Các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 26)

- Phạm Công Nhất (2008), “Nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế’’, Tạp chí Cộng sản số 7. Trên cơ sở phân tích thực trạng NNL Việt Nam, tác giả chỉ rõ: so với yêu cầu của quá trình phát triển nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì chất lượng NNL nước ta còn nhiều bất cập và hạn chế do: thu nhập bình quân đầu người thấp, vấn đề quy hoạch và phát triển NNL còn kém, nội dung và phương pháp giảng dạy lạc hậu... Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp: nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng NNL; tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, trước hết là đổi mới trong lĩnh vực kinh tế theo hướng CNH, HĐH và tích cực chủ động hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới; xây dựng và triển khai chiến lược phát triển NNL Việt Nam từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn 2030...

- Ths. Lê Thị Kim Phương (2009), Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trẻ ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị số 6. Tác giả đã luận giải vai trò của trí thức đối với sự phát triển của xã hội, nhất là trong thời đại ngày nay - thời đại bùng nổ của KH - CN và sự phát triển của KTTTh. Đặc biệt, tác giả đã phân tích được thực trạng đội ngũ trí thức nói chung, trí thức trẻ của tỉnh Thừa Thiên Huế nói

riêng trên các mặt: số lượng, chất lượng, cơ cấu. Ngoài ra, tác giả đã chỉ ra những điểm hạn chế cần khắc phục và đưa ra các giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ trí thức trẻ ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. Với nguồn số liệu phong phú, đáng tin cậy và những đánh giá khách quan của tác giả trong công trình nghiên cứu này đã được NCS kế thừa trong quá trình thực hiện luận án.

- PGS.TS. Ngô Doãn Vịnh (2011), Bàn về sử dụng các chỉ tiêu phân tích, đánh giá chất lượng nhân lực Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 7. Tác giả cho rằng, chất lượng nhân lực là yếu tố quan trọng nhất đối với phát triển. Đặc biệt, tác giả đã gợi mở cho NCS những điểm cần nghiên cứu khi chỉ ra các tiêu chí định lượng để phân tích, đánh giá chất lượng nhân lực bao gồm: nhóm các tiêu chí phản ánh trực tiếp (thể lực, trí lực, khả năng thông minh, khả năng ứng xử, khả năng giao tiếp, khả năng thuyết trình); nhóm các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh gián tiếp chất lượng NNL (năng suất lao động, hiệu suất sử dụng đầu tư, điện năng và đất đai, số năm đi học, chất lượng hệ thống giáo dục, số người có học vấn)

- PGS.TS. Hà Nhật Thăng (2011), Đào tạo nhân tài - vấn đề cấp thiết của chiến lược giáo dục thời kỳ CNH, HĐH, Tạp chí Giáo dục số 269. Trên cơ sở so sánh yêu cầu phát triển NNL của các nền văn minh, tác giả chỉ ra, trong nền KTTTh yêu cầu con người phải có trình độ cao hơn rất nhiều. Theo tác giả, đối với nước ta đào tạo nhân tài là một trong những trọng tâm của chiến lược giáo dục thời kỳ CNH, HĐH và chiến lược nhân tài đó phải được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ từ khâu phát hiện, tuyển chọn, đào tạo và sử dụng.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 26)