Con đường của nhà thơ

Một phần của tài liệu Tạp văn và tiểu luận phê bình văn học của nguyễn huy thiệp (Trang 56 - 59)

Khi bàn về con đường của nhà thơ hay con đường đi tới của nghệ thuật nói chung, các nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận phê bình thường có các quan niệm, lý giải khác nhau. Nhà thơ Thanh Thảo xem “Đổi mới và dấn thân”, đó

là con đường duy nhất cho các nghệ sĩ chân chính, cho dù đó là con đường mờ mịt, chông gai và đơn độc. Đổi mới trong sáng tác nghệ thuật nói chung đã khó, đổi mới trong thơ lại càng khó hơn. “Thơ vẫn là cái gì mờ mờ ảo ảo, vẫn là cái gì ta vừa bắt được đó lại tuột đâu mất. Thơ vẫn là hình bóng, đôi khi là bóng của bóng nữa”. Và dù có tới được hay không, thì Thanh Thảo vẫn luôn chọn cho mình vị trí tiên phong với tinh thần táo bạo của một bản lĩnh dám dấn thân. “Số phận của một nhà thơ cách tân là luôn phải ở vạch xuất phát. Và luôn phải biết quên”- Thanh Thảo. Bắt đầu với Dấu chân qua trảng cỏ, Những người đi tới biển Những ngọn sóng mặt trời… Thanh Thảo đã trở thành một tiếng thơ mới mẻ, ấn tượng trong thơ ca cách mạng Việt Nam. Nhưng vì, “ngoài xa, còn xa nữa”, “những nẻo mới, những bụi gai mới, những cạm bẫy mới”, “tự nguyện chìm vào cuộc chiến tranh buồn dai dẳng”

và chấp nhận những rủi ro, thua thiệt… Thanh Thảo đã không dừng lại. Anh là một hiện tượng đặc biệt, vì sau những bước đi ban đầu của mình, Thanh Thảo vẫn không ngừng theo đuổi những dự định sáng tạo mới. Anh sẵn sàng quên đi những gì đã đạt được để trở về điểm xuất phát đầu tiên, để khám phá. Sáng tạo và đổi mới là sứ mệnh cay đắng và vinh quang của những người nghệ sĩ chân chính, trong đó có Thanh Thảo. Đối với anh, dấn thân trên con đường sáng tạo không chỉ là ý thức trách nhiệm, là bản lĩnh mà còn là niềm đam mê không thể lý giải. Nhà thơ đổi mới là nhà thơ đang lầm lũi, tự đày ải mình trên “con đường người không khôn ngoan gập ghềnh lầy thụt/ Sao anh không đi con đường đã dọn sạch/ Hành hạ thân mình như thế để làm chi?”

(Từ một đến trăm - Thanh Thảo). Tuy nhiên, không thể dừng bước quay lại, vì không thể đành lòng là một kẻ ngủ quên…[74].

Nguyễn Huy Thiệp lại xem vấn đề con đường của thơ ở một khía cạnh khác. Dẫn lại nội dung sơ lược bài thơ Oan nghiệt của Nguyễn Bính được viết năm 1941, lúc đó nhà thơ mới 23 tuổi:

“Hôm nay bắt được thư Hà Nội Cho biết tin Dung đã đẻ rồi

Dung là tên nhân vật trong bài thơ, theo nghề ca xướng (kỹ nữ). Đứa con gái lớn lên, theo nghề mẹ, một bữa kia bỗng gặp bố vốn là thi sĩ ở chốn lầu xanh

Chàng chàng thiếp thiếp vui bằng được Bố bố con con chẳng nhận ra

Bài thơ hay, tê tái bởi chuyện loạn luân oan nghiệt tình cờ (môtíp Ơđíp). Đoạn cuối bài thơ có câu:

“Nhất kiêng đừng lấy chồng thi sĩ…”[70,38]

Đồng tình với lời khuyên của Nguyễn Bính là “đừng lấy chồng thi si”, nhưng Nguyễn Huy Thiệp không ủng hộ cách lý giải của Nguyễn Bính. Đây là một cách vào đề vừa thẳng thẳn vừa tế nhị của ông. Có một thực tế tồn tại rất sâu sắc trong quan niệm của mọi người đối với nhà thơ. Họ thường nghĩ nhà thơ là những người “hâm hâm”, “dở dở”, có “thiên tư mơ mộng và lối thể hiện uốn éo (hoạn quan hoặc pê-đê) những thiên tư ấy đã ẩn chứa suy đồi” [70,40]. Mặt bằng chung của số đông “các loại hình nghệ thuật” là thế, ai vượt qua, thoát khỏi những cảm dỗ tầm thường “Sung sướng trong tan nát” đó phải là người có “thiên nhãn”. Không chứng minh bằng những lý lẽ, lập luận khúc chiết, Nguyễn Huy Thiệp cho chúng ta thấy để trở thành nhà thơ thực sự, người làm thơ bên cạnh cái tài năng còn phải có bản lĩnh vượt qua những cảm dỗ tầm thường. Đồng thời phải ý thức được “sứ mệnh” của nhà thơ: “dứt khoát phải biết gạt các cảm xúc sang bên để ngiền ngẫm về bản chất. Bản chất ở đây nghĩa là “bản chất con người” chứ không phải bản chất đồ vật hoặc cảnh trí thiên nhiên” [70,40].

Nguyễn Huy Thiệp nghi ngờ cái danh hiệu nhà thơ chuyên nghiệp “Tôi rất ngạc nhiên bởi danh hiệu nhà thơ chuyên nghiệp! Làm gì có thứ đó! Ta chỉ

có các viên công chức, các bác thợ, các ông kễnh, bà kễnh… Có ai làm thơ mà sống được và có ai chỉ sống để làm thơ?”. Theo Nguyễn Huy Thiệp cái đích đến của nhà thơ không phải là Chuyên nghiệp mà “Cần phải tiến tới triết học” nhưng muốn tiến tới triết học, nhà thơ bắt buộc phải vượt qua nhịp cầu tâm lý học. “Nhà thơ - nhà tâm lý không thiếu việc làm: anh ta liên tục quan sát, liên tục nhận xét và liên tục tìm cách cải thiện các mối quan hệ để thể nghiệm những nhận xét ấy” [70,44]. Đó là con đường của nhà thơ.

Một phần của tài liệu Tạp văn và tiểu luận phê bình văn học của nguyễn huy thiệp (Trang 56 - 59)