Cùng với việc sử dụng rất thành công ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân là ngôn ngữ trào phúng. Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng cả một lớp ngôn ngữ thể hiện thái độ mỉa mai, giễu cợt, đôi khi còn “gây hấn” với vấn đề mình quan tâm.
Theo Trần Đình Sử, đặc điểm của ngôn từ là có nhiều tiếng nói. Mỗi nhà văn có tiếng nói riêng, có phong cách riêng, giọng điệu riêng. Với tiểu luận phê bình và tạp văn, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo ra cho mình những nét riêng không thể lẫn lộn ấy. Cũng giống như ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân đã được Nguyễn Huy Thiệp sử dụng. Ở thể loại truyện ngắn, ngôn ngữ trào phúng, được Nguyễn Huy Thiệp sử dụng thành công, trong tiểu luận phê bình, một lần nữa nó phát huy tối đa khả năng chuyển nghĩa của nó, tạo ra những tiếng cười khác nhau: có khi là cười mỉm một mình, có khi lại chua xót, mỉa mai cho một số phận văn học, một hiện tượng văn học, một giai đoạn văn học.
Nguyễn Huy Thiệp có giọng riêng độc đáo trong làng văn Việt Nam từ ngày ông trình làng những truyện ngắn đầu tiên. Đến lượt tạp văn và tiểu luận phê bình, ông cũng cho “ra lò” loại ngôn ngữ mang đậm dấu ấn Nguyễn Huy Thiệp. Loại ngôn ngữ với giọng điệu đa thanh để “mua vui” trào phúng, để buộc người đọc phải có sự nhìn lại với những giá trị mà từ lâu người ta vẫn quen ngợi ca, hoặc để tạo ra những lệch chuẩn so với chuẩn truyền thống. Khi nhận xét về tiểu thuyết, Nguyễn Huy Thiệp viết: “độ dày và tạp của tiểu thuyết có một cái gì đấy “hấp dẫn” (có lẽ hấp dẫn người viết hơn là người đọc). Tiểu thuyết vừa là một “sự tha hóa, xuống cấp” của truyện ngắn vừa là một “sự phát triển, bứt pha lên” của truyện ngắn” [70,277]. Như vậy thì tiểu thuyết ở Việt Nam thật đáng cười lắm sao? Cách viết lệch chuẩn kiểu này làm cho những người “ngoại đạo” cảm thấy khó hiểu. Ngôn ngữ trào phúng đã tạo ra sự dí dỏm, cách viết có phần “ngược” để tạo ra tiếng cười trong chuỗi nhận xét và đánh giá của ông về tiểu thuyết. Viết như vậy cũng có nghĩa là nếu như truyện ngắn đòi hỏi sự tinh lọc, thậm chí khắc nghiệt thì tiểu thuyết tạp đến nỗi cái gì cũng có thể thâu nạp được. Và cuối cùng kết luận “tiểu thuyết như một nồi lẩu nóng của nghệ thuật”.
Khi viết về sức mạnh của các cây bút, Nguyễn Huy Thiệp cũng so sánh theo kiểu “đá móc”, “tạt ngang”: “Ở nhà văn, sức mạnh không phải ở bản thân nhà văn mà ở độc giả của họ. Nếu chịu khó quan sát, chúng ta sẽ thấy những cô gái mới lớn, hết sức đức hạnh và trong trắng lại lén lút đọc những truyện nhảm nhí. Người anh hùng của những thiếu nữ hoa niên không phải là những tấm gương đạo đức mà lại là một gã Don Juan nào đó. Ở những người đàn ông bán giời không văn tự, cuộc đời đầy những sóng gió bất hảo thì thần tượng văn học của họ lại là những gương sáng đạo đức” [70,31]. Nhìn chung, với lối so sánh này, cái so sánh và cái được so sánh đều trở nên đáng cười. Cái cười chính là nói những cái nghịch lý nhưng lại cực kỳ có lý. Chính qua
những thủ pháp này, ta thấy được hiệu quả khôi hài, tài năng châm biếm của tác giả.
Việc sử dụng lớp từ trào phúng đã tạo ra giọng điệu đùa bỡn, mua vui. Giọng điệu này thường bật lên một cách tự nhiên, gắn liền với cái nhìn hóm hỉnh, thông minh và không kém phần khôi hài của tác giả. Ở đây tiếng cười có khi gắn liền với những miêu tả, có khi là lời của nhân vật, có khi ở những so sánh, ở cách chơi chữ, ở thủ pháp phóng đại, ở triết lý bỡn cợt và đôi khi bật lên từ những tình huống bất ngờ. Trong Nhà văn và bốn trùm mafia, Nguyễn Huy Thiệp viết: “Kinh thánh bắt đầu bằng câu: “Khởi thủy là lời”. Câu ấy đi kèm với cái lắc đầu của Chúa. Chúa cũng sợ rằng những hành động tiếp theo lời không khéo chẳng hay ho gì” [70,57]. Mượn chuyện Kinh Thánh để nói chuyện cuộc đời. Hiện tượng so sánh ấy tạo nên sự độc đáo, tạo nên giá trị cho những lời bình. Lối viết ấy cũng đồng thời tạo nên sự dửng dưng của Nguyễn Huy Thiệp. Người đọc cảm thấy ông không trân trọng, cũng không nhại, không mỉa mai ai. Đến cả “Chúa cũng sợ rằng những hành động tiếp thep Lời không khéo chẳng hay ho gì”. Tất cả đầu rất nghiêm túc, nghiêm túc đến dửng dưng. Lời văn không trang hoàng cầu kỳ. Câu văn dồn nén cảm xúc nhưng lại rất tưng hửng. Độc giả luôn rơi vào trạng thái bế tắc khi chẳng hiểu ông đùa hay thật.
Trong Giăng lưới bắt chim ngôn ngữ bác học, ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ trào phúng đan kẽ trong từng bài viết. Cộng với giọng điệu lúc thì “gây hấn”, tranh biện, lúc lại hài hước bông lơn, có khi lại tâm tình chia sẽ. Mỗi bài tiểu luận của ông đều hàm chứa nhiều phát ngôn mà độ đúng sai của nó, dù ở mức độ nào cũng đều khía vào nơi hiểm yếu của văn học Việt Nam. Thấp thoáng đằng sau sự mua vui, hài hước và trào phúng ấy ẩn dấu giọng than thở, chán chường, bi quan, hoài nghi của tác giả. Qua đó, tác giả thể hiện khát vọng mãnh liệt của mình về một nền văn học nước nhà tiến bộ thật sự.
KẾT LUẬN
1. Nhìn vào sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp với khối lượngtác phẩm khá lớn ở các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, tạp văn, tiểu