Nhà thơ Đồng Đức Bốn

Một phần của tài liệu Tạp văn và tiểu luận phê bình văn học của nguyễn huy thiệp (Trang 65 - 68)

Đồng Đức Bốn sinh ra trong một gia đình lao động nghèo ở ngoại ô Hải Phòng. Năm 1966, ông gia nhập lực lượng Thanh niên xung phong. Sau đó, làm thợ cơ khí (bậc 6 trên 7) tại Xí nghiệp Cơ giới của Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng (Hải Phòng), Xí nghiệp Cơ khí 20-7 rồi Công ty Xuất nhập khẩu gia cầm Hải phòng. Ông làm đại diện cho công ty này tại Hà nội và bắt đầu sáng tác thơ vào cuối những năm 1980. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Đồng Đức Bốn mất ngày 14 tháng 2 năm 2006 tại nhà riêng ở thôn Song mai, xã An Hồng, huyện An Hải, Thành phố Hải phòng, khi ông 58 tuổi bởi bệnh ung thư phổi.

Trong số những người bạn thơ được Nguyễn Huy Thiệp đề cập tới trong cuốn Giăng lưới bắt chim, Đồng Đức Bốn là nhà thơ được ưu ái hơn cả. Ngoài lời giới thiệu, Nguyễn Huy Thiệp dành hẳn cho Đồng Đức Bốn ba bài viết (Thương bạn Đồng Đức Bốn, Nhớ bạn Đồng Đức Bốn, Nghe bạn lâm bệnh) và hai bài thơ (Giời có mắt, Giời không có mắt). Cuộc đời và thơ Đồng Đức Bốn còn là nguồn cảm hứng để Nguyễn Huy Thiệp viết truyện ngắn Đưa sáo sang sông. Tình bạn giữa nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và nhà thơ Đồng Đức Bốn là tri âm tri kỷ.

Nguyễn Huy Thiệp cho rằng: “trong làng văn Việt Nam hiện đại, Đồng Đức Bốn có lẽ là một trong những nhân vật hoang đường vào bậc nhất”

[70,152]. Hoang đường bởi “từ một nông dân chất phác mơ mộng ít học trở thành một thi sĩ tài danh bậc nhất, từ một kẻ ăn chạc nợ đìa thành một đại gia khét tiếng một vùng! [70,155]. Đồng Đức Bốn giống nhân vật Lý Quỳ trong truyện “Thủy hử” (một tác phẩm nổi tiếng của văn học Trung Quốc), ở tính cách bộc trực, yêu ghét rõ ràng giống như hai màu đen trắng, đúng sai, không có màu trung gian. Đồng Đức Bốn làm thơ hoàn toàn bằng bản năng, bởi ông học hành không nhiều. Có lần Nguyễn Huy Thiệp nói đùa rằng “Đồng Đức Bốn chỉ biết có 600 từ tiếng Việt” nên Bốn không phải là người “của logic” âm mưu và kế hoạch. Anh luôn là người của cảm giác, của các giải pháp tình thế.

Trong một bài viết Nguyễn Huy Thiệp đã gọi “Đồng Đức Bốn là vị cứu tinh của thơ lục bát”. Ở một bài viết khác, Nguyễn Huy Thiệp lại viết những dòng nồng nhiệt: “Đồng Đức Bốn xuất hiện trong làng thơ Việt Nam khoảng mười năm nay. Viết chừng 500 bài thơ, trong đó có tới 90 bài thơ được khách sành văn chương xếp vào loại “Cực hay, tài tử vô địch!”. Có thể nói chưa ai đánh giá cao Đồng Đức Bốn như Nguyễn Huy Thiệp. Ngược lại, Đồng Đức Bốn cũng đánh giá rất cao sự nghiệp văn chương của Nguyễn Huy Thiệp:

Yêu quê nước mắt đầm đìa

Câu văn bạn viết rực tia nắng vàng Đã đành ngang dọc sơn hà

Cũng nên về chốn quê nhà ngắm trăng

Những bài thơ cuối cùng của Đồng Đức Bốn dẫu chưa vượt trội hẳn lên, nhưng vẫn giữ được ở mặt bằng cao vững chắc so với những bài thơ trong tập Trở về với mẹ ta thôi mà sinh thời Đồng Đức Bốn tâm đắc nhất. Trong mặt bằng cao ấy, tất nhiên vẫn có những câu dễ dãi, nhưng cũng có cả những câu lóe sáng. Căn bệnh hiểm nghèo đã cướp đi Đồng Đức Bốn trong khi hồn thơ ông đang thời kỳ sung sức.Thật tiếc lắm thay! Nhưng cũng có thể khẳng định rằng Đồng Đức Bốn đã để lại một sự nghiệp thơ đáng trân trọng.

Nguyễn Huy Thiệp có cơ sở khi xác định rằng: “Nếu chọn lấy 100 thi nhân, hoặc chọn 100 bài thơ hay của thế kỷ XX; riêng tôi, tôi đều bỏ phiếu cho Đồng Đức Bốn”.

Lục bát của Đồng Đức Bốn có một cái gì khác người, hiếm và lạ. Chúng ta biết rằng lục bát là một thể thơ cổ truyền đặc biệt Việt Nam, luật nguyên thủy của nó cực kỳ chặt chẽ. Nhịp bình thường của câu thơ là nhịp đôi, câu sáu có ba nhịp (Chiều nay / Hồ Tây / có giông), câu tám có bốn nhịp (Tôi ngồi / trên sóng / mà không / thấy chìm). Đôi khi câu sáu có hai nhịp ba (Vẫn còn thấy / ở ca dao), câu tám có hai nhịp ba và một nhịp hai (Y nguyên hai / múi bưởi đào / em cho). Một quy định nữa là trong mỗi câu, cứ chữ cuối của nhịp trước là bằng thì chữ cuối của nhịp sau là trắc và ngược lại. Các chữ cuối nhịp phải là bằng, trắc lần lượt xen nhau. Riêng chữ thứ sáu và chữ thứ tám trong câu tám tuy đều là bằng nhưng không được cùng một thanh (chữ này là phù bình thanh thì chữ kia là trầm bình thanh hoặc ngược lại). Tuy quy định về luật chặt chẽ nhưng lục bát lại là một thể thơ dễ làm, ai cũng làm được (đương nhiên để làm cho hay thì không phải dễ!). Căn bệnh mà nhiều người làm thơ lục bát thường mắc là nhiều chữ quá, khôn chữ quá. Càng dụng công bao nhiêu thì thơ họ làm càng thiếu tự nhiên, càng dở bấy nhiêu. Tác giả giống như một người đang chơi trò chơi trí uẩn: anh ta nặn óc tìm cách sắp xếp các con chữ, các âm vận, âm điệu, cố khuôn nó vào ở trong niêm luật. Tôi đã từng gọi kiểu làm thơ này là thuộc môn phái trí năng, làm thơ bằng trí. Đồng Đức Bốn thuộc vào loại mà tôi gọi là môn phái ngộ năng, làm thơ bằng gì thì chịu: có lẽ bằng tình chăng? Có lẽ bằng quán âm (lắng nghe âm thanh bên trong) chăng? [70,138,138].

Cũng theo Nguyễn Huy Thiệp, Đồng Đức Bốn không phải là nhà cách tân, không thuộc dạng các nhà thơ khai sáng, mà thuộc diện nhà thơ bảo tồn, bảo lưu các giá trị thơ ca truyền thống. Thơ Đồng Đức Bốn là lục bát “gin”. Đấy là

một điều khá đặc biệt trong chợ trời thơ lẫn lộn trắng, đen, thật, giả hôm nay. Cái hay trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn là sự chất phác giống như ca dao, có sự ngậm ngùi của tình cảm và cả những kinh nghiệm sống chua xót của một người nhà quê trí thức lang bạt kỳ hồ chen lẫn vào. Vương Trí Nhàn đã khá xác đáng và chứng tỏ được đẳng cấp của mình khi cho rằng: Lục bát của Đồng Đức Bốn từ tốn, chậm rãi như lời nói vẩn vơ của một người vừa ngán sự đời, vừa không thôi chiêm nghiệm sự đời. Tôi chỉ tiếc Đồng Đức Bốn chưa cười được, chưa có chất u-mua cần thiết trong thơ. Nụ cười là dấu hiệu đầu tiên của tư tưởng. Cười được Đồng Đức Bốn sẽ hay và lớn hơn nhiều [70,148].

Một phần của tài liệu Tạp văn và tiểu luận phê bình văn học của nguyễn huy thiệp (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w