6. Cấu trúc Luận văn
2.3.1. Vợ chồng là sự kết hợp giữa hai thực thể có mối quan hệ gắn bó
gắn bó
Tác giả dân gian đã rất khéo léo khi lựa chọn những hình ảnh rất tinh tế khi nói về mối quan hệ gắn bó, không thể tách rời của vợ và chồng:
- Đôi ta như lửa với hương
Như bèo với nước, như giường với chăn.
- Đôi ta như đá với đao,
Năng liếc thì sắc, năng chào thì quen.
Hương và lửa phải đi liền với nhau, vì hương mà không có lửa thì
hương không thể cháy, không có mùi thơm, và không có tác dụng. Bèo
không có nước thì bèo sẽ khô héo không còn sức sống, cũng như giường là phải đi đôi với chăn thì mới phát huy được giá trị sử dụng. Những thực thể
hương - lửa, bèo - nước, đá - đao... là những thực thể có mối quan hệ gắn bó và không có thực thể nào có thể thay thế được.
- Em có chồng rồi như ngựa có cương, Anh chưa có vợ như chiếc thuyền nghiêng giữa vời
Ngựa là thú có chân chỉ một ngón, chạy rất nhanh, cương là dây da buộc vào hàm thiếc để điều khiển ngựa. Thuyền là phương tiện giao thông trên mặt nước, thuyền phải có lái để giữ phương hướng. Các thực thể ngựa, cương, thuyền...là những thực thể không thể tách rời nhau.
- Tục rằng: gấm phải có hoa, Như loan có phượng, như ta có mình.
Gấm là sản phẩm, hàng hóa vô cùng quý giá của con người. Nó được dệt bằng tơ, có nhiều màu, có hình hoa lá. Gấm thường không thể thiếu hoa
vì chỉ có hoa trong gấm thì mới làm nên giá trị và mới tôn vinh được sản phẩm hàng hóa này. Phượng là chúa của loài chim, loan là chim phượng hoàng mái. Loan phượng luôn ở bên nhau và từ rất lâu nó là biểu tượng của cái đẹp, của hạnh phúc. Như vậy nói về sự cần thiết của hoa đối với gấm, của loan với phượng và cũng chính nói về sự cần thiết của mình đối với ta. Các thực thể gấm - hoa, phượng - loan...là những thực thể có mối quan hệ khăng khít, khi kết hợp với nhau nhằm tôn giá trị cho nhau. Hai sự tình này được so sánh với ta có mình. Hạnh phúc khi có nhau trong hôn nhân được ví với những gì cao quý nhất, đẹp đẽ nhất trong những cặp đôi không thể chia cắt.
- Đôi ta như thể đôi chim, Ngày ăn tứ tản tối tìm cội cây.
- Đôi ta như thể con ong,
Cùng ở một tổ vòng trong vòng ngoài. - Đôi ta như nước một chum, Như hoa một chùm như đũa một mâm.
Tác giả dân gian đã rất khéo léo đưa những điều hiển nhiên của cuộc sống thường ngày như "nước" phải có "chum", "chim", "ong", "tằm" luôn cần tổ ấm của mình. Những thực thể này là những cá thể hoàn chỉnh (tương đối) nhưng chúng chỉ hoạt động khi có nhau. Song có một điều đặc biệt, các cá thể đó trở nên vô nghĩa khi tồn tại tách biệt không tương tác với
nhau. Cũng như đôi ta, phải có sự kết hợp giữa hai cá thể thì mới thành một thể thống nhất hoàn chỉnh. Chính sự tồn tại thành từng đôi, từng cặp này là cơ sở để nâng giá trị cho nhau. Chính nhờ sự kết hợp này mà làm cho tục ngữ, ca dao về hôn nhân được thể hiện đa dạng, tinh tế và bộc lộ được hết các cung bậc cảm xúc.
2.3.2. Vợ chồng là một đôi để cùng góp công, góp sức với nhau
Vợ chồng được cấu thành từ hai yếu tố, hai cá thể:
- Nước đục thì đã có phèn, Chanh chua có muối vợ hèn có nhông.
Hai cá thể là vợ và chồng tách biệt trong một sự thống nhất, có quan hệ đặc biệt trong hôn nhân và gia đình:
- Chàng về đọc sách ngâm thơ,
Đĩa dầu hao thiếp rót, ngọn đèn mờ thiếp thêu.
Người vợ Việt Nam lo chu toàn mọi việc nhà cửa ruộng đồng cho chồng lo học thành tài. Họ biết mình là người thi hành thiên chức củng cố nền tảng gia đình để chồng yên tâm gánh vác việc sinh nhai, việc xã hội. Họ chỉ có một mong ước đó là đem lại cho gia đình niềm hạnh phúc êm ấm, để chồng yên tâm lo việc nước việc dân.
- Xin chàng giữ lấy bút nghiên, Đừng tham nhan sắc mà quên học hành,
Nửa mai được chiếm khoa danh Trước là vinh thiếp sau là vinh thân.
Người phụ nữ Việt Nam hãnh diện, tự hào khi lấy được người chồng có học thức hay chữ, sự hi sinh của họ là khuyến khích cho chồng tiếp tục lo việc đèn sách mai này lập nghiệp hiển vinh.
Đến với hôn nhân, điều quan trọng là cần sự chia sẻ, hi sinh vì nhau. Họ quan tâm đến nhau, đến mọi mặt của cuộc sống, mọi nỗi buồn vui trong đời. Đó cũng chính là sự có chung, là sự thống nhất của các thực thể tách biệt khi đã làm thành một thực thể thống nhất.
- Chàng về cho thiếp về cùng, Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam.
Người phụ nữ không chỉ hi sinh bản thân vì sự nghiệp của chồng, mà họ còn thể hiện sự cam chịu đói khổ trong cuộc sống thường nhật. Và trong những hoàn cảnh khó khăn, thử thách ấy vẻ đẹp của người phụ nữ càng ngời sáng tấm lòng vị tha, đức hi sinh thầm lặng.
Thế nhưng, có lúc giữa họ lại có cách xưng hô khác:
- Chàng ơi đưa gói thiếp mang, Đưa ô thiếp xách để chàng đi không.
Một thể thống nhất (đôi, cặp) được cấu thành từ hai cá thể: vợ và chồng, chàng và thiếp, anh và em. Sự phân định ranh giới của hai cá thể này là rõ ràng: Thiếp tình nguyện mang ô, xách túi để chàng đi không. Người con gái dành phần vất vả, nặng nhọc (mang ô, xách túi) để người chồng được nghỉ ngơi (đi không). Để đích đến của họ đó là một mái ấm gia đình hạnh phúc tràn ngập niềm vui, tràn ngập tiếng cười.
Như vậy, đến với hôn nhân là đến với sự kết hợp của hai cá thể, họ cùng góp công, góp sức để xây dựng cuộc sống gia đình