6. Cấu trúc Luận văn
3.2.2. Hai thực thể ràng buộc để tạo nên một giá trị
Thực thể (B) chỉ tồn tại khi có sự kết hợp của hai thực thể (B1) và (B2). Đặc điểm của loại này là A chỉ quan hệ ràng buộc, tạo nên sự tồn tại của nhau giữa một thực thể thành phần cố định (B1) và một thực thể di chuyển (B2). Qua khảo sát ca dao về hôn nhân, chúng tôi thấy thuyền và bến có nét nghĩa tương ứng với thực thể thành phần cố định (B1) và thực thể thành phần di chuyển (B2) khi nói về hôn nhân.
Thuyền là phương tiện giao thông nhỏ trên mặt nước, hoạt động bằng sức người, sức gió [52, 967]. Bến là nơi quy định cho tàu thuyền, xe cộ dừng lại để hành khách lên xuống, xếp dỡ dàng hóa [52, 58].
3.2.2.1. Thuyền bến là sự kết hợp của hai thực thể đòi hỏi sự thủy chung gắn bó
- Thuyền về có nhớ bến chăng? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
- Thuyền dời nào bến có dời, Khăng khăng một lời quân tử nhất ngôn
Thuyền và bến là những vật thể vô tri, vô giác được tác giả dân gian sử dụng để nói ẩn dụ về hôn nhân. Thuyền ra đi, vượt qua bao nhiêu thăng trầm của những con sóng biển, không biết thuyền có nhớ về bến không? Còn bến ở lại thì đợi chờ, một lòng một dạ với thuyền. Nói về sự thủy chung của bến với thuyền cũng chính là nói về sự thủy chung son sắt trong hôn nhân của những chàng trai cô gái Việt.
- Gương không có thủy gương mờ, Thuyền không có lái lững lơ giữa dòng
Mong sao nghĩa thủy tình chung Cho thuyền cập bến, gương trong ngàn đời
Khi đến với hôn nhân, họ hoàn toàn khác:
- Chưa chồng con mắt liếc ngang, Có chồng mắt chỉ nhận đàng mà đi.
Tác giả dùng hình ảnh ản dụ để biểu đạt hai quảng thời gian khác nhau trong cuộc đời người con gái. Quảng thời gian trước khi lấy chồng "con mắt liếc ngang". Đây là thời điểm người con gái hoàn toàn tự do. Hơn thế nữa, người con gái trong câu ca dao trên còn có những biểu hiện, cử chỉ thể hiện thái độ chủ động đi tìm sự đồng điệu, tìm người bạn tri ân cho cuộc đời mình "con mắt liếc ngang". Tuy nhiên, khi đã có gia đình tất cả những hành động này không tồn tại nữa. Bởi vì lúc này họ đã tìm được nửa của mình, tìm được người chung chăn, chung gối, san sẻ vui buồn trong cuộc sống. Hành động mắt chỉ nhận đàng mà đi, là con đường đúng đắn để giữ vững tấm lòng thủy chung trước sau như một của nguời phụ nữ khi có gia đình.
- Có chồng bớt áo thay vai, Bớt đồ trang sức kẻo trai mắc lầm.
Bớt áo thay vai, bớt đồ trang sức là sẽ bớt đi cái đẹp bên ngoài. Đây dù là lời của người con gái hay là của ai đi nữa thì câu ca dao vẫn thể hiện sự đề cao, đòi hỏi sự chung thủy của người phụ nữ trong hôn nhân.
- Nước chảy xuôi con cá bơi ngược,
Em có chồng rồi thương sao được nữa mà thương.
Trong hôn nhân, người Việt coi trọng sự thủy chung gắn bó. Em có chồng rồi thương sao được nữa mà thương, thể hiện một thái độ dứt khoát, rõ ràng trong hôn nhân. Có thể nói, để tạo được một cuộc hôn nhân hạnh phúc, một mái ấm gia đình vui vẻ tràn ngập tiếng cười thì yếu tố đầu tiên cần phải có đó là tình yêu và sự chung thủy. Đặc biệt với người Việt, hôn nhân đó là một vợ một chồng, thể hiện sự hài hòa, sự bình ổn, thủy chung:
- Thế gian một vợ một chồng, Chẳng như vua bếp hai ông một bà.
Khi thể hiện quyết tâm, sự dứt khoát quyết gắn bó với người mình yêu, không bỏ rơi nhau giữa đường:
- Nguyện cùng thiếp nón chàng tơi,
Quyết theo nhau cho trọn, chớ bỏ rơi chặng đường.
Lòng chung thủy trước sau như một của đôi trai gái được thể hiện rất rõ. Họ nguyện sướng khổ cùng nhau đi đến đích của cuộc hôn nhân.
Tác giả mượn hình ảnh thuyền và bến là để ẩn dụ về hôn nhân. Qua hai thực thể thuyền và bến ta thấy được sự thủy chung son sắt, đợi chờ của bến cũng như sự bôn ba, vượt ngàn con sóng của thuyền. Như vậy, bến là thực thể thành phần cố đinh (B1) và thuyền là thực thể thành phần di chuyển (B2). Thuyền là chàng trai (có khi cũng là cô gái) nuôi chí lớn vượt ngàn dặm đường, bôn ba khắp nẻo đường, mục đích là lo toan cho cuộc sống gia đình. Còn bến là cô gái (có khi là chàng trai) luôn là bờ, là bến đậu cho thuyền dừng chân sau những tháng ngày vất vả, gian nan.
Thuyền ra khơi vượt qua bao nhiêu sóng gió cũng chỉ vì một mục đích là sẽ đưa về những thành phẩm có giá trị kinh tế hay nói cách khác thuyền có sức sản sinh ra của cải về tinh thần và vật chất. Cũng như thuyền thì con người đến với hôn nhân cũng nhằm tạo sức sản sinh. Với con người, sức sản sinh về vật chất, đó chính là tạo nên giá trị về kinh tế, để chăm lo cho cuộc sống gia đình. Về tinh thần, bên cạnh việc lập gia thất, hoàn thành bổn phận với bản thân và gia đình thì họ còn có trách nhiệm nặng nề hơn đó là sinh con đẻ cái để duy trì nòi giống:
- Hai mươi hăm mốt chẳng chầy, Của cao bằng núi không bằng sớm con
Của cao bằng núi bằng non, Không bằng sớm vợ, sớm con lúc này.
Trai gái lấy nhau mà không có hoặc chưa có con thì đó là một nỗi buồn, một thiệt thòi lớn:
- Có chồng mà chẳng có con, Khác gì hoa nở trên non một mình.
Nỗi đau, gánh nặng đè lên đôi vai của người phụ nữ. Tác giả dân gian rất tài tình, khéo léo chọn hình ảnh ẩn dụ bông hoa nở trên non khi nói đến người phụ nữ có chồng mà không có con. Bông hoa vốn có hương, có sắc, rất quyến rũ. Thế nhưng, nếu bông hoa đó nở trên cao thì vẻ đẹp của nó không ai co thể chiêm ngưỡng hết, và nó cũng không thể khoe hết hương sắc của mình. Qua đó ta thấy được việc sinh con đẻ cái là một thiên chức cao cả của người phụ nữ mà ông trời đã ban cho họ.
- Gái có con như bồ hòn có rễ, Gái không con như bè nghễ trôi sông.
Bồ hòn là một loại cây sống bám rễ sâu vào lòng đất giống như các loại thực vật khác, bè nghễ trôi sông gợi sự trôi nổi, lênh đênh, vô định. Tác giả dân gian đã mượn hình ảnh ẩn dụ này để nói việc duy trì nòi giống là thiên chức của những người làm cha làm mẹ. Chính vì vậy, gái có con được
liên tưởng đến bồ hòn có rễ, gái không con liên tưởng đến bè nghễ trôi sông. Qua đó, để nói được người đàn ông và người đàn bà khi lập gia thất phải có khả năng đảm nhiệm thiên chức làm cha, làm mẹ tức là phải có chỗ dựa, có bến đỗ để đi về.
Khi có con thì họ có trách nhiệm với con cái:
- Mấy lâu buôn bán nuôi con, Áo rách mặc áo, vai mòn mặc vai.
Áo rách, vai mòn cũng mặc, người vợ có thể chịu đựng được. Hiện lên trong lòng người đọc là hình ảnh một người me, người vợ sớm hôm tần tảo nuôi con, hi sinh vì con mà quên đi nhu cầu tối thiểu của bản thân mình.
- Nuôi con chẳng quản đến thân, Chiếu rách mẹ chịu, áo khăn con nằm
Có khi trời rét căm căm,
Mẹ chẳng được nằm, đói chẳng được ăn.
Người cha, người mẹ đã hi sinh thầm lặng mà hết sức cao cả cho con. Người mẹ chịu vất vả hiểm nguy vì con ngay khi còn là bào thai trong bụng cho đến khi con chào đời. Đến khi con cất tiếng khóc chào đời, mẹ lại là người lo lắng cho con từ miếng ăn giấc ngủ. Có lúc người mẹ mệt chẳng được nằm, đói chẳng được ăn vậy mà mẹ vẫn áo rách mẹ chịu, áo khăn con nằm.
Như vậy, tác giả mượn hình ảnh ẩn dụ về thuyền và bến để nói con người. Thuyền đi xa đưa về các thành phẩm có giá trị kinh tế, còn bến ở lại thì lo toan cho cuộc sông gia đình. Cũng tương ứng như thế, người đàn ông trụ cột gia đình có trách nhiệm lo toan về kinh tế gia đình, bên cạnh đó họ còn phải sinh con đẻ cái để duy trì nòi giống và tạo chỗ dựa vững chắc cho tương lai.
3.2.2.3. Thuyền bến ràng buộc nhau tạo nên giá trị
Hình ảnh sông nước ăn sâu vào tâm khảm người Việt đến mức mọi mặt sinh hoạt đều lấy con thuyền và sông nước làm chuẩn mực. Việt Nam
là vùng sông nước, nơi có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và bờ biển dài, bởi vậy mà phương tiện đi lại phổ biến hơn từ ngàn xưa là đường thủy. Cuộc sống người Việt gắn bó chặt chẽ với môi trường sông nước, cho nên trong tục ngữ ca dao, sông nước đã trở thành biểu trưng cho nhiều giá trị liên quan đến con người.
Hình ảnh về sự ràng buộc giữa thuyền và bến
Khi kết hôn với nhau, điều đó đồng nghĩa họ chịu sự ràng buộc lẫn nhau và cùng chịu trách nhiệm với nhau. Trước hết đó là họ cùng nhau xây dựng tổ ấm gia đình:
- Lấy anh thì sướng hơn vua, Anh đi xúc dậm, được cua kềnh càng
Đem về nấu nấu, rang rang Chồng chan vợ húp lại càng hơn vua.
Cuộc sống thường nhật với bữa cơm gia đình đơn sơ, đạm bạc nhưng đầy tiếng cười của tình yêu, hạnh phúc. Giản dị là thế chồng chan vợ húp
mà lại sướng hơn vua. Với họ, cuộc sống vật chất không quan trọng mà chủ yếu là đời sống về tinh thần. Họ chia sẽ cùng nhau mọi vui buồn, khó khăn và hơn thế nữa là sự hòa hợp về tâm hồn.
Hay:
- Lấy anh thì chẳng lo gì, Sớm thì đi mót, tối về lại rang
Chày to cối gỗ sẵn sàng
Đêm trăng, quạt gió, giần sàng bằng sao.
Niềm hạnh phúc thật giản đơn, với cuộc sống nghề nông sớm thì đi mót, tối về lại rang. Họ dành những gì đẹp đẽ nhất, ngọt ngào nhất cho người mà họ yêu thương. Chính vì vậy chỉ cần có hai người thì dù khó khăn đến mấy họ cũng vượt qua, biến những điều không thể trở thành có thể thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn.
Một trong những lối ứng xử có tính truyền thống và in đậm bản sắc văn hóa của người Việt là luôn tôn cho nhau, kết hợp với nhau tạo nên một giá trị.
- Bao giờ cho hương bén hoa, Khăn đào bén túi cho ta bén mình
Nếu hoa có sắc mà không có hương thì kém phần giá trị, nếu có hương thì hoa thêm phần giá trị. Vì thế hoa luôn đi kèm với hương, hương đi kèm với hoa để tô điểm và tôn vẻ đẹp cho nhau. Cũng như thế, ta bén mình đó là điều dễ hiểu, và có tính tất yếu. Mình và ta kết hợp lại với nhau thành một đôi, một cặp giống như hương và hoa không thể tách rời.
Họ là những cặp, những đôi có thể chia sẻ cho nhau với những gì ngọt ngào, đẹp đẽ nhất:
- Anh nói với em như sơn cùng thủy tận, Em nói với anh như nguyệt khuyết sao băng
Đôi ta như rồng lượn sông trăng
Dẫu mà xa nhau đi chăng nữa cũng khăng khăng đợi chờ.
Những lời tình cảm nhẹ nhàng, đằm thắm yêu thương họ dành cho nhau đó chính là minh chứng cho một gia đình hạnh phúc. Dù đơn sơ, mộc mạc nhưng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc hành trình đi đến hôn nhân.
Nói tới hôn nhân chính là nói tới hai thực thể tách biệt khác giới tạo thành một cặp, tạo nên sự hòa hợp giữa hai thực thể với nhau:
- Chồng khôn vợ được đi hài, Vợ khôn chồng được nhiều bài cậy trông
- Vợ chồng là nghĩa ở đời, Ai ơi chớ nghĩ những lời thiệt hơn.
Họ hài hòa không chỉ về hình thức bên ngoài, xứng đôi vừa lứa mà đẹp cả vẻ đẹp bên trong:
- Đốn cây ai nỡ dứt chồi
Đạo chồng nghĩa vợ giận rồi lại thương - Yêu nhau cho mặn cho mà, Chồng vợ thuận hòa trong ấm ngoài êm
Tình yêu của họ được kết đôi giữa hai người hoàn toàn khác biệt nhau về mọi mặt, từ giới tính cho đến sinh hoạt, lối sống. Vậy nên cả hai phải có sự hòa hợp, giống như những nốt nhạc hòa quyện vào nhau để tạo nên một bản nhạc hạnh phúc. Hôn nhân cũng giống như chiếc kèo chiếc cột kia. Kèo và cột hoàn toàn khác nhau, kèo thì nằm ngang, cột thì đứng thẳng, nhưng chúng phải ăn khít vào nhau. Nếu không ăn khít, nếu dơ mộng thì tòa nhà đó sẽ bị đổ. Và hôn nhân cũng như vây, chồng và vợ nếu không hòa hợp, khăng khít với nhau thì tòa nhà hạnh phúc đó sẽ nhanh chóng bị đổ vỡ.