6. Cấu trúc Luận văn
3.1.2. Hôn nhân là sự kết hợp của hai thực thể có mối quan hệ
thể tách rời
Tác giả dân gian đã rất khéo léo lựa chọn những hình ảnh rất tinh tế khi nói về mối quan hệ không thể tách rời của vợ và chồng. Đó là những hình ảnh:
* Khóa (B) gồm ống khóa (B1) và chìa (B2)
Khóa là đồ dùng bằng kim loại để đóng chặt cửa, tủ, hòm... không cho người khác mở [52, 503]. Chìa là vật bằng kim loại, dùng tra vào ổ khóa để mở hoặc là khóa [52, 155].
Khóa với chìa là hai thực thể được dùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của người Việt. Nó đóng vai trò quan trọng không thể thiếu, được dùng để lưu giữ hay cất giữ, đồ vật, của cải...Đặc biệt, qua thực tế ta thấy có sự tương ứng giữa khóa chìa và hôn nhân.
- Đôi ta như khóa với chìa,
Hình ảnh về quan hệ giữa khóa và chìa
Kiểu quan hệ so sánh này được thiết lập trên cơ sở mối quan hệ ý niệm đích A và ý niệm nguồn B1 và B2. Dựa vào sự tương đồng nào đó về các nét nghĩa hiện hữu chung trong A và B1, B2. Cấu trúc so sánh này làm nổi bật bản chất của A giúp người nghe có sự tri nhận cụ thể, sinh động hơn về đặc trưng của thực thể A.
Cấu trúc "Sự tình A như sự tình B1 kết hợp với B2" trong ca dao về hôn nhân và gia đình cho thấy: Sự tình A (cái so sánh) đôi ta và sự tình B1
kết hợp B2 (cái được so sánh) khóa với chìa. Trong trường hợp này chúng ta cần tìm hiểu ý niệm về quan hệ giữa B1 và B2 để thấy được ý niệm về A. Giá trị của A có được là nhờ đặt trong sự so sánh với giá trị B1 kết hợp với B2.
Khóa và chìa là hai thực thể được sử dụng phổ biến hàng ngày trong đời sống của người Việt. Khóa và chìa là hai thực thể tách biệt.
Khi bàn về ổ khóa và chìa khóa, trên trang http://vnexpress.net/gl/cuoi/2010/11/3ba237e7/ có viết về cuộc tranh luận giữa hai vợ chồng về việc ai quan trọng hơn như sau:
- Nếu thiếu sự quán xuyến của em thì gia đình sẽ tan nát, của cải sẽ đội nón ra đi.
Nghe vợ nói, ông chồng không hề phản đối mà còn hăng hái thêm vào: - Em nói đúng, người vợ trong gia đình cũng giống như cái ổ khóa của một căn phòng. Đồ đạc trong phòng muốn an toàn phải nhờ có ổ khóa tốt. Còn vai trò của người chồng chỉ như cái chìa khóa mà thôi, làm sao so được với cái ổ khóa.
- Anh nói đúng lắm! Chưa bao giờ em thấy anh đánh giá vai trò của vợ chồng mình chính xác như hôm nay. Hóa ra anh cũng không ngớ ngẩn như em và mọi người vẫn tưởng.
- Để anh nói hết đã! Cái ổ khóa tốt là ổ khóa chỉ có một chìa mở được! - Đúng quá đi rồi! Nếu chìa nào cũng mở được thì ổ khóa là loại vứt đi. Ông chồng lại thủng thẳng:
- Còn chìa khóa tốt là chìa khóa mở được nhiều ổ khóa. - Đúng...à, không phải thế, không phải thế.”
Đôi ta (A) như khóa (B1) chìa (B2). Khóa phải luôn đi kèm với chìa,
thì cả khóa vầ chìa mới có giá trị , hơn nữa chìa có giá trị chính là chìa chỉ mở được một khóa, khóa có giá trị là chỉ có một chìa có thể mở được. Nếu
chìa nào cũng mở được khóa hay khóa mà chìa nào cũng mở được thì nó không có giá trị. Đó chính là giá trị của một khóa một chìa cũng như sự chung thủy, son sắt giữa khóa và chìa. Hơn thế nữa đó chính là sự thủy chung son sắt trong tình yêu, trong hôn nhân giữa vợ và chồng.
- Đôi ta như lửa với hương
Như bèo với nước, như giường với chăn
Đôi ta (A) như lửa (B1) và hương (B2). Hương cần có lửa cũng như bèo (B1) cần có nước (B2), giường (B1) phải có chăn (B2). Điều đó chứng tỏ thực thể (A) chỉ có giá trị khi hai thực thể B1 và B2 kết hợp với nhau. Cũng giống như hôn nhân là phải có hai thực thể thì mới gọi là hôn nhân, nếu thiếu mất một thực thể thì không ai gọi là hôn nhân.
* Nón (B) gồm nón (B1) và quai nón (B2)
- Chòng chành như nón không quai Như thuyền không lái như ai không chồng
Cái được so sánh với gái không chồng là nón không quai. Nón là đặc trưng văn hóa người Việt Nam. Nó dùng trong hoạt động che nắng che mưa, mặt khác nó còn là vật trang sức mang nét trữ tình thầm kín của người con gái Việt Nam, gắn với trang phục truyền thống dân tộc. Nón chỉ thể hiện được chức năng và giá trị của mình khi có đầy đủ hai bộ phận là phần nón và phần quai nón. Mặc dù phần nón đóng vai trò chính trong việc che nắng che mưa tạo nên nét duyên thầm kín, nhưng nó khó có thể thực hiện được nếu thiếu đi phần quai. Chiếc quai nhỏ bé nhưng lại đóng vai trò là sợi dây kết nối con người với nón. Như vậy phần nón và quai nón luôn phải đi liền và gắn chặt với nhau không thể tách rời. Cũng như người phụ nữ không chồng được so sánh với "nón không quai", so sánh này đã khẳng định một điều không có hôn nhân người phụ nữ trở nên mất giá trị và vô dụng. Giá trị của người phụ nữ cũng như chiếc nón kia chỉ có thể khẳng định được khi có quai - nghĩa là người phụ nữ phải có chồng, phải gắn liền với hôn nhân.
Hơn thế nữa nếu không có phần nón và phần quai nón thì không ai gọi là nón . Điều đó khẳng định một thực thể (B) gồm hai thực thể thành phần (B1 và B2) kết hợp với nhau.
* Rèm (B) gồm rèm (B1) và chống (B2)
Rèm trong tâm thức người xưa là vật hình tấm, được bằng tre, trúc, dùng để che thềm nhà. Nó có thể buông xuống hoặc nâng lên để cho nhà được thoáng mát hoặc tránh ánh nắng mặt trời.
Chống là đặt một vật hình thanh dài cho đứng vững ở một điểm rồi tựa vào một vật khác để giữ cho vật này khỏi đổ, khỏi ngã [52, 170].
Hai thực thể rèm (B1) và chống (B2), là những vật thể vô tri vô giác, nhưng trong cuộc sống chúng là những vật có công dụng và là những vật thể có mối quan hệ không thể tách rời, cùng nhau thực hiện một chức năng
nhất định. Nói đến rèm, người ta hình dung đến (cái) chống, vật được sử dụng để rèm có giá trị. Qua trải nghiệm, người Việt thấy rằng có nét tương đồng giữa rèm chống với hôn nhân.
- Đôi ta như gậy chống rèm Vừa đôi thì lấy ai dèm mặc
Nếu không có rèm thì chống không thực hiện được chức năng của mình, cũng như không có chống thì rèm không có giá trị. Chúng là hai thực thể riêng biệt, nhưng chúng chỉ có giá trị khi kết hợp với thực thể còn lại. Vì thế rèm và chống phải luôn luôn đi đôi với nhau, để phát huy hết công dụng và giá trị của nó. Nói đến rèm và chống cũng chính là nói đến vợ và chồng. Rèm và chống tồn tại không thể thiếu nhau, thì hôn nhân cũng vậy. Nếu thiếu đi một người thì người kia cũng không có giá trị.
Hay:
- Đôi ta như rượu với men, Đang say ngây ngất ai gièm chớ xa
Men, rượu có tác dụng gây hưng phấn. Đôi ta (A1) được so sánh với
rượu (B1) và men (B2). Men và rượu (B1 ) (B2 )khi có sự gặp gỡ, kết hợp sẽ tạo nên sự hấp dẫn, đắm say đến mức khó có thế lực nào ngăn cách được.
Đôi ta (thực thể A) được so sánh như men với rượu (thực thể B1 và B2) thể hiện sự gắn kết không thể tách rời giữa rượu và men. Không có men thì không thể nấu thành rượu, rượu không có men thì không phải là rượu. Rượu và men không thể thiếu nhau, chúng tồn tại gắn bó thân thiết, hấp dẫn, đắm say. Cũng giống như đôi ta sống không thể thiếu nhau.
* Chợ (B) gồm chợ (B1) và đình (B2)
Chợ là "nơi công cộng để đông người đến mua bán vào những ngày, buổi nhất định"[52, 171].
Đình là "nhà công cộng của làng thời trước, dùng làm nơi thờ thành hoàng và họp việc làng thường là nhà to , rộng nhất làng"[ 52, 324].
Đình là một bộ phận của chợ và tạo nên sự hoàn chỉnh cho chợ. Chợ
phải có đình. Có đình chợ mới là chợ. Đình tạo nên giá trị cho chợ. Bởi vì đình là vị trí trung tâm nhất, là nơi được trưng bày các sản phẩm hàng hóa lớn có giá trị, là nơi thu hút nhiều người đi chợ. Những sản phẩm, hàng hóa nhỏ lẻ được bày bán ở các lều nhỏ. Vì thế những chợ lớn phải là chợ có đình mới có vị thế và sức hút. Những chợ không có đình thì không được xem là chợ lớn. Điều đó khẳng định hôn nhân có giá trị được so sánh như chợ khi có đình.
- Trai chưa vợ như chợ chưa có đình,
Khi mưa to gió nậy (lớn) biết ẩn mình vào nơi đâu.
Tác giả dân gian khéo léo, tinh tế khi so sánh trai chưa vợ với chợ chưa có đình. Tác giả khẳng định rằng: chưa có hôn nhân người con trai chưa được xem là người trưởng thành. Mặt khác, với người con trai hôn nhân còn là điểm tựa tinh thần rất quan trọng:
Khi mưa to gió nậy biết ẩn mình vào nơi đâu.
Trên bước đường đời có biết bao biến cố, thăng trầm có lúc phải đối mặt với mưa to gió lớn. Chính những lúc ấy, gia đình là bến đỗ bình an nhất cho người con trai trú ngụ và tiếp thêm sức mạnh để vượt qua tất cả.
Khi nói về chợ và đình, trên trang http://hanoitv.vn/Nhíp-song-Ha- Noi/Ba-ngoi-đinh-cho/15554.htv có viết bài về Ba ngôi đình chợ.
"Ở Hà Nội, đã mấy người biết được trong vùng phố cổ ''36 phố phường'' xưa có ba ngôi đình mà lại là đình chợ, nghĩa là ở đó không chỉ thờ tổ nghề, thờ thành hoàng làng, mà còn là chợ bán sản phẩm của phường nghề làm ra. Đó là Tú thị đình (đình chợ thêu), Quyến yếm thị đình (đình chợ bán yếm lụa) và Xuân phiến thị đình (đình chợ quạt mùa xuân).
Đình chợ thêu ở số 2A, ngõ Yên Thái, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm. Yên Thái là tên thôn cổ bản địa, thuộc tổng Tiền Túc - sau đổi thành Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương, tỉnh Hà Nội trước đây. Những thợ thêu đến lập nghiệp đầu tiên ở Thăng Long là dân Quất Động, tổng Bình Lăng, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông cũ, nay Quất Động là một thôn của xã Hồng Thái, huyện
Thường Tín, Hà Nội...Để thờ tổ nghề và cũng làm nơi sinh hoạt cộng đồng người làng ra ngụ cư đất kinh thành, họ mua đất thờ Tổ sư nghề thêu ở thôn Yên Thái.
Từ khi có đình thờ tổ nghề ở Yên Thái, bà con thợ thêu đã biến nơi đây thành ngôi chợ, nhằm giới thiệu và bán hàng của phường nghề tại kinh thành cũng như của năm làng ở Thường Tín. Những phiên đông vui nhất là vào dịp Tết cổ truyền, những ngày đô thành có lễ hội và giỗ Tổ nghề vào ngày 12 tháng Sáu âm lịch.
Qua bài viết trên, ta thấy những ngôi đình ở Hà Nội này là đình chợ, ở đó không chỉ thờ tổ nghề, thờ thành hoàng làng, mà còn là chợ bán sản phẩm của phường nghề làm ra.
Hay trên trang thanhnien.com.vn/pages/20120907/doc-dao-cho-que- ai-ve-le-thuy-thong-dong-con-nguoi.aspx có bài viết với nhan đề: Độc đáo
chợ quê: Ai về Lệ Thủy thong dong con người.
…Nhiều người Lệ Thủy bây giờ vẫn còn nhớ bài vè về các ngôi chợ: Trâu, chè, thơm, mít chợ Động/ Tôm, cua, cá bống chợ Chè/ Cam, quýt, đậu mè chợ Trạm/ Chim, ốc, hến, rạm chợ Thùi/ Bún, thịt heo tràn đầy chợ tréo...Ai về Lệ Thủy mặc sức tiêu tiền.
…Ngày xưa, việc giao thương hạn chế, ai muốn mua thứ gì thì đến chợ đó. Cũng có người mang đặc sản của chợ này đến chợ kia trao đổi nhưng không phổ biến. Bây giờ, trong các đình chợ, gần như thứ gì cũng có, tất nhiên chỉ xét ở cấp độ là chợ xã. Còn nếu muốn mua nhiều, đồ tốt, phong phú thì phải đến chợ Tréo ở trung tâm huyện, tất cả hàng hóa ở các vùng trong huyện và nhiều nơi khác ngoài huyện đều được thương lái đưa về đó... Riêng chúng tôi, đã từng đi chợ Tréo chỉ nói rằng đó là nơi buôn bán cực kì sầm uất, giá cả rẻ, đặc biệt bày bán rất nhiều món ăn đặc trưng của vùng quê chiêm trũng, ví như bánh ướt, bánh tráng, bánh đòn, bánh nếp, chè bột lọc...
Như vậy, qua hai bài viêt trên ta thấy chợ và đình có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chợ chỉ có giá trị và phát huy được hết sức mạnh của mình khi có đình, còn nhờ có đình mà chợ khẳng định được vai trò và vị thế của mình. Nói về chợ và đình, nhưng thực chất tác giả nói về hôn nhân giữa nam và nữ. Cũng giống như chợ cần phải có đình thì người con trai
cần phải lập gia đình, phải có vợ mới được gọi là người trưởng thành và có vị trí trong xã hội.
Một thực thể (B) hoạt động có giá trị khi có hai thực thể (B1 và B2) kết hợp với nhau, nếu thiếu một thực thể (B1 hoặc B2) thì thực thể (B) này không hoạt động. Điều này có sự tương đồng với hôn nhân. Trong hôn nhân cần phải có hai người, nếu thiếu đi một trong hai người thì sẽ không tồn tại hôn nhân. Điều đó khẳng định tính tất yếu của hôn nhân là phải có hai người cùng đi trên một con đường, cùng sẻ chia và gánh vác mọi công việc trong cuộc sống.