Kinh nghiệm về xây dựng chính sách thu hút và trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 72 - 74)

- Thời kỳ từ giữa những năm 1970 đến 1980 Hàn Quốc thực hiện tái cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp từ các ngành có giá trị gia tăng thấp lên các

2.3.2.2.Kinh nghiệm về xây dựng chính sách thu hút và trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao

nhân lực chất lượng cao

Đà Nẵng được đánh giá là địa phương có chính sách thu hút NNLCLC bài bản và hiệu quả nhất khu vực miền Trung: năm 2004, Đà Nẵng đi đầu mở văn phòng đại diện tại Tokyo (Nhật Bản). Văn phòng này có vai trò kết nối sự hỗ trợ, đóng góp của kiều bào, du học sinh Việt Nam và thu hút nhân tài “ngoại”; năm 2009 thành lập Trung tâm Phát triển NNLCLC. Vì vậy, từ năm 1998 đến tháng 6.2011, Đà Nẵng đã thu hút được là 899 người có trình độ cao (10 TS, 151 Ths, 738 cử nhân - kỹ sư loại giỏi). Chỉ tính riêng năm 2010, đã có 91 người, trong đó có 2 TS, 16 Ths, 64 sinh viên tốt nghiệp loại khá và thu hút được một số chuyên gia về ngôn ngữ và CNTT người Nhật Bản sang làm việc lâu dài cho thành phố [135]. Để làm được điều đó, trước hết Đà Nẵng thực hiện chính sách đãi ngộ về vật chất khá hấp dẫn. Theo Quyết định số 34 năm 2007 của UBND thành phố Đà Nẵng, những người tự nguyện đến làm việc tại Đà Nẵng sẽ được hưởng các ưu đãi về mặt vật chất như: hưởng phụ cấp theo diện thu hút bằng 50% của mức lương; bố trí nhà chung cư và miễn tiền thuê nhà trong 7 năm; nhận một khoản trợ cấp ban đầu (GS là 100 triệu đồng, PGS là 70 triệu đồng, TS là 50 triệu đồng, bác sỹ và dược sỹ chuyên khoa cấp II là 30 triệu

đồng, Ths và bác sỹ nội trú là 15 triệu đồng, tốt nghiệp ĐH loại giỏi trở lên là 10 triệu đồng...). Ngoài chính sách đãi ngộ về vật chất, Đà Nẵng còn xây dựng được môi trường làm việc thuận lợi để người tài được cống hiến. Thực tế đã chứng minh, khi đến Đà Nẵng nhiều người đã có cơ hội phát triển tài năng: kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển KT - XH thành phố Đà Nẵng cho thấy 100% các cơ quan, đơn vị hài lòng khi sử dụng LĐ thuộc chính sách thu hút và đào tạo nhân tài của thành phố, trong đó có 16,7% rất hài lòng; 87% những người trong diện thu hút và đào tạo nhân tài của thành phố hài lòng với việc bố trí, sử dụng, điều kiện công tác hiện có.

Đối với Hải Phòng, kể từ năm 1996 đã ban hành nhiều chính sách để thu hút và sử dụng người tài phù hợp với đặc thù của một thành phố cảng. Trước hết, thành phố hỗ trợ về vật chất đối với cán bộ đi học một số ngành như: y tế, giáo dục, thể dục - thể thao, cụ thể: TS là 10 triệu đồng, Ths là 5 triệu đồng. Ngoài kinh phí hỗ trợ của thành phố, các viện nghiên cứu, các trường ĐH còn có sự hỗ trợ thêm, chẳng hạn trường ĐH Y Hải Phòng hỗ trợ 20 triệu đồng đối với những người đi học TS, 10 triệu đồng đối với những người đi học Ths; trường ĐH Hàng hải hỗ trợ 50 triệu đồng đối với những người đi học TS, 20 triệu đồng đối với những người đi học Ths [89;114]. Bên cạnh việc khuyến khích bằng vật chất đối với cán bộ của thành phố, Hải Phòng còn có các ưu đãi đặc thù cho các chuyên gia, nhà khoa học có trình độ cao ở trong nước và nước ngoài, trí thức Việt kiều. Cùng với các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về vật chất, thành phố có nhiều cơ chế để sử dụng NNL KH - CN như: đặt hàng các nhiệm vụ nghiên cứu KH - CN cấp quốc gia và thành phố cho đội ngũ cán bộ KH - CN đầu ngành thực hiện; hỗ trợ tài chính cho cán bộ KH - CN để tổ chức các hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế; khuyến khích các hoạt động KH - CN trong các doanh nghiệp; tạo môi trường làm việc thuận lợi cho cán bộ KH - CN trong các doanh nghiệp để họ có điều kiện sáng tạo, cống hiến; cho phép thành lập Hội Khoa học phát triển NNL, nhân tài Hải Phòng nhằm tập hợp, đoàn kết các nhà khoa học, doanh nhân, các tổ chức và người LĐ có kỹ năng. Với những ưu đãi trên, Hải Phòng đã thu hút được một số lượng lớn các nhà khoa học đến làm việc cho các dự án nước ngoài tại Hải Phòng; mời được nhiều GS, TS của Viện Khoa học - Xã hội Việt Nam, các trường

ĐH và các viện nghiên cứu trong và ngoài nước đến giảng dạy, hợp tác nghiên cứu khoa học; thu hút hàng nghìn lượt cán bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực y tế; hợp tác với khoảng 5.000 lượt cán bộ khoa học đầu ngành trong nước trực tiếp tham gia hoặc phản biện các dự án và triển khai khoảng 1.000 nhiệm vụ nghiên cứu KH - CN. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ KH - CN của thành phố đã tham gia một cách tích cực hơn trong việc tư vấn, phản biện và thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng về phát triển kinh tế, KH - CN, GD - ĐT, bảo vệ môi trường... Chỉ tính từ năm 2001 - 2005 có 52 đề tài cấp nhà nước, 445 đề tài cấp thành phố và cấp bộ, 1273 đề tài cấp cơ sở, trong đó có 944 đề tài thuộc khối các trường ĐH và CĐ.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 72 - 74)