Hoàng Ngọc Hiến: Viên ngọc hiếm

Một phần của tài liệu Tạp văn và tiểu luận phê bình văn học của nguyễn huy thiệp (Trang 51 - 52)

Hoàng Ngọc Hiến (1930-2011), được coi là một trong những trí thức lớn của Việt Nam đương đại. Nhà giáo, nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến đã để lại khoảng 30 tác phẩm công trình, chủ yếu tập trung trên 3 lĩnh vực: Lý luận phê bình, Nghiên cứu văn hóa và Dịch thuật…

Hoàng Ngọc Hiến - Viên ngọc hiếm là tiểu luận hiếm được nhà văn Nguyễn Huy Thiệp viết với giọng văn “nghiêm túc”, tôn kính và “dễ chịu” nhất. Nguyễn Huy Thiệp tôn trọng Hoàng Ngọc Hiến không chỉ vì: ông là người đầu tiên phát hiện, giới thiệu tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp (và nhiều người khác đến với dư luận văn học) “giúp anh nhân viên thủ kho quèn có thêm cơ hội và ý chí trở thành nhà văn tên tuổi như hiện nay”. Nguyễn Huy Thiệp tôn sùng và ngưỡng mộ Hoàng Ngọc Hiến bởi ông “là một trong số những nhà nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu văn học “có thực chất” hàng đầu ở nước ta hiện nay. Ông được đào tạo chính quy, biết ngoại ngữ, có kiến thức văn hóa sâu rộng, ông đọc nhiều, đi nhiều, biết nhiều”. Hoàng Ngọc Hiến đúng là viên ngọc hiếm “Những người ở đẳng cấp “e-lit” tượng tự như ông, ở nước ta không nhiều, 80 triệu dân mới có chừng 30 người” [70,214]. Đối tượng làm việc chủ yếu của Hoàng Ngọc Hiến là sách lý luận và các tác phẩm văn học nước ngoài. Là người làm việc nghiên cứu khoa học rất nghiêm túc, suốt 20 năm nay ông luôn có các đầu sách để in. Không những vậy, ông xuất hiện giữa văn đàn như một cây bút tả xung hữu đột, vừa có tham vọng vừa góp phần trả lời nhiều câu hỏi hóc búa, giải quyết nhiều vấn đề phức tạp đã tồn tại dai dẳng không chỉ của văn học Việt Nam. Phạm Vĩnh Cư nhận định: “Một nét chung, hấp dẫn trong tất cả các bài viết của Hoàng Ngọc Hiến

là sự nhạy cảm với cái mới, cái đột phá, cái đi đầu mà anh nhìn thấy, dù là trong văn chương nước nhà hay văn hóa, học thuật nước ngoài”.

Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huy Thiệp gặp nhau như là một sự gặp gỡ định mệnh tất yếu, giữa nhà nghiên cứu, phê bình với nhà văn - cung cấp đối tượng nghiên cứu. Nguyễn Huy Thiệp gặp Hoàng Ngọc Hiến là cơ may giúp ông đến được với độc giả, vượt qua được nhiều đợt sóng tranh luận. Hoàng Ngọc Hiến gặp Nguyễn Huy Thiệp, Hoàng Ngọc Hiến có thêm cái nhìn sâu sắc về văn học nước nhà. Đó chính là niềm tự hào của Nguyễn Huy Thiệp: “Trong việc xuất bản tập sách đầu tiên của tôi, Hoàng Ngọc Hiến có công rất lớn… Bài tựa cho tập truyện của tôi có lẽ là bài viết đầu tiên của ông về văn học Việt Nam. Trước đây, ông gần như chỉ viết về Maiacovky và văn học nước Nga-Xô Viết”[70,218]. Tiểu luận Hoàng Ngọc Hiến - Viên ngọc quý,

Nguyễn Huy Thiệp đã cho chúng ta biết thêm điều đáng quý về cố Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến. “Nói chuyện với ông, tôi thấy Hoàng Ngọc Hiến có phần xa lạ với các thoa tác tư duy sáng tác. Lối nghĩ và cách cư xử phóng túng của người sáng tác khiến ông e ngại, dè dạt. Đối tượng là việc của ông là sách, môi trường mà ông thích thú là các thư viện và các giảng đường. Ra ngoài môi trường ấy, ông đúng là “người xa lạ” [70,219]. Với lòng tôn kính và nhớ ơn, Nguyễn Huy Thiệp khẳng định: “với tôi, Hoàng Ngọc Hiến luôn luôn là một người thầy, một người anh, một người bạn lớn”.

Một phần của tài liệu Tạp văn và tiểu luận phê bình văn học của nguyễn huy thiệp (Trang 51 - 52)