Kinh nghiệm về xây dựng và điều chỉnh chiến lược phát triển nguồn nhân lực theo từng giai đoạn

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 63)

KINH TẾ TRI THỨC

2.3.1.1. Kinh nghiệm về xây dựng và điều chỉnh chiến lược phát triển nguồn nhân lực theo từng giai đoạn

nhân lực theo từng giai đoạn

Chiến lược phát triển NNL của Singapore và Hàn Quốc được thiết kế theo từng giai đoạn, bám sát với các mục tiêu phát triển kinh tế và tuỳ vào từng giai đoạn mà Chính phủ các nước này có chiến lược cải cách giáo dục khác nhau để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao đối với NNL.

Đối với Singapore, từ năm 1960 đến nay, Singapore trải qua 3 giai đoạn CNH, vì vậy chiến lược phát triển GD - ĐT được điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn, cụ thể:

- Giai đoạn CNH hướng về xuất khẩu 1960 - 1970. Là giai đoạn thu hút nhiều LĐ dôi dư từ ngành nông nghiệp chuyển sang ngành công nghiệp. Vào thời điểm này, NNL của Singapore mới dừng lại ở trình độ kỹ năng cơ bản, do đó, chính sách giáo dục giai đoạn này của Singapore hướng đến một số cải cách: đưa đào tạo kỹ

thuật và dạy nghề vào trong chương trình giảng dạy ở bậc THCS; thành lập mới một số trường dạy nghề, trường kỹ thuật; chuyển các khoa đào tạo kỹ sư, kiến trúc sư ở các trường CĐ và trường trung học về trường ĐH; cho phép người học chủ động về thời gian và bậc đào tạo; mở rộng sự liên kết đào tạo với các cơ sở nước ngoài; cử người đi học tập ở nước ngoài và mời chuyên gia nước ngoài trực tiếp đến Singapore đào tạo NNL. Có thể nói, những cải cách bước đầu trong hệ thống giáo dục đã đáp ứng một phần NNL lành nghề cho nền kinh tế (chỉ tính riêng 9 học viện dạy nghề đã cung cấp khoảng 4.000 công nhân lành nghề).

- Giai đoạn tái cấu trúc nền kinh tế từ 1970 - 1980. Đây là giai đoạn nền kinh tế của Singapore phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới: nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào nước ngoài; sự suy giảm nguồn lực LĐ; sự nổi lên của các nước láng giềng ở khu vực Đông Nam Á có lợi thế về LĐ giá rẻ... Rõ ràng, trong điều kiện như vậy, buộc Singapore phải thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế và phát triển những ngành sử dụng nhiều chất xám. Theo đó, chính sách giáo dục đã được điều chỉnh phù hợp hơn, cụ thể: thành lập Uỷ ban Giáo dục kỹ thuật và Đào tạo chuyên gia; sáp nhập một số trường ĐH; cải thiện chất lượng đào tạo ở bậc học; thành lập Quỹ Phát triển tài năng; mở rộng hệ thống các trường dạy nghề nhất là trường dạy nghề công nghiệp... nhằm hướng tới nâng cao trình độ và kỹ năng cho LLLĐ. Kết quả là tỷ lệ LĐ chân tay giảm từ 40,4% năm 1980 xuống 35,3% năm 1988, LĐ trí óc tăng 38,2% năm 1980 lên 40,9% năm 1988 [167;350].

- Giai đoạn phát triển công nghệ cao để hình thành nền KTTTh từ 1990 đến nay. Đây là giai đoạn Singapore phát triển mạnh các ngành kinh tế có hàm lượng tri thức cao. Vì vậy, yêu cầu đối với NNL không chỉ có kỹ năng nghề nghiệp, mà còn phải có tính sáng tạo, linh hoạt và có khả năng thích ứng với những thay đổi của công nghệ. Singapore đã tiến hành cải cách giáo dục một cách toàn diện với nhiều quyết sách lớn: đưa công nghệ vào giảng dạy ở tất cả các bậc học của hệ thống giáo dục; thay đổi nội dung, chương trình giảng dạy; cải cách hệ thống giáo dục phổ thông và dạy nghề; mở rộng các mô hình học nghề song song... Nhờ sự điều chỉnh chính sách

giáo dục kịp thời mà Singapore xây dựng được đội ngũ nhân lực đa dạng, có đẳng cấp quốc tế, đặc biệt là nhân lực CNTT.

Cũng như Singapore, Hàn Quốc nhờ xây dựng được chiến lược phát triển NNL phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế qua các thời kỳ.

- Thời kỳ từ sau chiến tranh đến giữa những năm 1970. Đây là giai đoạn Hàn Quốc bước vào thực hiện CNH. Trong những năm đầu CNH, Hàn Quốc chủ yếu tập trung vào các ngành như: dệt và đồ điện. Đặc điểm của những ngành này là sử dụng nhiều LĐ, không đòi hỏi nhiều về kỹ năng. Theo đó, ở giai đoạn này, Chính phủ Hàn Quốc đã mở rộng cơ hội tiếp nhận giáo dục tiểu học cho toàn dân và hướng tới hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trên toàn quốc, phát triển THCS, khuyến khích đào tạo nghề. Vì vậy, từ những năm 60 Hàn Quốc đã được xếp vào hàng các nước có chỉ số văn hoá thuộc loại cao nhất thế giới với 80% dân số biết chữ, gần 90% dân số trong độ tuổi tiểu học của Hàn Quốc đã hoàn thành chương trình tiểu học, năm 1970 tỷ lệ này là 100% [169;91].

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí sài gòn – thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w