Vấn đề tranh luận, phê bình, bình luận

Một phần của tài liệu Tạp văn và tiểu luận phê bình văn học của nguyễn huy thiệp (Trang 77 - 79)

Năm 2004, Lê Quỳnh ở Ban Việt ngữ đài BBC đã tập hợp những bài viết tranh luận về mô ̣t cuô ̣c “bút chiến văn chương” xuất phát từ loạt bài tiểu luâ ̣n của nhà văn Nguyễn Huy Thiê ̣p. Tiểu luâ ̣n có tựa đề “Trò chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà văn”, đăng làm ba kỳ trên Ta ̣p chí Ngày nay, thuô ̣c Hiê ̣p hô ̣i UNESCO của Viê ̣t Nam.

Trong bài viết, nhà văn Nguyễn Huy Thiê ̣p bày tỏ những suy nghĩ của ông về văn ho ̣c hiê ̣n nay: “Chưa bao giờ văn học ở nước ta có những cơ hội lớn như bây giờ nhưng cũng chưa bao giờ khó như bây giờ”. Và “Trong thời hiện đại, công việc đào tạo nhà văn là rất cần thiết, cần phải xây dựng thành

công một công nghệ. Nó cũng từa tựa như công việc đào tạo các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp và các vận động viên thể dục có thành tích cao” [70,308].

Trong “Trò chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà văn” (3), Nguyễn Huy Thiê ̣p viết: “Nhìn vào danh sách hơn 1000 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam người ta đều thấy đa số đều chỉ là những người già nua không có khả năng, sáng tạo và hầu hết đều… “vô học”, tự phát mà thành danh”. Và ông cho rằng phải xây dựng mô ̣t công nghê ̣ đào ta ̣o nhà văn, và rằng lớp nhà văn cũ không còn phù hợp:“Lớp nhà văn cũ không còn phù hợp: họ không biết ngoại ngữ, không biết vi tính, họ chỉ có quá khứ, họ không thể trò chuyện và đối thoại “tay đôi” được với bên ngoài về những vấn đề của thời hiện tại”

[70,319].

Những suy nghĩ đó ngay tức thì nhận được sự “quan tâm” của giới nghiên cứu văn chương. Gây cấn và căng thẳng là những phản pháo của nhà thơ Trần Mạnh Hảo, ông đã viết liền ba bài đáp trả có sự giày công nghiên cứu kỹ lưỡng. Trần Ma ̣nh Hảo công kích Nguyễn Huy Thiê ̣p là “vua chửi”:

“Nguyễn Huy Thiê ̣p như muốn bước ra khỏi những giới hạn luân lý, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc và loài người”. Trần Ma ̣nh Hảo còn nói với chương trình tiếng Viê ̣t của đài BBC rằng, theo ông hiểu thì lý do để Nguyễn Huy Thiệp “chửi” là để được mời đi nước ngoài. Trần Ma ̣nh Hảo cũng cho rằng mô ̣t số cơ quan truyền thông người Viê ̣t ở nước ngoài tìm cách chê bai văn ho ̣c Viê ̣t Nam hiê ̣n nay và rằng “Viê ̣t Nam không có các văn tài cỡ như Dostoevsky thì hóa ra chế độ này xấu xa hay sao?”. Theo Trần Ma ̣nh Hảo thì Nguyễn Huy Thiê ̣p trong những lần trả lời phỏng vấn đài báo ở nước ngoài đã phỉ báng các nhà văn nhà thơ Viê ̣t Nam. Nhưng khi được hỏi đó là đài báo nào thì ông không nói đến BBC mà nhắc tên mô ̣t số cơ quan truyền thông hay diễn đàn khác.

Tuy cuộc bút chiến đã diễn ra cách đây gần chục năm, nhưng những vấn đề được các nhà phê bình tranh luận đề cập đến trong cuộc chiến đó. Đến nay vẫn còn giá trị và đem la ̣i nhiều thông tin về sinh hoa ̣t của giới nhà văn Viê ̣t Nam, cho công cuộc nghiên cứu lý luận phê bình văn học Việt Nam. Không thể không thấy những cực đoan trong các ý kiến của Nguyễn Huy Thiệp. Nhưng cũng không thể phủ nhận các ý kiến của ông đều có những cơ sở nhất định.

Một phần của tài liệu Tạp văn và tiểu luận phê bình văn học của nguyễn huy thiệp (Trang 77 - 79)