Tính sở hữu được tri nhận như sự thiếu vắng, mất mát

Một phần của tài liệu Ẩn dụ về hôn nhân của người việt qua tục ngữ, ca dao dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận (Trang 56 - 58)

6. Cấu trúc Luận văn

2.6.2. Tính sở hữu được tri nhận như sự thiếu vắng, mất mát

Con người có hôn nhân được coi như một sự hoàn chỉnh, là sự đầy đủ và hoàn thiện. Ngược lại, khi chưa có vợ/chồng, người đó được coi như như chưa được sở hữu một cái gì đó mà anh/chị ta sẽ có. Và khi đã có mà phải chia lìa được người ta hình dung như mất (mất vợ/chồng), bỏ

(vợ/chồng).

Khi có vợ, có chồng thì sự sở hữu thể hiện ở chỗ họ hoàn toàn thuộc về nhau, là của nhau. Sự sở hữu đó hoàn toàn khác khi họ chưa kết hôn:

- Người ta con trước con sau

Thân anh không vợ như cau không buồng.

Người con trai khi đến tuổi trưởng thành mà không lập gia đình

"không vợ" được tác giả so sánh với hình ảnh cau không buồng (cau đực). Người ta trồng cau với mục đích lấy quả, cau đực là loại cau không có quả. Và như vậy, cau không có quả thì không có giá trị, cũng như người con trai không vợ thì không có giá trị.

Chợ không có đình không được xem là chợ lớn, không có vị thế và sức hút. Tác giả so sánh "trai chưa vợ" với "chợ chưa có đình" - người dân muốn khẳng định rằng chưa có hôn nhân người con trai chưa được xem là người trưởng thành. Đặc biệt người con trai chưa thuộc quyền sỏ hữu của ai, cũng như chưa có sự sở hữu, đang còn tự do và chưa hoàn thiện bản thân.

- Gái không chồng như nhà không nóc, Trai không vợ như cọc long chân

- Sấm đông chớp bể mưa nguồn, Anh không có vợ có buồn không anh

Nhà là nơi để che nắng che mưa, là nơi cư trú của con người. Vì thế nhà không nóc là nhà vô tác dụng. Tác giả mượn hình ảnh "nhà không nóc", "cọc long chân" để nói về "gái không chồng", "trai không vợ". Điều đó một lần nữa khẳng đinh, họ là những người đang hoàn toàn tự do, chưa có sự ràng buộc và sở hữu. Bên cạnh đó, họ là những người chưa hoàn thiện bản thân, những người chưa làm tròn trách nhiệm với gia đình, xã hội.

- ... Như thuyền không lái như ai không chồng - Gái không chồng như phản gỗ long đanh

Hay mượn hình ảnh "thuyền không lái", "phản gỗ long đanh" để nói về trai không vợ, gái không chồng. Thuyền không lái thì sẽ không có phương hướng, cũng như gái không chồng thì không có phương hướng, mất cân bằng trong cuộc sống và trong tâm hồn. Phản gỗ long đanh thì phản gỗ đó cũng mất đi giá trị.

Như vậy, với việc sử dụng những từ như không vợ, không chồng, thể hiện sự tự do, chưa thuộc sự sở hữu, và họ là những người chưa hoàn thiện bản thân và chưa hoàn thành trách nhiệm với gia đình và xã hội.

- Ai làm cho đó bỏ đăng, Cho con áo trắng bỏ thằng áo xanh.

Bỏ: "để cho rời khỏi, tách khỏi hẳn, không còn có quan hệ gì nữa với mình"[52, 71]. Đó bỏ đăng cũng như áo trắng bỏ áo xanh, thể hiện sự rời xa quan hệ, không còn sự sở hữu, ràng buộc lẫn nhau giữa vợ và chồng.

- Anh về bỏ vợ anh đi, Con anh thơ dại đã thì có tôi.

Người con gái nói với chàng trai bỏ vợ anh đi, điều đó có nghĩa chấm dứt quan hệ, không còn sự sở hữu (ở khía cạnh luật pháp).

Ta thấy, khi đến với hôn nhân, trai gái phải chịu sự ràng buộc, sự sở hữu lẫn nhau của luật pháp. Nhưng những ai không vợ, không chồng hay bỏ vợ, bỏ chồng thì lại không chịu sự ràng buộc, sự sở hữu đó. Họ có quyền tự do của bản thân mà không chịu sự chi phối của các quan hệ.

Một phần của tài liệu Ẩn dụ về hôn nhân của người việt qua tục ngữ, ca dao dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận (Trang 56 - 58)