Vấn đề đất và người Nam Bộ

Một phần của tài liệu Tạp văn và tiểu luận phê bình văn học của nguyễn huy thiệp (Trang 79 - 80)

Đất và người Nam Bộ Việt Nam là bài tạp văn Nguyễn Huy Thiệp viết về lịch sử khai hoang mở rộng bờ cõi phía Nam của các triều đại Phong kiến Việt Nam, về tính cách lối sống của người Nam Bộ.

Nguyễn Huy Thiệp cho biết, Nam bộ, trước kia đây là lãnh thổ của nước Phù Nam và Chân Lạp. Vào thể kỷ XIII (năm 1306) Vua Trần Nhân Tông đã gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành (Champa) là Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô, châu Lý (từ đèo Hải Vân, Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị ngày nay). Cũng từ đó các vương quốc Chăm Pa, Phù Nam, Chân Lạp ở phương Nam đã bị các vị vua chúa của người Việt ở phương Bắc dần dần thôn tính, tiêu diệt và đồng hóa triệt để. Từ năm 1558 đến năm 1802 các chúa triều Nguyễn đã hoàn tất việc mở mang bờ cõi Việt Nam đến tận mũi Cà Mau và các vũng đảo Côn Lôn, Phú Quốc.

Quá trình mở cõi khai hoang lập nghiệp người Nam Bộ phải đối mặt muôn vàn khó khăn thách thức. Vì thế tổ chức làng xóm vốn từ phía Bắc đã được cấu trúc lại như một tập hợp cộng đồng mang tính chất “trọng nghĩa khinh tài”. Người Nam Bộ dùng danh từ “anh hai, chị hai” để chỉ người con sinh ra đầu tiên chứ không gọi như người miền Bắc là “anh cả, chị cả”. Cũng xuất phát từ lịch sử mở cõi bờ Nam, người Việt vốn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên, khi theo Chúa Nguyễn vào Nam lập nghiệp. Người con đầu (anh cả, chị cả) ở lại quê hương gìn giữ bàn thờ tổ tiên và chăm nuôi cha mẹ chỉ những

người em của họ là anh hai, chị hai, anh ba, chị ba… đi khai hoang mở mang vùng đất mới phương Nam. Cách gọi như vậy thể hiện người Nam Bộ luôn nhớ đến cội nguồn. Người dân Nam Bộ hầu như ai cũng nhớ câu thơ nằm lòng: “Từ thuở mang gươm đi mở nước. Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long” (Thăng Long là kinh đô của người Việt ở phía Bắc).

Nguyễn Huy Thiệp cũng có những nhận xét sắc sảo, so với người Bắc bộ, tôn giáo người Nam bộ “mang nặng màu sắc cứu đời, cứu thế, giúp họ trong cuộc sống sinh tồn, thường cởi mở phóng khoáng, không nhiều câu nệ. Đạo Cao Đài, đạo Hòa Hỏa, Bửu Sơn, Kỳ Hương v.v.. là những tôn giáo do chính người Nam Bộ lập ra trong quá trình lập nghiệp của họ, nó không quá diệu vợi với bản tính cả tin và hồn nhiên của họ” [70,266].

Nam Bộ có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Nam Bộ không có khí hậu mùa đông khắc nghiệt nên quanh năm hoa trái tốt tươi, tôm cá đầy đồng, (trước đây người ta có thể dùng rổ hớt tôm cá dưới sông lên một cách dễ dàng, một số vùng cứ vãi thóc xuống là chẳng cần chăm sóc). Con người sỗng chan hòa với thiên nhiên. Sông nước phù sa nơi đây không chỉ nuôi dưỡng con người mà còn góp phần hình thành tính cách, tâm hồn người Nam Bộ. Họ sống thoáng như những cách đồng mầu mỡ được phì nhiêu phù sa bồi đắp. Chăn Vịt lội đồng là nghề đặc trưng và phổ biến ở Nam Bộ. Ngoài Nguyễn Huy Thiệp, đã có nhiều nhà văn viết rất thành công về cuộc sống và con người Nam Bộ như: Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam, Nguyễn Ngọc Tư, …

Một phần của tài liệu Tạp văn và tiểu luận phê bình văn học của nguyễn huy thiệp (Trang 79 - 80)