dao Viê ̣t Nam về phong cảnh đất nước con người (2008) Nxb Thanh Niên, Hà Nô ̣i.
2. Diê ̣p Quang Ban (2004), Ngữ pháp tiếng Viê ̣t, Nxb Giáo du ̣c, Hà Nô ̣i. 3. Diê ̣p Quang Ban (2008), "Cognition: Nhâ ̣n tri và nhâ ̣n thức,
4. Nguyễn Nhã Bản (2005), Đặc trưng cấu trúc - ngữ nghĩa của thành ngữ, tục ngữtrong ca dao, Nxb Văn Hóa Thông Tin.
5. Nguyễn Nhã Bản (2004), Cơ sở ngôn ngữ học, Nxb Nghê ̣ An. 6. Pha ̣m Văn Bình (2003), Thành ngữ Tiếng Viê ̣t, Nxb Đa ̣i ho ̣c Sư pha ̣m. 7 Nguyễn Phan Cảnh (1997), Ngôn ngữ thơ, Nxb ĐH và THCN, Hà Nô ̣i. 8. Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Viê ̣t, Nxb Đa ̣i ho ̣c Quốc
gia, Hà Nô ̣i.
9. Đỗ Hữu Châu (2003), Đại cương ngôn ngữ học, Nxb Giáo du ̣c. 10. Đỗ Hữu Châu (2007), Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Viê ̣t, Nxb ĐH
Quốc gia Hà Nô ̣i.
11. Trần Văn Cơ (2006), "Ngôn ngữ tri nhâ ̣n là gì?", T/c Ngôn ngữ, số 7. 12. Trần Văn Cơ (2007), "Nhâ ̣n thức, tri nhâ ̣n - hai hay mô ̣t (Tìm hiểu
thêm về ngôn ngữ ho ̣c tri nhâ ̣n)", T/c Ngôn ngữ, số 7, tr 19 - 23. 13. Trần Văn Cơ (2010), "Viê ̣t ngữ ho ̣c tri nhâ ̣n (Phác thảo mô ̣t hướng
nghiên cứu tiếng viê ̣t)", T/c Ngôn ngữ, số 11, tr. 33 - 45.
14. Nguyễn Đức Dân (2009), "Tri nhâ ̣n thời gian trong tiếng Viê ̣t", T/c Ngôn ngữ, số 12, tr. 1- 14.
15. Trần Trương Mỹ Dung ( 2005), "Tìm hiểu ý niê ̣m "buồn" trong tiếng Nga và tiếng Anh", T/c Ngôn ngữ, số 8, tr 61 - 67.
16. Hữu Đa ̣t (2007), "Thử áp du ̣ng lý thuyết ngôn ngữ ho ̣c tri nhâ ̣n vào phân tích nhóm từ đồng nghĩa chỉ vâ ̣n đô ̣ng "rời chỗ" trong tiếng Viê ̣t", T/c Ngôn ngữ, số 11, tr 20- 27.
17. Nguyễn Thiê ̣n Giáp (2002), Từ vựng học tiếng Viê ̣t, Nxb Giáo du ̣c, Hà Nô ̣i.
18. Nguyễn Thiê ̣n Giáp chủ biên (2006), Dẫn luận ngôn ngữ học,
Nxb Giáo du ̣c.
19. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đa ̣i ho ̣c Quốc gia Hà Nô ̣i.
20. Hoàng Văn Hành (Chủ biên) (1998), kể chuyê ̣n thành ngữ - tục ngữ, Nxb Khoa ho ̣c xã hô ̣i.
21. Cao Xuân Ha ̣o (1998), Tiếng Viê ̣t: Mấy vấn đề ngữ âm - ngữ pháp - ngữ nghĩa, Nxb Giáo du ̣c Thành phố Hồ Chí Minh.
22. Cao Xuân Ha ̣o (2006), Tiếng Viê ̣t: Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb KHXH.
23. Đỗ Thi ̣ Hòa (2007), "Giá tri ̣ biểu trưng của nhóm từ ngữ thuô ̣c trường nghĩa "chim chóc" trong ca dao người Viê ̣t", T/c Ngôn ngữ, số 6, tr. 18 - 23
24. Nguyễn Hòa (2007), "Sự tri nhâ ̣n và biểu đa ̣t thời gian trong Tiếng Viê ̣t qua các ẩn du ̣ không gian", T/c Ngôn ngữ, Số 7,tr. 1 - 8
25. Nguyễn Hòa (2007), "Hê ̣ hình nhâ ̣n thức trong nghiên cứu ngôn ngữ",
T/c Ngôn ngữ, số 1, tr. 6 - 16.
26. Phan Văn Hòa (2008), "Ẩn du ̣ so sánh, ẩn du ̣ du ̣ng ho ̣c va ẩn du ̣ ngữ pháp", T/c Ngôn ngũ và đời sống, số 4, tr. 9 - 16.
27. Ngô Hữu Hoàng (2002), Vai trò của quán ngữ trong viê ̣c kiến tạo phát ngôn, Luâ ̣n án Tiến sỹ Ngữ văn.
28. Phan Thế Hưng (2005), "Từ mô hình tri nhâ ̣n đến mô hình văn hóa",
Ngữ học trẻ, tr. 305 - 310.
29. Phan Thế Hưng (2007), "So sánh trong ẩn du ̣", T/c Ngôn ngữ, số 4, tr. 1 - 12.
30. Phan Thế Hưng (2007), "Ẩn du ̣ ý niê ̣m", T/c Ngôn ngữ, số 7, tr. 9 - 18. 31. Phan Thế Hưng (2008), "Mô hinh tri nhâ ̣n trong ẩn du ̣ ý niê ̣m",
T/c Ngôn ngữ, số 4, tr. 28- 36.
32. Lương Văn Hy (2000), Ngôn từ, giới và nhóm xã hội và thực tiễn tiếng Viê ̣t, Nxb Văn hóa thông tin.
33. Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội - những vấn đề cơ