Nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh

Một phần của tài liệu Tạp văn và tiểu luận phê bình văn học của nguyễn huy thiệp (Trang 59 - 65)

Trong tuyển tập Giăng lưới bắt chim, Nguyễn Huy Thiệp đã giành không ít bài giới thiệu, chia sẻ, tri ân tình cảm của mình với những người bạn yêu thích thơ. Nguyễn Bảo Sinh là một trong số những người bạn vong niên đó. Hai người cách nhau 10 năm tuổi đời (Nguyễn Bảo Sinh sinh năm 1940, Nguyễn Huy Thiệp sinh 1950) nhưng luôn xưng hô ông tôi. Bảo Sinh nói về tình bạn mấy chục năm: “Ông ấy nổi tiếng, tôi chẳng có danh gì. Nói về nhiều lĩnh vực khác lại càng thấy khác nhau, nhiều khi nói chuyện như nói ngoại ngữ với nhau. Ấy thế mà vẫn chơi được, chính là do chấp nhận nhau, không đòi hỏi người kia điều gì”.

Nguyễn Bảo Sinh, sinh năm 1940, sống trong một gia đình đã định cư nhiều đời ở Hà Nội. Thời trẻ, ông từng đi lính, từng là võ sư Judo. Từ trẻ đến già, Nguyễn Bảo Sinh chỉ ở số 30, ngõ 167 Trương Định (ngõ Bảo Sinh). Gần như suốt đời không hề chuyển dịch đi đâu, luôn ở cùng gia đình, xung quanh có vợ con, anh em, họ hàng, bè bạn nhưng ông luôn tự nhận mình là một tay sống trong giang hồ(!), một người tu tại gia(!) [70,25].

Viết về Bảo Sinh, một mặt Nguyễn Huy Thiệp giới thiệu, kể chuyện về nhà thơ dân gian, mặt khác cũng qua đó Nguyễn Huy Thiệp luận bàn đánh giá sự độc đáo của một kiểu thơ trong đời sống văn học đương đại. Nguyễn Bảo sinh khá điển hình cho một dạng nhà thơ dân gian vốn tồn tại từ xưa đến nay

ở nhiều nơi trên thế giới. Ông được “di truyền” máu làm thơ từ bố của ông. Lúc còn sống, cụ là người mê thơ và đối xử với thơ một cách trân trọng hiếm có. Đi tản cư, đồ đạc quí giá cụ không màng, chỉ mang theo mỗi một gánh thơ. Lúc về già, hàng ngày cụ vẫn đọc thơ cho bạn già ở bờ hồ Hoàn Kiếm và cụ có trả tiền nghe cho mọi người đàng hoàng, gọi là “nhuận tai”. Cụ cũng là một nhà thơ dân gian có tiếng và nhà thơ Bảo Sinh đã kế tục sự nghiệp của cụ. Cả đời làm nhà thơ dân gian chứ nhất định không làm nhà thơ “nhà nước”. “Trí tuệ dân gian thông qua hình thức “nối vần” được truyền khẩu nhiều khi biến thành ca dao, tục ngữ, thành lời các bài hát dân ca. Có thể nhận ra đặc tính chính của lối thơ này là ở chỗ luôn ngẫm sự đời để từ đó rút ra những kinh nghiệm sinh tồn, những kinh nghiệm sống. Việc ngẫm sự đời ấy dựa trên những quan sát trực tiếp ở những ngành nghề, ở những hoàn cảnh nhiều khi rất lạ lùng, hiếm có. Nhà thơ dân gian là người trực tiếp ở trong cuộc, trực tiếp lội xuống bùn để bắt những con cá chân lý trong cuộc sống. Yếu tố kinh nghiệm cá nhân không thể chia sẻ cho ai được đã làm nên nhiều sự bất ngờ và độc đáo của lối thơ này” [69,126].

Nhiều năm nay, trong nhân gian người ta thường truyền khẩu nhau đọc những câu thơ rất ngộ nghĩnh, vui vui, thậm chí đọc xong thì cười phớ lớ nhưng mang hàm ý sâu sa sự đời, như:

Vợ là cơm nguội nhà ta

Lại là phở tái thằng cha láng giềng Bánh mỳ phải kẹp Pa tê

Đàn ông phải có máu dê trong người Làm trai cho đáng nên trai

Đi chơi trong túi có vài cái bao

Khi yêu cái xích dưới chân Thì xiềng xích ấy là thần Tự do!

Tự trói thì gọi là tu

Bị trói thì gọi là tù mọt gông! Mê là mê theo cách mê của người Ngộ là mê theo cách mê của mình. Tự do sướng nhất trên đời

Tự lừa lại sướng hơn mười tự do! Khi mê bùn chỉ là bùn

Ngộ ra mới biết trong bùn có sen Khi mê tiền chỉ là tiền

Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm Khi mê dâm chỉ là dâm

Ngộ ra mới biết trong dâm có tình Khi mê tình chỉ là tình

Ngộ ra mới biết trong tình có dâm!...

Tất cả là thơ của Nguyễn Bảo Sinh, một lối thơ gần gũi với ngôn ngữ đời thơ, dễ đọc dễ hiểu, dễ cảm thông trông những trạng huống dở khóc dở cười:

Con ta không phải của ta Tai họa của nó mới là của ta Của chìm của nổi trong nhà Của ta rồi sẽ lại là của con

Con ta không phải của ta vì nó không phải của nó. Vợ là thánh chỉ vua ban

Có sao dùng vậy không bàn đúng sai! Làm thơ anh chỉ nghiệp dư

Hội thơ chuyên nghiệp họ chưa cho vào Yêu em anh cũng nghiệp dư

Ngoài những bài thơ làm chơi, làm cho vui, Bảo Sinh có những tác phẩm hết sức chất lượng mà ông gọi là “huyền thi”. Đây là tinh túy nhất của thơ Bảo Sinh. Ông cho rằng để lý giải toàn bộ sự nghiệp thơ ca của mình, chỉ cần giải mã được hai chữ “huyền thi” là đủ. Bảo Sinh có quan điểm làm thơ của riêng mình và nó được tóm tắt trong bài thơ sau:

Câu thơ khi tỏ khi mờ

Lý trên bác học tình thừa dân gian

Trong thơ “huyền thi” sẽ có từ loại thơ dễ hiểu nhất (tỏ) đến loại thơ khó hiểu nhất (mờ), có cả những cái thanh cao nhất đến những cái tục tữu nhất nhưng đó là cái tục của người có tâm rất thanh. Mọi người cho rằng “bác học” đã là cái cao siêu lắm, minh triết lắm nhưng Bảo Sinh lại không hướng thơ mình vào cái sự “bác học” đó. Ông cho rằng “đạo” mới là cái cao nhất, đạo là lẽ của tự nhiên. “Bác học” thì vẫn quan tâm đến cái đúng sai, khôn dại nhưng đạo thì vượt qua hẳn điều đó, không còn đúng sai mà cũng hết cả khôn dại. Tư tưởng của “huyền thi” chắc chỉ nằm trong một chữ “nửa”; đó là cái nửa đời nửa đạo, nửa thanh nửa tục, nửa vui nửa buồn,…

Tính chất Thiền trong thơ ông đôi lúc xóa đi những ranh giới thị phi trong cuộc đời gây nên những hiệu quả bất ngờ khá độc đáo:

Ngày xưa vắng vẻ phố phường

Chữ Tâm, chữ Đức ta thường để trên Ngày nay người chật như nêm

Chữ Nhẫn thường được đặt lên bàn thờ Hôm xưa lên tỉnh về làng

Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi Bây giờ quần trễ rốn lồi

Cây muốn lặng gió chẳng đừng

Trách ai đem chiếc lược sừng tặng sư Khiến lòng sư những ngẩn ngơ

Nửa mong tóc mọc nửa mơ trọc đầu Cùng chung một chuyến đò ngang Kẻ thì sang bến người đang trở về Lái đò lái mãi thành mê

Sang về chẳng biết mình về hay sang?

Mười năm nữa hay trăm năm nữa, nếu người ta có nhớ đến sự nghiệp thi ca của Bảo Sinh thì chắc chắn người ta sẽ phải nhớ đến nhưng bài thơ “huyền thi” mang tính chất “thiền” rất rõ như vậy.

Tính độc đáo và thú vị trong thơ Nguyễn Bảo Sinh theo Nguyễn Huy Thiệp, thơ Bảo Sinh luôn hướng về Thiền với tinh thần từ bi hỷ xả mang đậm tính chất “thiền dân gian”. “Đấy cũng là nét đặc biệt của văn học dân gian, nghệ thuật dân gian trong thời đại hôm nay vốn không coi trọng nhiều đến lễ tiết rườm rà (Trên bảo dưới không nghe. Trên trung ương còn có đại ương…). Tính không chuyên nghiệp nửa đời nửa đoạn của văn học dân gian, nghệ thuật dân gian gắn liền với đời sống và số phận nửa giăng nửa đèn của chính những người sáng tạo ra nó. Sự ỡm ờ, nhập nhằng giữa chân lý và phi lý, thực và ảo, thị và phi, hay và dở cứ lẫn vào nhau, quyện vào nhau. Trên thực tế, đã có nhiều người coi thường, coi khinh thơ của Nguyễn Bảo Sinh là không ra gì, vớ vẩn, “nửa đời nửa đạo”, “nửa nạc nửa mỡ”. Ở những bạn đọc tuân theo nguyên tắc “bất nhị” thì sự phản ứng của họ cũng rất dễ hiểu. Họ không biết rằng văn học dân gian, nghệ thuật dân gian hình thành ở chính sự nhập nhằng vớ vẩn đó. Tỉ như ở trò kéo co: mấy người nắm lấy sợi dây chia ra hai phe, buông dây cười xòa sẽ là trò đùa nhưng trong trường hợp hoàn cảnh nào đấy sẽ là được thua, sẽ là sinh tử, là tranh chấp đầu rơi máu chảy. Trò chơi dân

gian, nghệ thuật dân gian ai cũng chơi được, xú xí, xí xóa cũng được nhưng cũng có thể nghiêm trọng hóa nó cũng được [70,129].

Nguyễn Bảo Sinh nhà thơ dân gian có chất “Bút tre”, nhưng thơ Nguyễn Bảo Sinh không đùa tếu táo như thơ Bút Tre. Thơ của ông mang tính chất nửa đời nửa đạo, nửa đúng nửa sai. Thơ ông làm ra là để đọc cho bạn bè và để cho người đọc tự truyền nhau chứ ông không hề có ý thức tập trung lại thành một tập sách. Ông làm thơ như một cách ghi nhật ký, ghi lại những ý nghĩ bất chợt mỗi khi ông ngẫm ra một điều gì đấy trên cơ sở quan sát hiện thực cuộc sống. Đọc thơ Bảo Sinh, người ta dễ cười nhưng đó là cái cười đau, cười đớn, cười ra nước mắt. Ông tự họa mình như sau:

Làm thơ nuôi chó chọi gà Ba trò chơi ấy làm ta bơ phờ Suốt ngày nửa tỉnh nửa mơ

Trông ai cũng thấy nửa thơ nửa gà.

...

Mình ngu nhiều kẻ ngu hơn

Cho nên được gọi là khôn hơn người Em xinh đâu bởi nụ cười

Em xinh là bởi nhiều người xấu hơn.

Điều thú vị nữa ở Nguyễn Bảo Sinh đó là tâm hồn tươi trẻ, ở ngưỡng cửa “thất thập cổ lai hy” ông vẫn làm thơ tình yêu, bay bướm kiểu:

Yêu là nhớ ít tưởng nhiều

Yêu là chẳng biết mình yêu cái gì Yêu nhau đâu bởi hàng mi

Đắm say đâu phải chỉ vì đôi môi Yêu là yêu, có thế thôi...

Yêu sao giây phút hình như

Cho nhau những cái còn chưa của mình Buồn sao hình chạm với hình

Đôi bong bóng đụng hồn mình chợt tan.

Sở dĩ ở lứa tuổi ngoài lục tuần, Bảo Sinh vẫn có nhưng vần thơ tình yêu tha thiết như vậy. Bởi, theo Nguyễn Huy Thiệp đấy là tình yêu cuộc sống. Ông làm thơ cũng chính vì ông yêu cuộc sống” [70,131].

Một phần của tài liệu Tạp văn và tiểu luận phê bình văn học của nguyễn huy thiệp (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w