Đặc thù nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 40)

KINH TẾ TRI THỨC

2.1.1.2.Đặc thù nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức

phát triển kinh tế tri thức

CNH là nấc thang phát triển tất yếu của các quốc gia và tuỳ vào hoàn cảnh, điều kiện mà mỗi quốc gia tự lựa chọn mô hình CNH thích hợp. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự phát triển KTTTh, là nước đi sau để rút ngắn quá trình CNH Việt Nam xác định phải thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh. Khác với các mô hình CNH truyền thống, mô hình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh mà nước ta đang thực hiện sẽ làm cho phương thức, phạm vi và kết cấu NNL có sự thay đổi hoàn toàn về chất dẫn đến NNL có những đặc thù mới:

Một là, trong mô hình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh, tỷ lệ LĐ phức tạp cao hơn LĐ giản đơn rất nhiều. CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh là sự kết hợp giữa CNH, HĐH với quá trình phát triển KTTTh mà thực chất đó chính là quá trình sử dụng tri thức vào tất cả các ngành kinh tế, do đó nhu cầu về LĐ trí óc ngày càng tăng lên. LĐ phức tạp là bộ phận tinh hoa nhất của NNL, có trình độ CMKT cao, có kỹ năng LĐ giỏi có thể đáp ứng đòi hỏi của nền sản xuất hiện đại. Ở nước ta, LĐ

phức tạp này càng có xu hướng tăng lên nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh. Hiện nay ở nước ta, LĐ phức tạp có xu hướng gia tăng nhanh chóng: đội ngũ trí thức Việt Nam có 2,5 triệu người (chiếm 2,15% dân số), trong đó theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có trên 14 nghìn TS khoa học và theo thống kê của Hội đồng chức danh GS nhà nước đến tháng 11 - 2011, có 1.459 GS và 8.048 PGS; lực lượng lãnh đạo, quản lý các cấp có 544 nghìn người, trong đó có 97% có trình độ CĐ trở lên [76;60]. Có thể khẳng định, sự tác động của

cuộc cách mạng KH - CN và yêu cầu sử dụng tri thức của nền kinh tế làm cho NNL trong mô hình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh có đặc thù khác với các mô hình CNH trước đó.

Hai là, trong mô hình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh, không phải chỉ những ngành kinh tế mũi nhọn, những ngành kỹ thuật cao mới đòi hỏi LĐ có trình độ CMKT cao mà ở tất cả các ngành, các lĩnh vực đều đòi hỏi người LĐ không chỉ có những tri thức nhất định, mà phải có tri thức và kỹ năng cao, tức phải có trình độ CMKT và nghề nghiệp.Ở nước ta CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh không phải là chuyển ngay các ngành kinh tế truyền thống sang các ngành công nghệ cao như nhiều nước đã thực hiện, mà là dựa vào tri thức, áp dụng KH - CN để cải tạo cả các ngành kinh tế truyền thống theo hướng gia tăng hàm lượng tri thức trong các sản phẩm. Do đó, trong các ngành truyền thống như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ cũng đòi hỏi người LĐ phải có trình độ CMKT, phải có tri thức. Sở dĩ như vậy, bởi vì bản thân những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được áp dụng vào trong các lĩnh vực, các ngành này rất phức tạp, hiện đại, người LĐ phải có kiến thức mới nắm bắt được quy trình vận hành và vận dụng được. Chẳng hạn, Công ty TNHH Flora Việt Nam ở Hà Nội triển khai mô hình trồng hoa công nghệ cao với 10.000 m2 gồm hệ thống nhà kính, nhà lưới, máy móc hiện đại đã mang lại doanh thu khoảng 10 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho 100 LĐ thường xuyên, từng bước tạo dựng thương hiệu trên thị trường hoa cao cấp. Hay nông trại trồng hoa công nghiệp Hasfarm ở Đà Lạt áp dụng quy trình trồng, chăm bón hoa tự động được điều khiển toàn bộ bằng máy tính từ khâu đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm đến các chế độ bón phân, cung cấp chất dinh dưỡng, năm 2004 doanh thu đạt 8,5 triệu USD.

Ba là, đặc thù của NNL trong mô hình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh là phải có khả năng sáng tạo ra cái mới. Là nước đi sau, để tránh nguy cơ tụt hậu, đi tắt đón đầu Việt Nam thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh thực chất là vận dụng tri thức mới vào tất cả các ngành kinh tế nhằm tăng nhanh giá trị gia tăng của sản phẩm, giảm chi phí về nguyên liệu và LĐ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch chuyển nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng HĐH. Yếu tố then chốt bảo đảm thành công cho chiến lược này là phát huy năng lực sáng tạo của NNL và như vậy, NNL trong CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh là NNL sáng tạo chứ không phải là một bộ phận của hệ thống máy móc trên dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp. Hiện nay, với sự tác động của cách mạng KH - CN, công nghệ đổi mới với tốc độ nhanh chóng, từ đó làm cho chu kỳ của một vòng đời công nghệ rút ngắn hơn trước kia và công nghệ thường lạc hậu rất nhanh nên những doanh nghiệp, quốc gia nào có tốc độ đổi mới nhanh thì doanh nghiệp, quốc gia đó có ưu thế trong cạnh tranh. Vì vậy, để thực hiện được CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh, nước ta cần có nhiều cơ chế, chính sách nhằm phải phát huy khả năng sáng tạo của NNL.

Bốn là, trong mô hình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh vai trò và địa vị của bộ phận LĐ trí tuệ trong cơ cấu NNL được đề cao. Trong mô hình CNH truyền thống cái thiếu nhất của các doanh nghiệp là vốn, vì vậy thông thường những người nào có vốn lớn là những người sở hữu và điều hành doanh nghiệp đó. Còn trong mô hình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh (CNH dựa vào tri thức), nguồn vốn không còn giữ vai trò quyết định, bởi trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế, nhất là thị trường tiền tệ thế giới không ngừng được hoàn thiện dẫn tới nguồn vốn có hiện tượng dôi dư mang tính thế giới. Vì vậy, địa vị của những người sở hữu vốn có phần giảm sút trong khi đó địa vị của người sở hữu tri thức dần dần được nâng lên và ngày càng có nhiều người có tri thức tham gia sở hữu, điều hành các doanh nghiệp và ai sở hữu được nhiều tài sản trí tuệ hơn thì người đó sẽ chiến thắng trong cạnh tranh về kinh tế.

Năm là, trong mô hình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh có sự dịch chuyển cơ cấu LĐ theo hướng tri thức hoá. Trong quá trình dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế luôn có tốc độ nhanh hơn, bởi lẽ khi hình thành một ngành kinh tế mới thì nhu cầu về LĐ có

CMKT tương đương. Do đó, để duy trì và phát triển ngành kinh tế mũi nhọn thì cơ cấu NNL phải dịch chuyển theo hướng tri thức hoá, theo đó hình thành NNLCLC.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 40)