Bút pháp Nguyễn Huy Thiệp trong tạp văn

Một phần của tài liệu Tạp văn và tiểu luận phê bình văn học của nguyễn huy thiệp (Trang 89 - 91)

Trong các tiểu luận phê bình, Nguyễn Huy Thiệp thường sử dụng các bút pháp thể hiện tư duy tranh luận sắc sảo, giọng văn tỉnh táo như “gây chiến”. Còn trong các bài tạp văn, Nguyễn Huy Thiệp lại viết với một bút pháp êm dịu hơn, ngôn ngữ đời thường nhẹ nhàng, pha điệu cười hóm hỉnh, cách dẫn dắt

vào chuyện cũng tự nhiên hơn. Các bài tạp văn Bàn thêm về quà phở của người Hà Nôi, Chuyện điên điên, Không nhạt, Giá phải chăng, xem qua tưởng là những chuyện không đâu vào đâu, toàn những chuyện “tạp” nhưng thực ra đó chính là những suy nghĩ của Nguyễn Huy Thiệp về con người, về cuộc đời, về công việc viết văn làm thơ của mình và của đồng nghiệp.

Trong tạp văn Bàn thêm về quà phở của người Hà Nội Nguyễn Huy Thiệp như tiếp sức với cố nhà văn Nguyễn Tuân và nhà văn Nguyễn Việt Hà bàn thêm về một nét văn hóa ẩm thực của người Hà Nội. Ông viết về Phở với niềm tự hào của người con xa quê khi bắt gặp món ăn quê mẹ nơi xứ người: “Tôi đã ăn phở ở Mỹ, biển hiệu đề “Phở Hà Nội Việt Nam” có ba loại: tô nhỏ, tô thường, tô xe lửa; bánh phở trắng và mềm, thịt bò chín và thơm, nước dùng ninh xương trong vắt, bên cạch có thêm một đĩa rau húng, rau thơm với giá đỗ, đường trắng với tương ớt, tương chưng, ớt xanh thái lát; mới trông mà đã thấy nước miếng ứa ra, bỗng thấy Việt Nam quá, thấy yêu nước vô cùng, tự hào dân tộc vô cùng!” [70,73].

Đang bàn chuyện Phở Nguyễn Huy Thiệp chuyển phắt sang chuyện người ăn phở. “Sau đây là hình ảnh của một người ăn phở “có danh” (nhà văn Lê Lựu)… Trước khi ngồi vào bàn, anh thường hay đảo qua phố, làm bát phở nóng gọi là “nạp thêm nhiên liệu cho máy móc” vận hành… Lê Lựu đặc biệt thích những bát phở mà anh gọi là phở “bốc mả”. Đó là bát phở cuối cùng trong ngày, nước phở đậm, đặc ngẫn những … “cấn nồi” [70,75]. Nguyễn Tuân khi miêu tả cái gì ông cũng đẩy lên đỉnh thẩm mỹ, chẳng hạn tả bát phở thì như một món thẩm mỹ và người ăn phở là một nghệ sỹ. Nguyễn Huy Thiệp thông qua cách tả của nhà thơ Trần Đăng Khoa tả về hình ảnh ăn phở của bạn văn Lê Lựu sao có cái gì xót xa, chua xót. “Hình ảnh nhà văn Lê Lựu ăn phở thật là… bi tráng! Công việc viết văn vất vả như đi cày. Nhà văn tưạ như lực điền.Văn chương quả là một việc khó chơi, nhất là chơi sao cho nhã!” [70,75].

Một phần của tài liệu Tạp văn và tiểu luận phê bình văn học của nguyễn huy thiệp (Trang 89 - 91)