Hôn nhân là sự kết hợp hai thực thể tách biê ̣t thành một că ̣p

Một phần của tài liệu Ẩn dụ về hôn nhân của người việt qua tục ngữ, ca dao dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận (Trang 38 - 41)

6. Cấu trúc Luận văn

2.2.1.Hôn nhân là sự kết hợp hai thực thể tách biê ̣t thành một că ̣p

că ̣p

Cặp là "tập hợp gồm hai vật, hai cá thể cùng loại đi đôi với nhau thành một thể thống nhất"[52, 119].

Vợ và chồng vốn là hai thực thể tách biệt, khi họ đến với nhau, đến với hôn nhân thì họ tạo thành một cặp. Nếu không có chồng thì người vợ không được gọi là vợ, và không có vợ thì người chồng không được gọi là chồng. Trong tư duy người Viê ̣t, trai gái đến tuổi trưởng thành thì lập gia thất, và dường như điều đó đã ăn sâu trong tiềm thức của mỗi con người. Chức năng của người đàn ông, người phu ̣ nữ trong gia đình là làm cha, làm me ̣. Cũng như vợ và chồng thì khóa với chìa cũng là hai thực thể tách biệt:

- Đôi ta như khóa với chìa

Trọn niềm chung thủy, đừng lìa mới hay - Đôi ta như gậy chống rèm,

Vừa đôi thì lấy, ai dèm mặc ai - Đôi ta như cúc với khuy, Như kim với chỉn (chỉ) may đi cho rồi

"Khóa", "gậy", "cúc" là những vâ ̣t du ̣ng được sử du ̣ng hàng ngày trong cuô ̣c sống, tuy nhiên nó là những thực thể chỉ có giá tri ̣ khi có sự kết hơ ̣p với thực thể còn la ̣i. Khóa phải kết hợp với chìa, gậy phải kết hợp với

rèm, cúc phải kết hợp với khuy, thì chúng mới có giá tri ̣ còn khi tách chúng ra thành những thực thể riêng lẻ thì chúng không còn giá tri ̣ nữa.

- Đôi tay nâng lấy cơi trầu,

Miếng trầu không là vợ miếng cau là chồng

Ăn trầu mà không có miếng cau thì ai goi là ăn trâù, và nó cũng không ta ̣o nên hương vi ̣ gì, không kết hợp trầu với cau thì chúng chỉ là

những miếng trầu, miếng cau không hơn không kém. Nói đến khóa với

chìa, gậy với rèm, cúc với khuy, cau với trầu cũng chính là nói đến vợ và chồng:

- Đôi ta như vợ với chồng

Chỉ hiềm một nỗi, ông tơ hồng chưa xe.

Với người Việt, mỗi cá nhân đều có ý thức xây dựng cuộc sống riêng tư cho bản thân mình khi đến tuổi trưởng thành. Vì thế, thành đôi là khát vọng thôi thúc mạnh mẽ:

- Cô kia cắt cỏ một mình, Cho anh cắt với chung tình làm đôi.

Nói đến hôn nhân, là nói đến sự kết hợp của hai thực thể khác loại, thể hiện sự mong muốn, khao khát tìm được người bạn đồng hành trong cuộc hành trình ấy:

- Anh như chỉ gấm thêu cờ, Em như rau má dọc bờ giếng khơi,

Dù anh mà chửa có nơi, Em xin vượt bể qua vời theo anh.

Khi họ đến được với nhau, đó chính là đã có một sợi dây kết dính, ràng buộc họ lại với nhau:

- Giữa trời cây cả bóng cao, Nhân duyên đã định xây vào cho anh.

Hôn nhân cần sự gắn kết của hai thực thể thành một cặp và có sự hòa quyện, đồng điệu trong tâm hồn. Sự hòa hơ ̣p giữa vợ và chồng là sự hài hòa tương thích, có nhau và suốt đời vì nhau.

2.2.2. Hôn nhân là sự kết hợp hai thực thể tách biê ̣t thành mô ̣t că ̣p để cùng thể hiê ̣n chức năng, bổn phâ ̣n

Hai thực thể tách biệt thì chúng không có giá trị gì, nhưng khi kết hợp với nhau thì chúng thực hiện chức năng, bổn phận của mình:

Tình ta với bạn trăm năm đợi chờ - Đôi ta như cúc với khuy,

Như kim với chỉn (chỉ) may đi cho rồi - Đôi ta như gậy chống rèm, Vừa đôi thì lấy ai dèm mặc ai

Các cặp dâu - tằm, cúc - khuy, gậy - rèm... mỗi thành tố không thể nào thực hiện được chức năng của mình nếu không kết hợp với các thành tố còn lại. Dâu mà không có tằm thì lá dâu cũng trở nên vô nghĩa, tằm mà không có dâu thì cũng không thể tạo thành tơ. Mối quan hệ vợ chồng là mối quan hệ của các thành tố trong hệ thống với nhau để thực hiện một chức năng nhất định:

- Đôi ta như bộ con cờ

Trước ơn cha me ̣, sau thờ phận duyên - Đôi ta như bộ con bài,

Đã bắt thì bén, chớ nài thấp cao

Hơn thế, trong một bộ bài, bộ cờ mỗi con cờ, con bài giữ một chức năng và vị trí khác nhau, nó có tầm quan trọng nhất định. Nếu thiếu bất cứ một con cờ, con bài nào thì không thành bộ bài, bộ cờ, và đặc biệt người chơi không thể chơi được.

- Đôi ta như khóa với chìa,

Trọn niềm chung thủy đừng lìa mới hay.

Khóa không có chìa thì khóa không có chức năng khóa, chìa không có khóa thì chià không còn chức năng mở. Khóa và chìa là hai thực thể tách biê ̣t, nếu không kết hơ ̣p với nhau thì chúng là những vâ ̣t vô du ̣ng, nếu không kết hơ ̣p với nhau thì không thực hiê ̣n được chức năng của nó. Tác giả dân gian đã khéo léo khi lựa cho ̣n những mối tương quan mang tính

chất ẩn du ̣ như: "khóa" - "chìa", "dâu" - "tằm", "gậy" - "rèm", "cúc" - "khuy"... để diễn tả mối quan hê ̣ về chức năng trong hôn nhân. Nhờ những mối tương quan cụ thể của các sự vật này mà quan hệ trong hôn nhân được tri nhận cụ thể và sinh động hơn.

Một phần của tài liệu Ẩn dụ về hôn nhân của người việt qua tục ngữ, ca dao dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận (Trang 38 - 41)