- Về các cơ sở đào tạo NNLCLC
3.2.1.1. Quy mô và chất lượng dân số tiềm năng bổ sung vào nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức
cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức
Ngoài LLLĐ hiện đang hoạt động trong nền kinh tế, Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có dân số tiềm năng bổ sung vào NNL hàng năm rất lớn xét ở cả khía cạnh quy mô và chất lượng dân số, do đó, có thể đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh.
- Về dân số bước vào tuổi LĐ hàng năm. Theo số liệu từ cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, tổng dân số từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Thừa Thiên Huế là 788.138 người (chiếm 72,4% tổng dân số toàn tỉnh) và tăng 17,8% so với cuộc Tổng điều tra dân số, nhà ở năm 1999 và năm 2011 là 863.115 người. Có thể thấy, với số lượng dân số bước vào tuổi LĐ khá cao, tỉnh có nhiều lợi thế về NNL trẻ, song cũng tạo ra nhiều áp lực đối với tỉnh trong việc giải quyết việc làm cho người LĐ. Vì vậy,
tỉnh phải có chiến lược đào tạo, khai thác, sử dụng có hiệu quả bộ phận dân số này, đồng thời tập trung phát triển kinh tế nhằm tạo nhiều chỗ làm mới thì nó sẽ tạo nên sự bứt phá cho tỉnh trong thời kỳ CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh.
- Về dân số không tham gia hoạt động kinh tế. Theo số liệu của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số từ 15 tuổi trở lên không hoạt động kinh tế của tỉnh là 228.540 người (chiếm 29,3% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên). Trong đó, khu vực thành thị là 106.145 người (chiếm 46,0%), khu vực nông thôn là 122.395 người (chiếm 53,6%), nam là 90.629 người (chiếm 39,6%), nữ là 137.911 người (chiếm 60,4%), nhóm nội trợ có 38.444 người (chiếm 16,8%), nhóm học sinh và sinh viên có 97.336 người (chiếm 42,6%), nhóm không có khả năng LĐ là 11.296 người (chiếm 4,9%), nhóm không làm việc và không có nhu cầu làm việc là 18.265 người (chiếm 7,9%). Nếu tính riêng dân số trong độ tuổi LĐ thì tổng số LĐ không hoạt động kinh tế là 151.460 người (chiếm 66,3% dân số từ 15 tuổi trở lên không hoạt động kinh tế). Đến năm 2011, theo số liệu điều tra của Cục Việc làm - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, dân số không hoạt động kinh tế của tỉnh là 306.587 người (chiếm 35,5% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên), trong đó, nam là 126.480 người (chiếm 14,7%) và nữ là 180.107 người (chiếm 20,9%); thành thị là 132.024 người (chiếm 15,3%) và nông thôn là 174.563 người (chiếm 20,3%); nội trợ là 41.993 người (chiếm 13,7%); đang đi học là 162434 người (chiếm 53%); ốm đau là 12.330 người (4%); khác 88.939 người (29%) [24;17].
Nhìn vào những số liệu trên có thể thấy, dân số không tham gia hoạt động kinh tế của tỉnh tăng lên, nhưng đáng chú ý là bộ phận dân số đang đi học chiếm tỷ lệ khá cao. Hiện tượng này phản ánh 2 khía cạnh: một là, người dân Huế rất chịu khó ham học hỏi; hai là, Huế là một trong những trung tâm GD - ĐT lớn của cả nước nên thu hút được một lượng lớn sinh viên của các tỉnh, thành phố khác đến học tập. Như vậy, điều tưởng như bất lợi đã trở thành lợi thế, bởi trong tổng dân số không hoạt động kinh tế có đến 1/2 số người là đang đi học, bộ phận này sẽ bổ sung vào NNLCLC cho tỉnh trong thời gian tới nếu tỉnh có chính sách thu hút, đãi ngộ và sử dụng NNL phù hợp.