Sự sở hữu thể hiệ nở việc thu nhận

Một phần của tài liệu Ẩn dụ về hôn nhân của người việt qua tục ngữ, ca dao dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận (Trang 53 - 56)

6. Cấu trúc Luận văn

2.6.1. Sự sở hữu thể hiệ nở việc thu nhận

Hôn nhân của người Việt được hình dung như việc cố gắng để có được một thực thể nào đó làm của riêng. Tính sở hữu được biểu hiện qua những ý niệm với (vợ/chồng), lấy (vợ/chồng). Đó chính là ý niệm hoàn thiện mong muốn của con người: con người có ý thức sở hữu, có ý thức nâng giá trị của bản thân mình.

Trai gái đến tuổi trưởng thành và kết hôn, được xem là sự sở hữu của nhau. Họ được gia đình hai bên, được làng xóm và pháp luật thừa nhận, và vì thế họ thuộc về nhau.

- Gáicó chồng má hồng tươi tốt - Gái có chồng như sông có nước

- Trai có vợ như giỏ có hom

Khi họ "có vợ, có chồng" thì họ thiên về ý tốt, có chiều hướng phát triển đi lên, sinh sôi nảy nở. Người con gái có chồng như "má hồng tươi tốt”, như "sông có nước”. Má hồng là "má đỏ hồng, dùng chỉ người con gái đẹp" [52, 605]. Người con gái khi có chồng thì dường như vẻ đẹp của họ hoàn thiện hơn, mặn mà hơn, "gái một con trông mòn con mắt". Cũng như thế, người con trai khi có vợ được tác giả so sánh với giỏhom. Hom là bộ phận đậy miệng lờ, đó, có hình nón thủng ở chóp, để tôm cá không trở ra được khi đã vào. Người đàn ông khi có vợ được tác giả so sánh giỏ có

hom. Nếu giỏ không có hom thì giỏ không có giá trị, tôm cá có thể nhảy ra khỏi giỏ, nhưng khi giỏ có hom rồi thì cái giỏ đó sẽ có giá trị cũng như tôm cá không ra được.

Người con gái khi chưa có chồng và khi đã có chồng được nhìn nhận hoàn toàn khác nhau:

- Chưa chồng con mắt liếc ngang Có chồng mắt chỉ nhận đàng mà đi.

- Có chồng bớt áo thay vai, Bớt đồ trang sức kẻo trai lại nhầm.

Câu ca dao trên biểu đạt hai quãng thời gian khác nhau trong cuộc đời người con gái. Quãng thời gian trước khi lấy chồng - "chưa chồng ", đây là thời điểm người con giá hoàn toàn tự do, thỏa sức chơi nhởi. Hơn thế nữa người con gái còn có những biểu hiện, cử chỉ, thái độ chủ động đi tìm sự đồng điệu của người bạn đời. Tuy nhiên, khi đã có gia đình, tất cả những hành động này không tồn tại. Không còn "con mắt liếc ngang" mà là "mắt chỉ nhận đàng mà đi", "bớt áo thay vai", "bớt đồ trang sức". Dường như thấp thoáng đằng sau đó là sự mất tự do trong hôn nhân của người phụ nữ. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng hành động "mắt chỉ nhận đàng mà đi", đó là con đường đúng đắn nhất để giữ tấm lòng trước sau như một của người con gái khi đã có gia đình.

- Nước chảy xuôi con cá bơi ngược, Em có chồng rồi thương sao được mà thương.

"Em có chồng rồi" thì không thương anh được nữa. Một lập luận có tính khẳng định rõ ràng, dứt khoát thể hiện sự chung thủy trong hôn nhân.

- Có chồng nỏ dám mở trù (trầu) ai ăn.

Có chồng là nguyên nhân dẫn đến "nỏ dám mở trù ai ăn". Từ đời xưa, miếng trầu đã gắn liền với đời sống người dân Việt Nam, đặc biệt đó là miếng trầu giao duyên. Người con gái khi đã có chồng thì không dám ăn

trù của ai, điều đó một lần nữa khẳng định lòng thủy chung son sứt của mình.

...Ới anh ơi đừng trao thư mà hư tờ giấy Em có chồng rồi nỏ lấy anh mô.

Lại một lần nữa người phủ nữ khẳng định thông qua cách nói phủ định nỏ. Việc chung thủy trong hôn nhân đã trở thành chuẩn mực đạo đức quan trọng của cuộc sống.

Ta có thể thấy rằng, khi kết hôn người con trai và con gái thuộc sự sở hữu của nhau về tinh thần. Khi có chồng, có vợ họ hoàn toàn thay đổi, họ đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, có vợ có chồng cũng thể hiện sự mất tự do trong cuộc sống hôn nhân. Bởi vì khi đến với nhau thì điều quan trọng và quyết định hạnh phúc gia đình đó là sự thủy chung, son sắt. Điều đó đồng nghĩa với việc họ hoàn toàn thuộc về nhau và thuộc sở hữu của nhau về mặt tinh thần cũng như luật pháp.

Không chỉ thể hiện ở những từ có vợ, có chồng mà sự sở hữu, phụ thuộc, ràng buộc vợ chồng còn được thể hiện ở:

- Lấy chồng theo thói nhà chồng, Chồng đi hang rắn hang rồng cũng theo.

- Lấy chồng theo thói nhà chồng, Bao nhiêu thói cũ trả lòng mẹ cha.

Người con gái khi đã lấy chồng, thì dường như phải phải bỏ những lề lói cũ của nhà mình "bao nhiêu thói cũ"để nhập gia tùy tục, gia đình bên chồng "theo thói nhà chồng". Vì thế, khi lấy chồng người con gái phải chịu sự ràng buộc, vào khuôn khổ nhất đinh, nó hoàn toàn khác với chưa chồng con mắt liếc ngang. Thậm chí có những khó khăn "chồng đi hang rắn hang rồng cũng theo", nhưng người phụ nữ cũng phải chịu.

Thế nhưng:

- Lấy anh thì sướng hơn vua, Anh đi xúc dậm được cua kềnh càng,

Đem về nấu nấu rang rang, Chồng chan vợ húp lại càng hơn vua.

Cái hạnh phúc đơn sơ, giản dị, bình dân mà người chồng đưa lại cũng phần nào bù đắp được sự mất tự do, sự sở hữu của những cô gái khi có chồng. Ở đây, người chồng vất vả đi kếm cái ăn, dù chỉ là "cua kềnh càng", nhưng giữa vợ và chồng có sự hòa hợp, tạo nên cuộc sống vui vẻ hạnh phúc.

Tóm lại, sự sở hữu về hôn nhân khi trai gái kết hôn, đó là điều không ai tránh khỏi. Dường như khi kết hôn thì đè lên đôi vai của họ bao nhiêu là gánh nặng của cuộc sống với bao lo toan vất vả. Bên cạnh đó còn là sự sở hữu, ràng buộc lẫn nhau. Thế nhưng ẩn đằng sau đó là niềm hạnh phúc gia đình được dựng xây, và họ hoàn thành trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu Ẩn dụ về hôn nhân của người việt qua tục ngữ, ca dao dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w