Hôn nhân là sự gắn kết hai thực thể thành một thực thể thống nhất

Một phần của tài liệu Ẩn dụ về hôn nhân của người việt qua tục ngữ, ca dao dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận (Trang 34 - 36)

6. Cấu trúc Luận văn

2.1.1.Hôn nhân là sự gắn kết hai thực thể thành một thực thể thống nhất

thống nhất và gắn bó với nhau

Mọi sự vật, hiện tượng trong xã hội đều có những mối liên hệ với nhau. Những mối liên hệ này được hình thành trên sự tương tác qua lại. Nhưng sự tương tác này không phải ngẫu nhiên, mà nó tương tác có mục đích. Hai đối tượng, hai thực thể riêng biệt nhưng khi kết hợp lại nó sẽ tạo nên một sự hoàn chỉnh, đặc biệt tục ngữ và ca dao đã rất thành công khi vận dụng sự tương tác đó.

- Ai làm cho ách xa cày,

Trâu xa chạc mũi, đôi ta rày xa nhau - Ai làm cho bến xa thuyền, Cho trăng xa cuội, bạn hiền xa ta

Ách là một sợi dây, thường được dùng để kết nối con trâu với cày.

Ách nhỏ bé, có phần giản đơn nhưng lại đóng vai trò hết sức quan trọng. Nếu không có ách thì cày không có giá trị, ngược lại cày không có ách thì

cày cũng không có tác dụng. Trâuchạc mũi phải đi liền với nhau thì mới phát huy hết tác dụng của công việc cày bừa.

Thuyền là phương tiện giao thông nhỏ trên mặt nước, hoạt động bằng sức người, sức gió. Vì thế, thuyền cần một điểm dừng chân, đó chính là bến. Bến là nơi quy định cho tàu thuyền dừng lại để hành khách lên xuống, xếp dỡ hàng hóa.

Nếu thuyền không có bến thì thuyền không có điểm dừng chân, bến không có thuyèn thì bến không có tác dụng.

- Ai làm cho chỉn (chỉ) lìa kim, Cho bèo dạt sóng, cho em phong trần

Kimchỉ là những vật biểu trưng cho sự nhỏ bé, nhưng khi chúng kết hợp lại với nhau thì tạo thành một cặp. Kim muốn phát huy được tác dụng của mình thì kim cần có chỉ, chỉ cũng cần có kim thì chỉ mới có giá trị.

Kinh nghiê ̣m cuô ̣c sống cho thấy, ách không có cày thì không sử du ̣ng đươ ̣c, nó cũng chỉ là vâ ̣t du ̣ng vô nghĩa, thuyền không bến thì thuyền

mãi lênh đênh, bến không thuyền thì không còn là bến đâ ̣u, hay chỉ lìa kim

thì nó cũng chỉ là những vâ ̣t vô dụng

Những thực thể ách - cày, trâu - chạc mũi, bến - thuyền, chỉn (chỉ) - kim... là những thực thể riêng biệt nhưng khi được kết hợp với nhau thì nó sẽ thể hiện sự cân xứng, phù hợp gắn bó khăng khít, tạo thành một thực thể thống nhất để phát huy hết chức năng và công dụng của mình.

Khi lấy các thực thể trong thế giới tự nhiên để thay thế cho con người, thì chàng trai nào, người chồng nào cũng có thể là thuyền (trong mối quan hệ với bến), là kim (trong mối quan hệ với chỉ), là mõ (trong mối quan hệ với đình)...Ngược lại cô gái nào, người vợ nào cũng có thể là thuyền (trong mối quan hệ với bến), là kim (trong mối quan hệ với chỉ), là mõ (trong mối quan hệ với đình)... Đó chính là sự tác động qua lại, kết hợp giữa hai thực thể mà thiếu thực thể này thì thực thể kia không tồn tại.

- Gặp em cám cảnh cho em, Đôi ta như rượu với men mặn nồng

Cũng giống như thuyền - bến, kim - chỉ... thì rượu với men cũng là hai thực thể riêng biệt có mối quan hệ gắn bó với nhau. Cần phải có men thì mới nấu thành rượu được, nếu rượu không có men thì không được xem là

rượu ngon. Tác giả so sánh đôi ta như rượu với men để thể hiện sự cần thiết có nhau và nhằm tôn giá trị cho nhau.

Hôn nhân là sự gắn kết hai cá thể thành mô ̣t thực thể thống nhất và gắn bó với nhau. Trong thế giới tự nhiên cũng như đời sống xã hô ̣i, các hình ảnh, hiê ̣n tượng luôn tồn ta ̣i trong mối quan hê ̣ qua la ̣i, tác đô ̣ng và

ràng buô ̣c nhau. Hai yếu tố đó khi ở ngoài câu ca dao không quan hê ̣ với nhau nhưng ở trong câu ca dao thì ta ̣o thành mô ̣t că ̣p hoàn hảo.

Rõ ràng các thành tố trên nếu không được kết hợp với nhau thì sẽ không ta ̣o nên giá tri ̣, công du ̣ng và chức năng nào.

Một phần của tài liệu Ẩn dụ về hôn nhân của người việt qua tục ngữ, ca dao dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận (Trang 34 - 36)